Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856)...

Tài liệu (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856)

.PDF
35
230
100

Mô tả:

luận văn thạc sĩ: Thử nghiệm nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi cá Khoang Cổ đỏi mộtt tháng tổi (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856)
MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá cảnh nhất là nghề nuôi cá cảnh biển có những bước phát triển mạnh. Một đối tượng cá cảnh biển đang được quan tâm chú ý đối với nghề nuôi cá cảnh là cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus Brevoort 1856). Cá Khoang Cổ là loài cá luôn sống cộng sinh với Hải Quì. Chúng có mầu sắc tươi sáng và mang vẻ hài hước khi bơi nên chúng còn có tên thường gọi là Cá Hề. Nhờ sự đa dạng, phong phú về mầu sắc và khả năng thích nghi cao trong điều kiện nhân tạo, cá Khoang Cổ đã được nuôi làm cảnh khá phổ biến trong các khu du lịch giải trí cũng như ở các hộ gia đình. Bên cạnh những giá trị về thẩm mỹ giải trí, cá cảnh biển còn có giá trị khổng lồ về kinh tế. Theo ước tính doanh thu của cá cảnh trên toàn thế giới 25 tỷ USD/năm. Riêng cá cảnh biển, hàng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu con, doanh thu đạt hơn 200 triệu USD theo Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc (2006). Ở miền Trung nước ta có rất nhiều các đảo lớn nhỏ, là nơi tập trung nhiều loài cá san hô có giá trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường cá cảnh biển ngày càng được mở rộng cả trong nước và nước ngoài, cá rạn san hô đã bị khai thác một cách bừa bãi làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật biển. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta tuy có bước tiến đáng kể nhưng thực sự là chậm phát triển so với các nước trên thế giới. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản cần phải đa dạng hoá hình thức nuôi và đối tượng nuôi. Vì vậy việc phát triển nghề nuôi cá cảnh biển trở thành phổ biến để góp phần làm đa dạng hoá nghề nuôi. Vấn đề cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi các đối tượng cá cảnh biển, để cung cấp giống cho thị trường và khôi phục nguồn lơi tự nhiên là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ môn Dinh Dưỡng – Khoa Nuôi Trồng Thuỷ Sản – Trường Đại học Nha Trang và sự giúp đỡ của Phòng Công nghệ Nuôi trồng – Viện Hải Dương Học Nha Trang, tôi đã thực hiện đề tài “Thử nghiệm nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi cá Khoang Cổ Đỏ dưới một tháng tuổi (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856)” Mục tiêu của đề tài + Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái quan trọng (độ mặn, thức ăn) đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng trong ương nuôi cá Khoang Cổ Đỏ. + Mô tả quá trình phát triển của cá từ khi mới nở đến một tháng tuổi. Đề tài được thực hiện với những nội dung sau : 1. Quá trình biến thái ấu thể từ khi cá mới nở đến một tháng tuổi. 2. Thử nghiệm độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá giai đoạn 15 đến 30 ngày tuổi. 3. Thử nghiệm các loại thức ăn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng (chiều dài tổng số) và tỷ lệ sống của cá mới nở đến một tháng tuổi. Mục đích của đề tài + Góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Khoang Cổ Đỏ. + Nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ương dưới một tháng tuổi. Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô và các bạn trong lớp. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, điều kiện thí nghiệm còn khó khăn, thời gian còn ngắn nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Nha Trang, tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện Dương Văn Quý Bình CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Trong hệ thống phân loại Froese và Pauly (2000), cá Khoang Cổ Đỏ được xác định vị trí phân loại như sau: Nghành động vật có dây sống: Liên lớp có hàm: Lớp cá xương: Vertebrata Gnathostomata Osteichthyes Nhóm cá vây tia: Actinopterygii Bộ cá Vược: Perciformes Phân bộ cá Vược: Họ cá thia: Giống cá Khoang Cổ: Loài cá Khoang Cổ Đỏ: Percoidei Pomacentridae Amphiprion Amphiprion frenatus Brevoort, 1856 Tên tiếng anh: Tomato, Fire hoặc Bridled anemonefish Tên động vật:  Amphiprion frenatus Brevoort, Exp. Japan,Vol.2, 1856  Amphiprion macrostoma Chevey, Travaux Inst. Occanog. Indo-Chine, Mem.4, 1932.  Prochilus polylepsis Bleeker, Verh. Holl. Maatch.Wetenssch, No.3, Vol.2, 1877.  Amphiprion melanopus Scott (1959: 105)(Malayia)  Amphiprion polypepis Fowler và Bean (1928:9) (philippin),Okada và Ikeda (1837:89) (Ryukyus)  Amphiprion ephippium Smith (1960:319,pl. 33,fig.4) (Africa) 1.1. Một số đặc điểm của cá Khoang Cổ Đỏ 1.1.1. Đặc điểm hình thái Công thức các vây của cá:DIX-X,16-19,AII,12-14,VI,5,P16-19. Chiều dài thân, vẩy đường bên dao động từ 31-44. Hàng vẩy ngay từ gốc của vây lưng đến đường bên là 4-5 vảy. Từ đường bên đến gốc vây là 18-21 vảy. Răng hình tròn, số lượng khoảng từ 36-42 ở mỗi hàm theo kết quả nghiên cứu Hà Lê Thị Lộc (2005). Màu sắc: Toàn thân cá có màu đỏ cà chua sáng. Cá trưởng thành có một đường sọc trắng băng ngang qua xương nắp mang. Con cái thường đen ở hai bên thân. Phần miệng, bụng, ngực và các vây màu đỏ. Con đực toàn thân có màu đỏ giai đoạn còn non (kích cỡ nhỏ hơn 5 cm) trên cơ thể có hai sọc trắng trên thân: Một sọc ngang qua xương nắp mang, một sọc từ giữa góc vây lưng xuống khởi điểm vây hậu môn. Marliave (1985) cũng thấy có sự thay đổi máu sắc tương tự trên cá thể cá Khoang Cổ Đỏ giai đoạn con non và giai đoạn con trưởng thành. Kích thước: Thân hình bầu dục cao con đực thường có kích thước nhỏ hơn con cái. Kích thước cá thể lớn nhất khai thác được vùng biển Khánh Hoà là 125 mm, trọng lượng 56,14 g. 1.1.2. Đặc điểm phân bố Trên thế giới loài này phân bố ở vùng biển Indonesia, Malaysia, Thái Lan, phái nam Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, phía đông Châu Phi (Fautin và Allen,1992), ở Việt Nam phía vên biển miền Trung và vịnh Thái Lan (Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự 1995). Vùng biển Khánh Hoà chúng hiện diện với số lượng là 7% trong tổng số giống cá Khoang Cổ. 1.1.3. Một số đặc điểm sinh thái a) Đặc điểm môi trường sống Hầu hết các loài cá Khoang Cổ sống ở vùng ven bờ theo Myers (1991) ghi lại rằng loài Ạmphiprion sp sống ở độ sâu 1 đến 55 m, trong độ sâu này cá tập trung nhiều trong khoảng 4-10 m. Nhiệt độ ở vùng phân bố trong khoảng 26-28 0C, độ mặn dao động 32-35 ‰ đây là loài sống ở rạn San Hô cho nên chúng là những loài hẹp nhiệt, hẹp muối. Chất đáy ở vùng phân bố là san hô, đá, cát hoặc sỏi cát, nơi có các loài Hải Quỳ phân bố. b) Đặc điểm sống hội sinh với Hải Quì Theo kết quả nghiên cứu của Đào Tấn Hổ và cộng sự (2001) và Hà Lê Thị Lộc (2005) tại vùng biển Khánh Hoà gồm 8 loài Hải Quì Entacmaea quadricolor, Herterretus magrifica, Heteractic auractas, H. crispa, H. malu, Stichodactyla gigantea và Stichodactyla haddoni. Theo Hà Lê Thị Lộc (2005), Cá Khoang Cổ Đỏ ở ngoài tự nhiên sống hội sinh cùng với duy nhất một loài Hải Quì Entacmaea quadricolor nhưng trong hệ thống bể nuôi, ngoài loài Hải Quì trên cá Khoang cổ Đỏ còn có thể sống hội sinh với loài Hải Quì Heteractic malu. Tập tính thích nghi cá Khoang Cổ Đỏ với Hải Quì: Cá Khoang Cổ Đỏ thích nghi rất nhanh với sự xuất hiện của sinh vật hội sinh Hải quì. Cá hướng tới Hải Quì và bơi lượn xung quanh Hải Quì trong thời gian ngắn 10-15 phút và từ từ chạm dần cơ thể vào các xúc tu Hải Quì, trước tiên là phần vây bụng, sau đó là toàn bộ vây bụng, vây hậu môn các xúc tu của Hải Quì dính vào các vây cá rồi mới lỏng và nhả ra, dần dần cá bơi vào nằm trên thân của Hải Quì, lúc này các xúc tu không còn bám trên cơ thể cá. Khi được cho ăn cá thường tha vào Hải Quì như một nơi dự trữ thức ăn cho nó và Hải Quì cùng sử dụng nguồn thức ăn này. 1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng Sự sinh trưởng của cá Khoang Cổ Đỏ khác nhau tuỳ từng loài nhưng ngay những cá thể trong cùng loài cũng có sự khác biệt. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đã được ghi lại đối với giai đoạn cá còn non và tiền trưởng thành (Ochi,1986). Tại Eniwetok, Allen (1972) đã làm thí nghiệm thấy rằng trong một đàn cá nuôi, những cá lớn tăng trưởng nhanh hơn những cá nhỏ trong cùng một đàn do chúng cạnh tranh trức ăn mạnh mẽ hơn. Kích thước của vật hội sinh Hải Quì cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Khoang Cổ Đỏ, cá sống cùng với Hải Quì có kích thước lớn sẽ tăng trưởng nhanh hơn cá sống trong Hải Quì có kích thước nhỏ (Allen,1972). Đối với loài A. frenatus, kết quả thực nghiệm (Hà Lê Thị Lộc, 2005) cá con mới nở có chiều dài 4,6 mm sau 4 tháng tuổi đạt chiều dài trung bình 41,17 mm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng tháng là 9,25 mm/tháng, cá trưởng thành có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 1,29 mm/tháng. 1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng Cá Khoang Cổ Đỏ có miệng nhỏ và răng hàm nhỏ tròn, không có răng vòm miệng nhưng có răng ở thực quản, dạ dày nhỏ và tròn, có 3 manh tràng, thành dạ dày mỏng và có thể co giãn tăng dung tích chứa lên 3-4 lần khi có đầy thức ăn, ruột ngắn. Cấu trúc hệ tiêu hoá của loài cá thể hiện tính ăn động vật. Cá Khoang Cổ Đỏ A. frenatus là loài ăn tạp. Thành phần thức ăn chủ yếu là Copepoda với tỷ lệ thấp hơn 34,61% sau đó là trứng cá các loại (11,21%). Ngoài ra còn nhiều loại thức ăn khác được tìm thấy trong dạ dày như bọn hai mảnh vỏ (Bivalvia), Gastropoda, Nematoda, Isoepoda, Amphipoda, Cladocera, Mycidacea, trứng và phôi cá, thậm trí có cả trứng cá Khoang Cổ. Theo Allen (1972) cá cái đẻ trứng cá đực chăm sóc trứng và ăn những trứng không được thụ tinh hay bị thoái hoá. Theo Moe (1992) thì trong sinh sản cá nhân tạo thì cá bố mẹ sẽ ăn trứng cá của mình nếu người nuôi không cách ly chúng ra khỏi ổ trứng. Một số thức ăn được Allen (1972) tìm thấy trong dạ dày của cá Khoang Cổ Đỏ tại Eniwetok (Mỹ) như sau: Copepoda chiếm thành phần cao nhất 34,61%, Tunicada 9,97%, trứng cá 11,21%, Ostracosda 2,86%, Rong Enteromorpha 4,43%, tảo 1,97%, Bivalvia, Gastropoda , Isopoda đều chiếm 9.03%, Amphipoda 0,42%, Giun (Nematoda) 0,84%, đuôi cá 10,98%, còn lại các thành phần khác chiếm 23%. 1.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản a) Giới tính Đa số các loài cá xương đều là cá đơn tính giới tính được duy trì ổn định từ khi sinh ra cho đến khi chết. Tuy nhiên, cũng có một số loài cá giới tính của chúng thay đổi trong quá trình sống như cá Chẽm (Lates calcarifer). Những kết quả nghiên cứu của Garrett và Russell (1985) ở bắc Australia, Rusell (1987) ở miền trung và đông nam Australia đều xác nhận: Cá Khoang Cổ có sự thay đổi giới tính từ đực sang cái. Sự chuyển đổi giới tính thường xảy ra khi cá đực đạt khoảng 7 tuổi và chiều dài toàn thân khoảng 820 mm. Những nghiên cứu của Allen (1972) và Wootton (1995) ở cá Khoang Cổ cho thấy cá Khoang Cổ thuộc nhóm cá lưỡng tính với cá đực có trước. Điều này có nghĩa tất cả Cá Khoang Cổ đều là tính đực, đến một kích cỡ nào đó và gặp điều kiện thuận lợi một số sẽ chuyển sang cá cái. b) Tập tính sinh sản Những nghiên cứu trước đây cho rằng trong tự nhiên quá trình sinh sản của Cá Khoang Cổ được tiến hành hầu như quanh năm, thời gian tham gia sinh sản thường chịu ảnh hưởng của kỳ trăng tròn hàng tháng. Quá trình sinh sản diễn ra trước hoặc sau kỳ trăng tròn 6 ngày. Nghiên cứu của Hà Lê Thị Lộc (2005) cho thấy tập tính sinh sản của Cá Khoang Cổ Đỏ gồm các bước sau: − Chọn vị trí làm tổ trong khu vực cư trú, cá lựa chọn 1 vị trí trong khu vực đang cư trú để thực hiện quá trình sinh sản sau này. Chuẩn bị nơi cho đẻ: Cá dùng miệng và các vây dọn sạch sẽ rong rêu, vật bẩn bám trên giá thể được chọn làm tổ đẻ. − Ve vãn và kết cặp: Cá cái sẽ tìm các ve vãn con đực mà nó ưng ý bằng cách đến gần, rủ con đực vào cùng tổ. Nếu con đực chấp thuận nó sẽ có những biểu hiện như cùng lúc lắc đầu, cùng bơi lượn với nhau, và sau đó vào nơi cư trú cùng với con cái. − Sinh sản và thụ tinh: Khi chuẩn bị sinh sản con đực đứng cắn liên tục vào vị trí sẽ làm tổ, sau đó con cái đến và dùng miệng cắn vào nơi con đực đã chọn. Con cái thỉnh thoảng bơi vòng quanh ra ngoài quan sát, phòng địch hại. Những động tác này kéo dài trong khoảng gần 1 giờ trước khi sinh sản. − Chăm sóc trứng: Sau khi sinh sản cá đực thường xuyên ở trong tổ để chăm sóc và bảo vệ trứng. Chúng dùng miệng nhặt sạch những trứng bị ung do nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập và làm vệ sinh vật bẩn bám vào trứng, thỉnh thoảng cá dùng vây bụng và vây ngực quạt trứng để tăng ôxy cung cấp cho trứng. Cá cái ở ngoài để bảo vệ trứng. Càng gần ngày nở cá bố mẹ càng tăng cường quạt ôxy cho trứng để tránh trường hợp trứng bị thiếu ôxy cục bộ. Trong thời gian chăm sóc hầu như cá đực rất ít ăn. − Sau khi trứng nở cá đực và cá cái ăn mồi rất khoẻ để chuẩn bị cho đợt đẻ tiếp theo. c) Mùa vụ sinh sản Theo những nghiên cứu của các tác giả khác như Allen (1972), Ross (1978), Ochi (1985), Baileyse và cộng tác viên (1996) cho rằng các loài cá Khoang Cổ có khả năng sinh sản quanh năm nhưng thời điểm tham gia sinh sản thường bị chi phối bởi chu kỳ trăng và chu kỳ thuỷ triều. Theo nghiên cứu của Hà Lê Thị Lộc (2005), tỷ lệ phần trăm cá Khoang Cổ Đỏ tham gia sinh sản biến đổi theo tháng ở vùng biển Khánh Hoà (2001-2002). Trong tự nhiên cá Khoang Cổ Đỏ sinh sản quanh năm, nhưng đỉnh cao nhất vào tháng 3 và tháng 5 với các tỷ lệ tương ứng là 69,70% và 72,73%. d) Sự phát triển của tuyến sinh dục Các kết quả của Allen (1972), Brusle_Sicard và Reindoth (1990), Hahori (1991), Martin và Moe (1992), Todwin và Thomas (1993), Godwin (1994), Ochi (1989) đã chứng minh cá Khoang Cổ là loài lưỡng tính, với tính đực có trước và tính cái có sau. − Hình dạng buồng trứng: Buồng trứng cá Khoang Cổ Đỏ gồm có hai thuỳ thường không bằng nhau trong quá trình phát triển, một thuỳ lớn và một thuỳ nhỏ nằm hai bên xoang bụng và được treo vào vách xoang cơ thể nhờ màng treo buồng trứng, phần sau buồng trứng có ống dẫn trứng ngắn, hai ống trứng hợp lại thành một và thông với bên ngoài lỗ sinh dục. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh (2002), cho biết tuyến sinh dục của cá cái chia làm 6 giai đoạn :  Giai đoạn I: Hình dạng buồng tuyến sinh dục là sợi mảnh và trong suốt, noãn bào ở thời kỳ sinh trưởng và hình cầu. Đường kính tế bào trứng trung bình la 60,67 µm, nhân ở giữa có kích thuớc trung bình 34,20 µm.  Giai đoạn II: Giai đoạn tăng trưởng nguyên sinh chất có màu trắng, hình lụa mảnh nằm cuối ruột. Lúc này noãn bào có hình cầu dài và có kích thước 100-189 µm, nhân lệch về một cực và có kích thước 79,00 µm.  Giai đoạn III: Giai đoạn tăng trưởngvà tích luỹ noãn hoàng, có màu vàng nhạt, xuất hiện vùng phóng xạ bào nang 2 lớp, trong noãn bào có nhiều không bào và bắt đầu tích luỹ noãn hoàng. Noãn bào có hình con nhộng chiều dài trứng đạt kích thước 997,00 µm, chiều rộng khoảng 444,30 µm.  Giai đoạn IV: Thời kỳ tích luỹ chất dinh dưỡng, màu sắc của noãn bào. Kích thước tế bào trứng có chiều dài 1681,00 µm, chiều rộng 788,3 µm. Cuối giai đoạn này buồng trứng có kích thước cực đại.  Giai đoạn V: Giai đoạn cá đang đẻ, các noãn bào đã chín thoát khỏi bào nang và rời vào xoang noãn sào, từ đầu đến cuối giai đoạn thể tích buồng trứng giảm đi.  Giai đoạn VI: Giai đoạn cá sau khi đẻ, buồng trứng mềm nhão, trong buồng trứng còn sót lại một ít trứng đã chín nhưng không được đẻ ra và đang thoái hoá. e) Sức sinh sản Theo Allen (1972), số lượng trứng trung bình của cá Khoang Cổ trong một lần đẻ là 100-1000 trứng/cá thể cái; phụ thuộc vào kích thước và tuổi của cá. Đối với Amphiprion chrysopterus là 400 trứng. Khoảng cách mỗi lần đẻ là một tháng. Do đó ông đã ước tính số trứng loài cá này đẻ được một năm từ 3000-5000 trứng/năm. Theo Hà Lê Thị Lộc (2005) loài cá Khoang Cổ Đỏ (A. freratus) vùng biển Khánh Hoà có sức sinh sản thực tế trong mỗi đợt đẻ trung bình là 753 trứng/cá thể, dao động từ 441-991 trứng/cá thể. Mỗi tháng cá có thể đẻ từ 2-3 lần và kéo dài quanh năm trong điều kiện được chăm sóc tốt. Sức sinh sản tương đối trung bình là 6874 trứng/g trọng lượng thân. f) Một số dấu hiệu bệnh lý thường gặp Theo Hà Lê Thị Lộc (2005) một số dấu hiêu bệnh lý thường găp ở cá Khoang Cổ gồm: Vi khuẩn dạng sợi (Dinoflagelate), loài Amyloodinium ocellatum đã làm cho cá chết hàng loạt. Mẫu ký sinh đã thu được ở giai đoạn Trophonts trên mỗi sợi tơ mang của cá A. clarkii và A. frenatus phá huỷ các tơ mang làm mang phồng lên, thở gấp cá biếng ăn, bơi lội không bình thường, toàn thân trầy xước và cá chết sau 4-5 ngày. Bệnh phồng mắt, cá mới vận chuyển ngoài tự nhiên về nuôi thường mắc phải triệu chứng này hoặc khi nhiệt độ nước trong hệ thống nuôi vượt quá 32oC một mắt cá bị lồi hẳn lên, đôi khi cả hai mắt đều bị. Cá bị mất thăng bằng bơi kội không bình thường, không nhìn thấy được thức ăn. Nếu nhiệt độ nước hạ xuống, mắt cá lại trở lại như cũ và cá hoạt động lại bình thường. Theo Dieter (1989), hiện tượng này có thể do cá bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột theo chiều hướng bất lợi. 1.2. Nghiên cứu ương cá Khoang Cổ Đỏ 1.2.4. Đặc điểm hình thái của cá Khoang Cổ Đỏ con Theo Hà Lê Thị Lộc (2002) cá Khoang Cổ đỏ vừa mới nở chìm suống đáy rồi dần dần bơi lên mặt nước sau vài giờ. Toàn thân cá trong suốt hai mắt to màu đen có ánh bạc và phần bụng cũng trắng bạc. Miệng mở, có thể nhìn thấy rõ hậu môn, bụng không còn noãn hoàng. Cá 12 ngày tuổi, cơ thể bắt đầu phát triển theo chiều cao. Sắc tố đỏ bao phủ toàn bộ cơ thể. Trên thân có từ một đến hai sọc ngang trắng. Thân cá có màu hồng đỏ nhạt và có hình dáng của cá trưởng thành. Cá 24 ngày tuổi,cá bắt đầu xuất hiện vẩy ở hai bên thân nhưng chưa có các vòng tròn đồng tâm trên vẩy. Cá 60 ngày tuổi, cá có màu sắc đỏ cam rất đẹp, bơi lội theo đàn và phản xạ rất nhanh. Cá 120 ngày tuổi, sọc ngang trắng thứ hai trên thân cá hoàn toàn biến mất, chỉ còn một sọc ở xương nắp mang. Hình dạng và màu sắc cơ thể giống cá trưởng thành. 1.2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ trong quá trình ương nuôi a) Điều kiện môi trường trong ương nuôi cá Khoang Cổ + Nhiệt độ: Nhiệt độ được coi là yếu tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng nhất đến thuỷ sinh vật. Cá là động vật biết nhiệt nên ảnh hưởng của nhiệt độ càng lớn (Mai Đình Yên, 1979). Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tốc độ của hai quá trình hấp thụ thức ăn và trao đổi chất, do đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá. Theo Bùi Lai và cộng tác viên (1985) tồn tại một giới hạn nhiệt độ thấp nhất trên mức đó mới có sự sinh trưởng và một giới hạn cao nhất trên mức đó cá bị chết. trong khoảng giữa hai giới hạn đó có một giá trị nhiệt độ thích ứng với sự sinh trưởng tốt nhất của cá. Theo Kamler (1992), nhiệt độ không thích hợp là một trong những nguyên nhân chính gây chết cho cá bột. Một vài nhà nghiên cứu ở Thái Lan cho rằng sự thay đổi nhiệt độ thậm chí 1oC có thể gây sốc dẫn đến tử vong của cá ở giai đoạn con non. + Độ mặn: Độ mặn là yếu tố sinh thái có quan hệ mật thiết với đời sống của thuỷ sinh vật. Mỗi loài thuỷ sinh vật nói chung thường chỉ sống ở những giới hạn độ mặn thích hợp. Với cá Khoang Cổ là loài cá rạn san hô thích ứng thường xuyên với độ mặn cao và ổn định. Việc thay đổi độ mặn là một trong những yếu tố ảnh hưởng của cá Khoang Cổ bột và hương. Theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên (2005) cá Khoang Cổ Đỏ có thể sống được trong độ mặn từ 5- 40 ‰; cá phát triển tốt nhất ở độ mặn từ 30-40 ‰. Cần nghiên cứu thêm về độ mặn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng cũng như tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Đỏ giai đoạn từ 15 đến 30 ngày tuổi. Nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho cá phát triển và có tỷ lệ sống cao nhất. b) Thức ăn và phương pháp cho ăn Theo Kungvankij và cộng tác viên (1986), một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình sản xuất giống là chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các sinh vật làm thức ăn cho cá bột. Maneewong (1986), cho rằng thức ăn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chẽm bột và hương. Trong số những thức ăn song cung cấp cho cá bột ở giai đoạn sớm người ta không nhắc đến vi Tảo. Theo Reitan và cộng tác viên (1997), thì vi Tảo là thức ăn trực tiếp cho cá bột và là thức ăn cho Rotifer, Artermia. Kết quả thí nghiệm của Reitan (1997), cho thấy khi cho vi Tảo cùng với Rotifer vào bể ương ở giai đoạn sớm làm tăng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột so với khi chỉ cho một loại thức ăn là Rotifer được làm giầu bằng vi Tảo. Theo Reitan, cá biển ở giai đoạn cá bột có khả năng tiêu hoá vi Tảo. Vi Tảo được tiêu hoá có thể tác động đến quá trình đồng hoá hoặc góp phần vào việc hình thành men đường ruột ở giai đoạn cá con. Trong số các loại thức ăn thì Rotifer là thức ăn thích hợp nhất cho cá Chẽm bột ở giai đoạn sớm từ 3 đến 12 ngày tuổi. Tuy nhiên khi thiếu hụt Rotifer sống có thể thay thế bằng Rotifer đông lạnh trong 2 đến 3 ngày. Bên cạnh đó các nhà khoa học đang đầu tư nghiên cứu thức ăn công nghiệp nhằm thay thế thức ăn sống. Với cá Khoang Cổ Đỏ mặc dù đã cho sinh sản nhân tạo bước đầu thành công, xong các nghiên cứu về ương nuôi còn rất ít. Vì vậy việc nghiên cứu thử nghiệm các loại thức ăn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi. Nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp nhất cho sự phát triển và nâng cao tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Đỏ trong giai đoạn ương nuôi, góp phần hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo cá Khoang Cổ Đỏ. 1.3. Tình hình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Khoang Cổ 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, từ thập kỷ 80 đến nay một số nước đã cho sinh sản thành công các loại cá Khoang Cổ nhằm cung cấp con giống cho các hệ thống nuôi phục vụ du lịch, giải trí và cho việc phục hồi nguồn lợi tự nhiên. Một số nơi đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo cá Khoang Cổ trong hệ thống bể nuôi có vật hội sinh Hải Quì, nhưng một số nước đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo thành công mà không cần có sự hiện diện của Hải Qùi như: Tại Đức, Neugebauer (1969) đã cho sinh sản và ương nuôi ca con loài Amphiprion akallopisos và loài Amphiprion ephippium. Dung tích bể chứa 400 lít với sự hiện diện của Hải Quì Stichodactyla giganteum. Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo đã kích thích sự tăng trưởng của rong Caulerpa trong hệ thống nuôi dùng làm thức ăn cho Amphiprion sp. Nhiệt độ nước từ 24-26 oC. Trong 6 tháng, một cặp cá Amphiprion akallopisos sinh sản 14 lần và cặp A. ephippium sinh dược 10 lần. Cá con được nuôi bằng nguyên sinh động vật có tiêm mao Euplotes và Tảo xanh lục (Fautin & Allen, 1992). Đến năm 1985, hệ thống Aquarium tại Berlin cũng đã thành công cho sinh sản thêm ba loài Amphiprion clarkia, A. frenatus và A. ocellaris (Kaier, 1988) mà không có mặt Hải Quì trong hệ thống nuôi. Một số nhà khoa học người Đức khác cũng đã cho sinh sản 6 loài cá Khoang Cổ và đã ương nuôi đàn cá con đạt kích thước lơn nhưng chưa cho sinh sản được đàn cá nuôi này. Nhà khoa học người Pháp, Garnaud cũng đã thành xông cho sinh sản nhân tạo loài Amphiprion ocellaris mà không cần có sự hiện diện của Hải Quì. Ông đặt một lọ hoa nhỏ ở đáy bể và cá đã đẻ trứng lên mặt trong của lọ hoa này. Tương tự Alayse (1983) cũng đã nuôi ấu trùng cá A. ocellaris bằng Rotifer (Brachionus plicatilis) và nauplius của Artermia. Chất dinh dưỡng của Rotifer được nâng lên bằng cách bổ sung thức ăn khô vào bể nuôi. Phương pháp này đã cải thiện được tỷ lệ sống của ấu trùng từ 5% lên 40% sau 30 ngày nuôi. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. Ở nước ta, trước đây chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo nhóm cá này. Từ năm 2000-2001, phòng Công Nghệ Sinh Học Nuôi Trồng thuộc Viện Hải Dương Học Nha Trang thực hiện đề tài cấp Trung Tâm: “Cơ sở sinh thái và sinh học nhằm phục vụ cho việc sinh sản nhân tạo cá Khoang Cổ (Amphiprion sp), ở vùng biển Khánh Hoà”. Bước đầu cho sinh sản loài cá Khoang Cổ Đỏ ( Amphiprion frenatus), cung cấp được hơn 2000 con giống có kích cỡ 3-4 cm. Sau khi đề tài kết thúc và nghiệm thu, đề tài tiếp tục được nghiên cứu bổ sung số liệu, kết quả đã thu được hơn 6000 con, tỷ lệ sống của đàn cá 1 tháng tuổi tăng dần ở những đợt đẻ tiếp theo. Cá con 2 tháng tuổi được xuất khẩu sang các nước châu Âu, mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển nghề sản xuất giống cá cảnh biển ở miền Trung Việt Nam. Theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên (2005), thu được kết quả: trứng cá Khoang Cổ Đỏ thuộc loại trứng dính, có hình dạng giống như quả bom. Trứng cá đẻ ra bám trên giá thể và có màu đỏ tươi của khối noãn hoàng. Chiều dài trung bình của trứng 2,68 ± 0,37 mm. Ở nhiệt độ 27±1 oC quá trình phát triển phôi diễn ra như sau: Trứng cá sau khi đẻ khoảng 30 phút thì thụ tinh, sau 4 giờ phân cắt được 8 tế bào, sau 22 giờ đến giai đoạn phôi vị, sau 27 giờ xuất hiện phôi thể, sau 40 giờ tim phôi phát triển rõ và đập với tốc độ là 78 lần/phút và bắt đầu nhìn thấy được mống mắt. Ngày thứ 5 vây ngực bắt đầu xuất hiện, phân biệt được các nếp gấp của vây lưng và vây bụng. Ngày thứ 8, mang xuất hiện, miệng phân biệt rõ, có thể nhìn thấy hậu môn. Ngày thứ 10, noãn hoàng đã được tiêu thụ hết, miệng phôi mở và cá con ăn ngay sau khi nở. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nguồn cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus) dùng trong thí nghiệm được lấy từ nguồn cá bố mẹ cho sinh sản nhân tạo trong hệ thống bể kính. - Địa điểm và thời gian ngiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: Tại trại thí nghiệm ngiên cứu sản xuất giống nhân tạo Phòng Công Nghệ Nuôi Trồng – Viện Hải Dương Học Nha Trang. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 30/07/07 đến ngày 10/11/07 2.2. Nội dung nghiên cứu Nguồn cá giống Bể thí nghiệm Thí nghiệm 4 loại thức ăn Thí nghiệm độ mặn 10, 20, 30, 40, 35 ‰ Quan sát biến thái -Xác định tốc độ tăng trưởng chiều dài. -Xác định tỷ lệ sống. Xác định tỷ lệ sống cá từ 15-30 ngày tuổi. Mô tả quá trình phát triển: mầu sắc, kích thước, hình dạng. Kết luận Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung đề tài 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nguồn nước Nước được bơm trực tiếp từ biển, đưa vào bể lắng rồi qua hệ thống lọc cát, sau đó vào bể xử lý chlorine với nồng độ 25 ppm, sục khí liên tục và phơi nắng. Sau 3 ngày kiểm tra dư lượng chlorine, nếu còn thì trung hòa bằng Thiosulphat. Sau đó bơm vào bể chứa trong trại để cho nhiệt độ nước không chênh lệch với các bể nuôi. Nước biển Bể lắng Bể xử lý Bể nuôi Bể chứa Hình2.2 Sơ đồ xử lý nguồn nước thí nghiệm 2.3.2. Xác định các yếu tố môi trường  Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác 1 oC  Độ mặn: Đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1 ‰  pH : Đo bằng test thử pH (so mầu), độ chính xác 0.3 2.3.3. Phương pháp xác định mật độ Tảo, Luân trùng và Artemia  Xác định mật độ Tảo bằng buồng đếm thực vật nổi và kính hiển vi  Xác định mật độ Luân trùng và Artemia trong bể thí nghiệm. 2.4. Bố trí thí nghiệm 2.4.1. Theo dõi qua trình biến thái âu thể cá Khoang Cổ Đỏ từ 1 đến 30 ngày tuổi. Theo dõi sự phát triển của cá hàng ngày, đo chiều dài toàn thân, chiều cao, cân trọng lương của cá từ ngày tuổi thứ nhất cho đến ngày tuổi thứ 30 thu mẫu 2 ngày một lần. Số lượng mỗi lần thu là 5 cá thể. Quan sát sự biến thái về hình dạng, kích thước, mầu sắc và tập tính sống của cá con kèm chụp hình minh họa. Cá lấy mẫu được nuôi trong bể 100 lít và chế độ chăm sóc quản lý theo qui trình của trại nuôi. 2.4.2. Thử nghiệm các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài toàn thân và tỉ lệ sống của cá (từ 1 đến 30 ngày tuổi)  Dùng bể có thể tích 10 lít (7 lít nước)  Mật độ cá là 40 con/ bể  Bố trí thí nghiệm với 4 loại thức ăn Nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nước đủ tiêu chuẩn thí nghiệm Cá Khoang Cổ Đỏ 1 ngày tuổi sức khoẻ tốt Chuẩn bị thí nghiệm và cho cá thích nghi với điều kiện thí nghiệm Bố trí các loại thức ăn Tảo tươi Luân trùng Artemia Tảo tươi Luân trùng Thức ăn tổng hợp Tảo tươi Artemia Sau 30 ngày xác định: - Tốc độ tăng trưởng chiều dài - Tỷ lệ sống Thức ăn thích hợp Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thức ăn Tảo khô Artemia 2.4.3. Thử nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá từ 15 đến 30 ngày tuổi.  Dùng lọ nhựa thể tích 5 lít (4 lít nước)  Mật độ cá thả 10 con/lọ.  Pha các độ mặn thấp bằng cách pha nước biển với và nước máy theo các thang độ mặn.  Thí nghiệm ở 4 thang độ mặn: 10 ‰, 20 ‰, 30 ‰, 40 ‰, nước biển (35 ‰).  Thức ăn là Artemia (mật độ 5-7 con/ml).  Hàng ngày si phông thay 20 – 30% nước, đo yếu tố môi trường, duy trì độ mặn ổn định trong các lô thí nghiệm. Nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá Khoang Cổ Đỏ 15 ngày tuổi sức khỏe tốt. Nước đủ điều kiện thí nghiệm Chuẩn bị thí nghiệm, cho cá thích nghi trong 24h Thí nghiệm độ mặn (‰) 10 20 30 40 Xác định tỷ lệ sống Độ mặn thích hợp cho cá giai đoạn từ 15 đến 30 ngày tuổi Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm độ mặn 35 2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 2.5.1. Một số công thức tính toán - Giá trị trung bình: 1 X = n Trong đó: n ∑ X : Giá trị trung bình Xi: Giá trị thứ i của biến n: Số mẫu lấy thí nghiệm Xi i =1 - Tính độ lệch chuẩn: 1 n ∑ ( Xi − X ) n i =1 s= 2 - Tỷ lệ sống: Trong đó: Trong đó A X%= × 100 % B S: Độ lệch chuẩn Xi: Giá trị thứ i của biến n: Số mẫu lấy thí nghiệm X : Giá trị trung bình A: Số cá còn lại B: Tổng số cá ban đầu - Công thức pha độ mặn: Trong đó: C1 C2 V1 V2 = (C 1 − C 0 ) (C 2 − C 0 ) V1: thể tích nước có nồng độ muối cao V2: thể tích nước có nồng độ muối thấp C0 C1: nồng độ muối cao C2: nồng độ muối thấp C2 – C0 C1 – C0 C0: nồng độ muối cần pha 2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu + Xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học dùng phần mềm Microsoft Excel 97, phân tích ANOVA – single Factor với độ tin cậy 95% (kết quả được biểu hiện ở dạng đồ thị và bảng). CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quá trình biến thái ấu thể từ khi cá mới nở đến một tháng tuổi Trứng cá Khoang Cổ Đỏ qua 10 ngày phát triển phôi thì nở ra cá con. Cá con mới nở chìm xuống đáy, sau vài giờ bơi lên mặt nước. Toàn thân cá màu trong suốt, hai mắt to màu đen, thân có màu ánh bạc. Quá trình phát triển từ khi mới nở đến một tháng tuổi có những biến đổi về hình dạng, màu sắc và chiều dài cơ thể như sau. Hình 3.1 Cá Khoang Cổ Đỏ từ 1 đến 5 ngày tuổi. Cá 1 ngày tuổi có chiều dài toàn thân 4,05 ± 0,12 mm. Cá có tập tính hướng quang, tập trung lên gần mặt nước, lúc này cá bơi chậm và yếu ớt. Mầm sắc tố xuất hiện ở phần trán, xương nắp mang và lác đác ở 2 bên thân, mầm sắc tố ở dạng chấm đen. Xương cột sống ở dạng thẳng ở phần cuối cơ thể (hình 3.2), các vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn ở dạng màng vây. Hình 3.2 Đuôi cá 1 ngày tuổi. Cá 2 ngày tuổi có chiều dài toàn thân là 4,56 ± 0,14 mm,cơ thể phát triển mạnh về chiều dài. Sắc tố đen phát triển mạnh bao phủ hết phần trán và gần hết phần đuôi, tế bào sắc tố phát triển thành tia dài ra. Xương cột sống bắt đầu cong lên để hình thành chạc đuôi. Hình 3.3 Đuôi cá 2 ngày tuổi. Cá 3 ngày tuổi có chiều dài là 4,62 ± 0,17 mm, cơ thể cá bắt đầu phát triển chiều rộng, sắc tố đen đã phát triển hết phần đuôi. Xương cột sống cong hẳn lên hình thành chạc đuôi. Các vây đuôi, vây lưng, vây hậu môn xuất hiện các tia vây mền. Cá 4 ngày tuổi có chiều dài 5,87 ± 0,21 mm, màu đen đã bao phủ toàn bộ cơ thể. Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn đã xuất hiên tia vây cứng. Đuôi cá đã có hình dạng giống cá trưởng thành. Hình 3.4 Đuôi cá 4 ngày tuổi. Cá 5 ngày tuổi có chiều dài 6,45 ± 0,12 mm, vây bụng đã xuất hiện, các vây đuôi, vây lưng, vây hậu môn đã hình thành đầy đủ. Nhìn thấy dấu vết của đường bên xuất hiện. Cá giảm tập tính hướng quang.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất