Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Agathachristie tuyentap

.PDF
3720
599
134

Mô tả:

AgathaChristie
Contents 1. Về tác giả Agatha Christie ........................................................................................ 2 2. Án Mạng Ðêm Cuối Năm ......................................................................................... 8 3. Ba điều bí ẩn ........................................................................................................... 12 4. Bí Mật Chiếc Bình Xanh ....................................................................................... 115 5. Bộ Tứ.................................................................................................................... 128 6. Cây Bách Buồn ..................................................................................................... 220 7. Chết Trong Đêm Noel ........................................................................................... 361 8. Chiếc Cốc Bằng Vàng ........................................................................................... 480 9. Chuyến Tàu 16 Giờ 50 .......................................................................................... 495 10. Cô Gái Thứ Ba ...................................................................................................... 593 11. Cú Vọ và Đàn Bồ Câu .......................................................................................... 721 12. 5 giờ 25 phút ......................................................................................................... 821 13. Bức họa chết người ............................................................................................... 932 14. Chiếc rương oan nghiệt ....................................................................................... 1069 15. Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông............................................. 1076 16. Dao kề gáy .......................................................................................................... 1188 17. Hãng Thám tử tư ................................................................................................. 1307 18. Hẹn với tử thần ................................................................................................... 1373 19. Mất tích .............................................................................................................. 1505 20. Một nắm lúa mạch .............................................................................................. 1511 21. Một, Ha, Ba Những cái chết bí ẩn ....................................................................... 1568 22. Mười người da đen nhỏ ....................................................................................... 1689 1/3720 23. Ngày hội quả bí................................................................................................... 1817 24. Người đàn ông bí ẩn ........................................................................................... 1896 25. Người phá tổ ong ................................................................................................ 1977 26. Những chiếc đồng hồ treo tường ......................................................................... 1980 27. Những quân bài trên mặt bàn .............................................................................. 2073 28. Nợ tình................................................................................................................ 2190 29. Nữ thần báo oán .................................................................................................. 2267 30. Oan trái ............................................................................................................... 2342 31. Rượu độc long lánh ............................................................................................. 2474 32. Sau tang lễ .......................................................................................................... 2607 33. Sự thật đằng sau cái chết ..................................................................................... 2718 34. Tại sao không là Evan ......................................................................................... 2724 35. Tận cùng là cái chết ............................................................................................ 2807 36. Thảm kịch ở Styles ............................................................................................. 2935 37. Thám tử rời sân khấu .......................................................................................... 3061 38. Tình yêu phù thủy ............................................................................................... 3153 39. Thám tử Hercule Poirot (tập truyện ngắn) .......................................................... 3254 Sự Biến Mất Của Ông Davenheim ............................................................... 3255 Thừa Một Chứng Tích Phạm Tội .................................................................. 3264 Tổ Ong Vò Vẽ .............................................................................................. 3270 Một Vụ Vu Khống ........................................................................................ 3276 Đàn Cừu Của Andersen ................................................................................ 3286 Một Chuyện Tình ......................................................................................... 3297 Một Vụ Tống Tiền........................................................................................ 3307 Bức Họa Của Rubens ................................................................................... 3318 Bí Mật Của Ngôi Nhà Nghỉ Mát Ở Nông Thôn ............................................ 3325 Việc Tìm Kiếm Bản Di Chúc Của Ông Marsh.............................................. 3333 Tấn Thảm Kịch Ở Trang Viên Mardson ....................................................... 3338 Vụ Mất Cắp Một Triệu Dollars Bằng Trái Phiếu .......................................... 3347 Vụ Ngài Thủ Tướng Nước Anh Bị Bắt Cóc.................................................. 3353 Vụ Giết Người Trong Khách Sạn ................................................................. 3366 Một Vụ Trả Thù ........................................................................................... 3372 Kẻ Buôn Bán Ma Túy................................................................................... 3387 Chiếc Cốc Bằng Vàng .................................................................................. 3397 Xuống Địa Ngục........................................................................................... 3404 40. Vì Sao Ông Ackroyd Chết .................................................................................. 3417 41. Vụ giết người trên sân golf ................................................................................. 3474 42. Vụ án mạng ở vùng Mesopotamie....................................................................... 3603 43. Xâu chuỗi ngọc trai ............................................................................................. 3715 1. Về tác giả Agatha Christie 2/3720 Sinh: 15 tháng 9 năm 1890, Torquay, Devon, Anh Mất: 12 tháng 1 năm 1976 (85 tuổi), Cholsey, Oxfordshire, Anh Công việc: Nhà văn Thể loại: Trinh thám Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (15 tháng 9 năm 1890 - 12 tháng 1 năm 1976), thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha Christie và 66 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này. Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ[1]. Một ví dụ cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile Zola chỉ là 22 triệu bản. Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2007) với trên 20.000 buổi diễn. Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Murder on the Orient Express, Death on the Nile, 4.50 From PaĐington, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử. Tiểu sử 3/3720 Agatha Christie có tên khai sinh là Agatha Mary Clarissa Miller sinh ngày 15 tháng 9 năm 1890 tại Torquay, Devon, bà có cha là người Mỹ và mẹ là người Anh, tuy vậy chưa bao giờ Christie có hoặc tuyên bố là có quốc tịch Hoa Kỳ. Cha bà là ông Frederick Miller, một nhà giao dịch chứng khoán người giàu có, còn mẹ, bà Clara Bohemer có dòng dõi quý tộc Anh. Christie có một người chị, Margaret Frary Miller (1879-1950) và một người anh Louis Montant Miller (1880-1929). Bố của Agatha Christie mất khi bà còn rất nhỏ, bà Clara là người đã khuyến khích Christie viết từ khi còn bé. Lên 16 tuổi, Christie sang Paris để học hát và piano. Bà có cuộc hôn nhân đầu tiên không hạnh phúc với đại tá Archibald Christie, một phi công của Không quân hoàng gia Anh. Hai người cưới nhau năm 1914, có một con gái, Rosalind Hicks, và ly dị năm 1928. Trong Thế chiến thứ nhất bà làm việc tại bệnh viện và sau đó là tiệm thuốc, công việc này đã ảnh hưởng tới những sáng tác của bà sau này khi rất nhiều vụ giết người trong các tác phẩm của Christie được thực hiện bằng thuốc độc như thạch tín, ricin và thallium. Ngày 8 tháng 12 năm 1926, khi đang sống ở Sunningdale, Berkshire, bà đột nhiên biến mất 10 ngày khiến dư luận xôn xao. Cuối cùng bà được tìm thấy khi đang ở khách sạn Swan Hydro vùng Harrogate dưới tên của người phụ nữ đã ngoại tình với chồng bà trước đó. Agatha Christie nói rằng bà bị mắc chứng đãng trí vì suy sụp sau cái chết của mẹ bà và sự phản bội của người chồng. Năm 1930, Christie kết hôn với nhà khảo cổ Max Mallowan trẻ hơn bà 14 tuổi. Agatha Christie mất ngày 12 tháng 1 năm 1976 ở tuổi 85, tại Wallingford, Oxfordshire. Đứa con duy nhất của bà, Rosalind Hicks, mất ngày 28 tháng 10 năm 2004 cũng ở tuổi 85, và hiện cháu trai bà, Mathew Prichard đang giữ bản quyền tất cả tác phẩm của bà ngoại. Hercule Poirot và Bà Marple Nơi Agatha Christie đã viết Murder on the Orient Express Tiểu thuyết đầu tiên của Agatha Christie, The Mysterious Affair at Styles được xuất bản năm 1920 và lần đầu tiên giới thiệu cho độc giả nhân vật thám tử nổi tiếng Hercule Poirot, người sẽ xuất hiện trong 30 tiểu thuyết và 50 truyện ngắn khác của Christie. Nhân vật thám tử nổi tiếng nữa của Christie là Bà Marple (Miss Marple) xuất hiện lần đầu trong The Murder at the Vicarage xuất bản năm 1930. Trong Thế chiến thứ hai, Christie viết hai tiểu thuyết Curtain và Sleeping Murder, bà dự định đó sẽ là những vụ án cuối cùng của hai thám tử Hercule Poirot và Bà Marple. Hai tác phẩm này được giữ trong nhà băng hơn 30 năm và chỉ được phát hành vào cuối đời của tác giả, khi Christie nhận ra rằng mình không thể viết thêm tiểu thuyết nào nữa. 4/3720 Cũng giống Arthur Conan Doyle, Christie đã từng trở nên chán ngán với những nhân vật thám tử của mình. Vào cuối thập niên 1930, Christie đã viết trong nhật ký rằng bà nhận thấy Poirot là "không thể chịu đựng nổi", tuy nhiên khác với Doyle, Agatha Christie đã chống lại được cảm giác muốn kết liễu nhân vật thám tử của mình khi anh ta vẫn còn đang nổi tiếng. Bà coi mình là một người làm nghề giải trí mà công việc là sáng tạo ra những thứ công chúng ưa thích, và thứ mà công chúng ưa thích lại chính là nhân vật thám tử Poirot. Trái ngược với Poirot, Christie rất yêu thích nhân vật Bà Marple. Đáng ngạc nhiên là số tiểu thuyết có xuất hiện Bà Marple lại chưa bằng một nửa số tiểu thuyết có xuất hiện ông thám tử người Bỉ Poirot. Poirot là nhân vật hư cấu duy nhất cho đến nay được đăng cáo phó trên tờ New York Times sau khi tiểu thuyết Curtain xuất bản năm 1975 trong đó Poirot bị bà Christie "giết chết". Tiếp nối thành công của Curtain, Christie cho xuất bản tiểu thuyết Sleeping Murder vào năm 1976, nhưng bà lại chết trước khi tác phẩm của mình được phát hành. Điều này giải thích một số mâu thuẫn của tác phẩm này với loạt truyện về Bà Marple, có lẽ Christie không còn thời gian để xem lại bản thảo trước khi bà qua đời. Miss Marple được "đối xử" tốt hơn viên thanh tra Piorot khi bà vẫn sống sau khi giải quyết xong vụ án của Sleeping Murder. Tác phẩm Tiểu thuyết Năm xuất bản Tên Thám tử 1920 The Mysterious Affair at Styles Hercule Poirot 1922 The Secret Adversary Tommy và Tuppence 1923 Murder on the Links Hercule Poirot 1924 The Man in the Brown Suit Anne BeĐingfeld 1925 The Secret of Chimneys Chánh thanh tra Battle 1926 The Murder of Roger Ackroyd Hercule Poirot 1927 The Big Four Hercule Poirot 1928 The Mystery of the Blue Train Hercule Poirot 1929 The Seven Dials Mystery Chánh thanh tra Battle 1930 The Murder at the Vicarage Bà Marple 1931 The Sittaford Mystery 1932 Peril at End HouseHercule Poirot 1933 Lord Edgware Dies Hercule Poirot 1934 Murder on the Orient Express Hercule Poirot 1934 Why Didn't They Ask Evans? 1935 Three Act Tragedy Hercule Poirot 1935 Death in the Clouds Hercule Poirot 1936 The A.B.C. Murders Hercule Poirot 1936 Murder in Mesopotamia Hercule Poirot 1936 Cards on the TableHercule Poirot 1937 Death on the Nile Hercule Poirot 1937 Dumb Witness Hercule Poirot 1938 Appointment with Death Hercule Poirot 5/3720 1938 Hercule Poirot's Christmas Hercule Poirot 1939 And Then There Were None 1939 Murder is Easy Chánh thanh tra Battle 1940 Sad Cypress Hercule Poirot 1940 One, Two, Buckle My Shoe Hercule Poirot 1941 Evil Under the Sun Hercule Poirot 1941 N or M? Tommy và Tuppence 1942 The Body in the Library Bà Marple 1942 Five Little Pigs Hercule Poirot 1942 The Moving Finger Bà Marple 1944 Towards Zero Chánh thanh tra Battle 1944 Death Comes as the End 1945 Sparkling Cyanide Đại tá Race 1946 The Hollow Hercule Poirot 1948 Taken at the Flood Hercule Poirot 1949 Crooked House Charles Hayward 1950 A Murder is Announced Bà Marple 1951 They Came to Baghdad 1952 Mrs McGinty's Dead Hercule Poirot 1952 They Do It with Mirrors Bà Marple 1953 A Pocket Full of Rye Bà Marple 1953 After the Funeral Hercule Poirot 1954 Destination Unknown 1955 Hickory Dickory Dock Hercule Poirot 1956 Dead Man's Folly Hercule Poirot 1957 4.50 From PaĐington Bà Marple 1958 Ordeal by Innocence 1959 Cat Among the Pigeons Hercule Poirot 1961 The Pale Horse Thanh tra Lejeune 1962 The Mirror Crack'd from Side to Side Bà Marple 1963 The Clocks Hercule Poirot 1964 A Caribbean Mystery Bà Marple 1965 At Bertram's Hotel Bà Marple 1966 Third Girl Hercule Poirot 1967 Endless Night 1968 By the Pricking of My Thumbs Tommy và Tuppence 1969 Hallowe'en Party Hercule Poirot 1970 Passenger to Frankfurt 1971 Nemesis Bà Marple 1972 Elephants Can Remember Hercule Poirot 1973 Postern of Fate Tiểu thuyết cuối cùng của Christie Tommy và Tuppence 1975 Curtain Vụ án cuối cùng của PoirotHercule Poirot 6/3720 1976 Sleeping Murder Vụ án cuối cùng của Bà Marple Bà Marple Tập truyện ngắn 1924, Poirot Investigates (11 truyện ngắn) 1929, Partners in Crime (15 truyện ngắn; về thám tử Tommy và Tuppence) 1930, The Mysterious Mr. Quin (12 truyện ngắn; giới thiệu Sir Harley Quin) 1933, The Hound of Death (12 truyện ngắn) 1933, The Thirteen Problems (13 truyện ngắn; về Bà Marple, còn có tên The Tuesday Club Murders) 1934, Parker Pyne Investigates (12 truyện ngắn; giới thiệu Parker Pyne và Ariadne Oliver, còn có tên Mr. Parker Pyne, Detective) 1934, The Listerdale mystery (12 truyện ngắn) 1937, Murder in the Mews (4 truyện ngắn; về Hercule Poirot, còn có tên Dead Man's Mirror) 1939, Regatta Mystery and Other Stories (9 truyện ngắn) 1947, The Labours of Hercules (12 truyện ngắn; về Hercule Poirot) 1948, The Witness for the Prosecution and Other Stories (11 truyện ngắn) 1950, Three Blind Mice and Other Stories (9 truyện ngắn) 1951, The Under Dog and Other Stories (9 truyện ngắn) 1960, The Adventure of the Christmas PuĐing (6 truyện ngắn) 1961, Double Sin and Other Stories (8 truyện ngắn) 1971, The Golden Ball and Other Stories (15 truyện ngắn) 1974, Poirot's Early Cases (18 truyện ngắn) 1979, Miss Marple's Final Cases and Two Other Stories (8 truyện ngắn) 1991, Problem at Pollensa Bay and Other Stories (8 truyện ngắn) 1997, The Harlequin Tea Set (9 truyện ngắn) 1997, While the Light Lasts and Other Stories (9 truyện ngắn) 1997, Death is not the Worst Thing (12 truyện ngắn) Viết bằng bút danh Mary Westmacott 1930, Giant's Bread 1934, Unfinished Portrait 1944, Absent in the Spring 1948, The Rose and the Yew Tree 1952, A Daughter's a Daughter 1956, The Burden Kịch 1928, Alibi 1930, Black Coffee 1936, Love from a Stranger 1937, A Daughter's a Daughter (chưa bao giờ diễn) 1940, Peril at End House 1943, Ten Little Indians 1945, Appointment with Death 1946, Murder on the Nile 7/3720 1949, Murder at the Vicarage 1951, The Hollow 1952, The Mousetrap 1953, Witness for the Prosecution 1954, Spider's Web 1956, Towards Zero 1958, Verdict 1958, The Unexpected Guest 1960, Go Back for Murder 1962, Rule of Three 1972, FiĐler's Three 1973, Aknaton (viết năm 1937) 1977, A Murder is Announced 1981, Cards on the Table 1992, Problem at Pollensa Bay 1993, Murder is Easy 2005, And Then There Were None Kịch truyền thanh 1937, Yellow Iris 1947, Three Blind Mice 1948, Butter In a Lordly Dish 1960, Personal Call Kịch truyền hình 1937, Wasp's Nest Tác phẩm khác 1946, "Come Tell Me How You Live" 1977, "Agatha Christie: An Autobiography" 2. Án Mạng Ðêm Cuối Năm Luật sư Mayher chăm chú quan sát chàng trai ngồi trước mặt ông, con người bị buộc tội giết người có dự mưu. - Voler, tôi thiết nghĩ, anh nên thành thật khai báo, tôi mới có thể bào chữa cho anh được. - Biết nói thế nào nhỉ. Tôi không thể bị buộc một tội mà tôi không hề làm. Tôi vô tội, tôi vô tội. Ông phải hiểu điều đó. - Vâng. Tôi đang cố gắng lo cho anh được tự dọ Nhưng mọi bằng cớ đều chống lại anh. Không phải cứ la lên là mình sẽ vô tội. - Tôi xin thề trước Thượng đế là tôi bị nghi oan. Tôi đã rơi vào một cái lưới không thể thoát ra được. - Anh đừng thề mà hãy nói rõ cho tôi nghe, anh quen bà Fren trong trường hợp nào? - Hôm đó, bà Fren suýt bị xe buýt tông, nên hoảng hồn đánh rơi đồ đạc tung toé ra đường. Tôi có mặt ở đó nên đã nhặt giùm cho bà ấy. Sau đó, tôi gặp lại bà trong một bữa tiệc tại nhà người bạn. Bà nhận ra tôi, nói chuyện với tôi rất thân mật, và khi ra về, 8/3720 bà yêu cầu tôi ghé thăm bà. Bạn tôi nói bà là một cô gái già rất giàu có, sống một mình với chị người làm và tám con mèo. - Anh đang túng thiếu, lại làm quen với một bà già giàu sụ và cố tình kéo dài sự liên hệ thân mật. Nếu chúng ta chứng tỏ rằng anh không hề biết bà Fren giàu và anh chỉ đến thăm vì xã giao... Mặt Voler tái đi: - Havey, bạn tôi đã nói vụ bà Fren giàu trước mặt tôi và rất nhiều người, một vài người còn chế giễu tôi là chuột sa hũ nếp nữa chứ. - Như vậy thì tôi phải giải thích sao khi một người trẻ tuổi đẹp trai như anh lại mất thì giờ cho một bà đã luống tuổi có tính khí khác thường. - Thú thật với ông, sau lần viếng thăm đầu tiên, bà đã khẩn khoản mời tôi đến nữa. Bà than rằng bà cô đơn quá, nên xem tôi như con. Bà tử tế, nuông chiều tôi, do đó, tôi thực sự cảm mến bà như một người mẹ. - Đến lúc nào thì bà ấy yêu cầu anh trông nom sổ sách cho bà? - Sau bốn, năm lần viếng thăm. Bà ấy tính toán kém trong việc hùn hạp làm ăn. - Vậy mà chị hầu phòng Jannette quả quyết rằng bà chủ của chị rất thạo việc. Đấy cũng là ý kiến của các ngân hàng có tài khoản của bà ấy. - Họ nói sao ấy chứ trước mặt tôi, bà ấy tỏ ra rất vụng về. Luật sư Mayher nhìn Voler. Ông tin vào sự vô tội của chàng thanh niên. Voler đã nói thật. Tâm lý các cô gái già là thường giả bộ ngây thơ để nhận ở những người đàn ông sự giúp đỡ. Và Voler đã đáp ứng được điều đó. Tằng hắng, ông hỏi: - Có bao giờ anh lợi dụng lòng tin của Fren để kiếm lợi riêng cho anh không? Tôi sẽ có hai cách để bào chữa. Nếu trung thực, anh sẽ không cần nhúng tay vào máu để kiếm được món tiền mà anh có thể kiếm được một cách lương thiện. Bằng ngược lại, anh có những thủ đoạn mà bên công tố biết và sẽ đưa ra. Khi đó, tôi sẽ bảo rằng anh chẳng dài gì mà giết con gà đẻ trứng vàng ấy cả. - Cảm ơn lòng tốt của ông. Tôi lúc nào cũng ngay thẳng khi làm việc với bà ấy. Nếu người ta cho rằng, tôi lợi dụng vật chất nơi bà ấy, thì cái chết của bà chỉ thiệt hại cho tôi thôi. Luật sư Mayher nhìn thẳng vào mắt Voler: - Anh có biết là bà Fren đã lập di chúc để một phần lớn tài sản cho anh không? Voler nhỏm dậy như bị điện giật" - Ông nói sao? Bà ấy để của cho tôi à? Vô lý. Giọng luật sư vẫn điềm tĩnh: - Anh không biết việc này thật à? - Ồ, tôi hoàn toàn không biết gì cả. - Vậy mà cô Jannette lại quả quyết là anh biết cơ đấy. Chính bà Fren đã tiết lộ với cô ta về chuyện này. - Jannette ghét tôi nên bịa đặt đấy. Ông phải tin lời tôi. - Anh đã đến nhà bà Fren vài buổi tối, chỉ có mình bà, và sáng hôm sau bà bị giết ở phòng khách. Quả thật tối hôm đó, lúc 9 giờ rưỡi, Jannette có ghé nhà bằng cửa sau để lấy một vài món lặt vặt ở phòng riêng rồi đi ngaỵ Cô ấy khai là có nghe thấy tiếng nói chuyện giữa bà chủ và một người đàn ông từ phòng khách. Voler đứng phắt dậy: 9/3720 - Vậy là tôi thoát nạn rồi. Vào lúc chín rưỡi, tôi đã về tới nhà. Vợ tôi có thể chứng minh cho tôi. Cảm ơn Thượng đế xui khiến Jannette ghé về đúng lúc. Nét mặt luật sư vẫn không bớt đăm chiêu: - Vậy theo ý anh, ai đã giết bà Fren? - Một tên cướp. Y đã dùng thanh sắt đập vào đầu bà Fren. Một cánh cửa sổ bị phá vỡ, một số đồ vật bị lấy đi. Nếu không có sự nghi ngờ vô lý của Jannette và ác cảm của cô ta đối với tôi... - Sự việc không đơn giản như vậy đâu. Anh nói anh về nhà lúc chín rưỡi, vậy mà Jannette lại nghe tiếng đàn ông nói chuyện với bà chủ trong phòng khách. Không lý bà ấy đi nói chuyện bình thường với một tên cướp? - Dù sao đi nữa, người đó cũng không phải là tôi. Tôi đã có mặt tại nhà lúc chín rưỡi. Xin ông hãy đến gặp Romen, vợ tôi sẽ xác nhận lời khai của tôi. - Bà Fren biết anh có vợ không? - Dĩ nhiên là có. - Jannette đã khai là chưa bao giờ anh đem vợ đến thăm bà Fren, cho nên bà ấy tưởng anh độc thân và có ý định sẽ lập gia đình với anh. - Vô lý, bà ta quá già. - Chuyện đó không thành vấn đề. Voler đỏ mặt: - Đó chỉ là sự tưởng tượng của Jannettẹ Tôi van ông, hãy đến gặp vợ tôi. Romen, vợ Voler là một phụ nữ cao lớn, tiều tụy. Bà tiếp luật sư Mayher với vẻ hững hờ. Trông bà bình tĩnh đến lạnh lùng, điều này đã làm cho luật sư e ngại. Dù muốn dù không, ông cũng phải trình bày mọi việc cho người đàn bà ấy nghe. Im lặng một lát, Romen cất giọng đanh thép: - Voler muốn tôi xác nhận là tối hôm đó, hắn trở về nhà lúc 9 giờ 20 phút chứ gì. Đừng hòng. Tôi không bao giờ đồng lõa với kẻ sát nhân đâu. Ông hãy nghe cho rõ đây, tôi xác nhận là Voler đã biết Fren có để lại gia tài cho hắn nên hắn đã giết mụ già để sớm được vinh thân. Tối hôm đó hắn trở về lúc 10 giờ hai mươi, trên áo đầy máu. Hắn thú nhận tất cả với tôi. Tôi sẽ là nhân chứng buộc tội hắn. - Chị không thể làm chứng chống lại chồng. - Hắn không phải là chồng tôi mà là một người đàn ông tồi tệ. Tôi căm thù hắn. Tôi muốn trông thấy hắn bị treo cổ. - Tôi sẽ đến gặp chị sau khi liên hệ với Voler. Romen bĩu môi: - Ông tin là hắn vô tội ư? Thật đáng thương! Trước ngày tòa xử, luật sư Mayher nhận được một lá thư, nét chữ nguệch ngoạc: "Nếu ông muốn vạch mặt mụ đàn bà đã hại chồng mình như thế nào, mời ông mang theo 2.000 đô la, đến địa chỉ X... vào lúc 19 giờ, hỏi bà Motion". Khó khăn lắm, luật sư Mayher mới tìm thấy địa chỉ căn nhà. Đó là một túp lều ổ chuột nằm trong một con hẻm lầy lội, dơ dáy. Một mụ già lưng còng đợi ông sau cánh cửa: - Chào anh chàng luật sự Vào đây, vào đây. Ngọn đèn trên trần tỏa ánh sáng lờ mờ. Luật sư Mayher giật mình khi thấy gương mặt mụ già đầy những vết sần sùi đỏ hỏn. Mụ cất tiếng the thé: 10/3720 - Axit đấy, anh bạn trẻ ạ. Tôi sẽ trả thù, trả thù. - Thôi đi, bà hãy vào vấn đề nhanh lên. Bàn tay gầy đét với những ngón cáu bẩn đưa ra: - Thế tiền đâu? Phải đủ hai ngàn đấy nhé. - Nếu bà biết điều gì đó, bà có bổn phận ra tòa làm chứng. - Không. Tôi chả biết quái gì cả, nhưng tôi có thể cho anh một vài thứ rất haỵ Anh có thích đọc một lá thư của mụ Romen không? Rất cần thiết cho anh đấy. Đưa tiền đây. - Tôi chỉ có một ngàn thôi. Nếu bà không chịu tôi xin kiếu. - Quỷ tha ma bắt anh đi. Nào, bốc xỉa ngay. Mụ già rút dưới tấm nệm rách ra một xấp bì thư, ném trước mặt Mayher: - Chắc chắn anh sẽ khoái lá thư trên cùng. Tất cả đều là những bức thư tình, do Romen viết gửi cho một người tên Mac. Lá thư cuối cùng viết đúng ngày Voler bị bắt: "Mac yêu quý, Voler vừa bị bắt vì tình nghi giết người. Em biết, Voler là một tên hiền như bụt, không hại đến một con ruồi. Nhưng em sẽ khai trước tòa là hắn trở về nhà với máu me đầy mình và đã thú nhận tội lỗi với em. Hắn sẽ bị treo cổ và chúng ta sẽ có nhau... ". Mụ già nói thêm: - Mac là chồng tôi. Ngày xưa, vì con bé Romen mà anh ta đã tạt axit vào mặt tôi. Tôi thù nó và đã theo dõi, rình rập nó trong bao nhiêu năm trời. Bây giờ nó sẽ bị trừng phạt vì tội khai man để đẩy chồng vào tù. Anh cứ tin đi. Hãy đến rạp chiếu bóng Eden đưa tấm hình Romen ra, người ta sẽ cho anh biết sự thật. Không bỏ phí thời gian, luật sư Mayher đến ngay rạp chiếu bóng và ông đã đạt được ý muốn. Chẳng qua, trước khi lấy Voler, Romen từng là diễn viên kịch, nên nhiều người biết mặt. Họ xác nhận, đêm hôm xảy ra án mạng, Romen vào rạp coi xuất chót, vào lúc 10 giờ 20. Ngày họp tòa. Romen khai rằng buổi tối hôm xảy ra án mạng, Voler ra khỏi nhà mang theo một thanh sắt. Hắn trở về lúc 10 giờ 20 và thú nhận với chị là đã giết bà Fren, hắn còn dọa sẽ giết chị nếu chị nói sự thật. Lập tức, lá thư tội lỗi được đưa ra. Các chuyên viên về chữ viết đã xác nhận chữ trong thư đúng là của Romen. Người đàn bà điêu ngoa đã phải gục đầu thú nhận. Quả thật, Voler đã trở về nhà lúc 9 giờ 20 như lời anh đã khai. Voler được trắng án. Nhưng sự việc không ngừng ở đây, bởi lương tâm luật sư Mayher cảm thấy không yên. Lòng dạ Ông bồn chồn khi nhớ lại những cử chỉ của Romen trước vành móng ngựa. Lưng chị hơi còng, bàn tay phải luôn xòe ra, một thói quen kỳ la... hình như ông đã thấy một người cũng có cái tật như thế. Ai? Luật sư giật nẩy mình. Đúng rồi, Romen đã từng là kịch sĩ... mụ già mặt thẹo! Ông tìm đến nơi Romen đang trả giá ba tháng tù vì tội khai man. Đầu óc ông quay cuồng với bao câu hỏi. Tại sao? Tại sao? Người đàn bà trở lại vẻ lạnh lùng cố hữu: - Tại sao tôi lại chơi cái trò ấy à? Tôi phải cứu chồng tôi chứ. Một lời khai của người vợ thương chồng đâu có thuyết phục được ai. Nếu những lời nói của tôi không tự ý mình, mà do những tác động bên ngoài bắt buộc thì ai cũng phải tin. Tôi bị phạt tù vì 11/3720 khai man hại chồng, nhưng chồng tôi sẽ được cảm tình của tòa và mọi việc sẽ thuận theo chiều hướng tốt đẹp. - Còn tập thử Còn anh chàng Mac? - Nếu chỉ viết một lá thư thì có vẻ giả tạo quá. Còn anh chàng Mac ư? Làm gì có, đó chỉ là một cái tên ma. Luật sư Mayher hậm hực: - Lẽ ra chị không nên làm thế. Chúng ta có thể chứng minh sự vô tội của Voler bằng một cách hợp pháp hơn. Romen nhếch mép: - Thế ông vẫn tin Voler vô tội ư? - Dĩ nhiên. Chị đã rõ là tôi tin như vậy. - Tôi thì chả rõ gì cả. Tôi biết chắc là chồng tôi đã giết bà Fren. Để làm gì ư? Vì chúng tôi quá nghèo, ngài luật sư ạ. 3. Ba điều bí ẩn Mục lục Chương 1 Chương 3 Chương 5 Chương 7 Chương 9 Chương 11 Bí Ẩn II - CHUƠNG I CHUƠNG III CHƯƠNG V CHƯƠNG VII CHƯƠNG IX Bí Ẩn III - Chương một Chương ba Chương năm Chương bảy Chương 2 Chương 4 Chương 6 Chương 8 Chương 10 Chương 12 CHUƠNG II CHƯƠNG IV CHƯƠNG VI CHƯƠNG VIII CHƯƠNG X Chương hai Chương bốn Chương sáu Chương tám Dịch giả: DƯƠNG LINH Chương 1 Bí Ẩn I TẤM GƯƠNG CỦA NGƯỜI CHẾT (Dead Man’s Mirror) Căn hộ khá hiện đại, bàn ghế cũng vậy: ghế bành vuông, bàn có chân khúc khuỷu. Trước bàn làm việc lớn đặt ngay trước cửa sổ, một con người nhỏ bé đang ngồi. Đầu ông là vật duy nhất không vuông trong phòng này, vì nó tròn như hình quả trứng. Hercule Poirot, vì đó là nhà thám tử của chúng ta, đang đọc một lá thư: Hamborough Close, Westshire Ngày 24-9-1936 Kính gửi ông Hercule Poirot, Một vụ việc vừa phát sinh, đòi hỏi sự xử lý tinh tế và kín đáo. Tôi đã nghe nhiều người nói tốt về ông, nên quyết định giao phó việc này cho ông. Tôi có nhiều lý do để tự tin mình là nạn nhân của một vụ gian lận, Nhưng vì lý do gia đình, không muốn kêu cảnh sát. Tôi đã có một số biện pháp để phòng thân và đối phó với tình hình, nhưng ông 12/3720 cần sẵn sàng đến đây ngaykhi vừa nhận được điện. Ông khỏi cần trả lời thư này, xin gửi tới ông lòng biết ơn. Kính thư: Gervase Chevenix-Gore Lông mày Hercule Poirot nhướn cao trên trán đến mức gần lẫn với tóc. - Cái lão Gervase này là ai nhỉ? Ông lấy trong tủ một quyển sách dày cộp ra tra cứu, và dễ dàng có ngay thông tin. Ngài Gervase Chevenix-Gore, nguyên đại uý Đoàn kỵ binh số 17. Sinh ngày 18-51878. Là con cả của ngài Guy Chevenix-Gore và phu nhân Claudia Bertherton. Năm 1912 kết hôn với Wanda Elizabeth, trưởng nữ của đại tá Fredirick Arbuthnot. Đã phục vụ trong chiến tranh 1914-1918. Thú vui ưa thích: du lịch, săn bắn. Địa chỉ: Hamborough Close, Westshire, và 218 Lowndes Square. Tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ kỵ binh và du hành. Poirot lắc đầu có vẻ chưa hài lòng, ngồi suy nghĩ một lát, rồi mở ngăn kéo rút ra một loạt thiếp mời. Mặt ông sáng lên: - Đây rồi! Cái này chắc là đúng. Hẳn ông ta có mặt ở đó. *** Nữ công tước chào đón Hercule Poirot với vẻ nồng nhiệt hết mực: - Ôi, thế là ông cũng thu xếp để đến với chúng tôi, ông Poirot? Poirot cúi người thật thấp. - Không có gì ạ, tôi rất vui được tới đây. Len lách qua rất nhiều nhân vật: một nhà ngoại giao có tiếng, một nữ nghệ sĩ nổi danh v. v… cuối cùng Poirot cũng tới được người ông định tìm: ông Satterthwaite, khách quen không thể thiếu trong các cuộc tiếp tân của nữ công tước. Ông này tươi cười chào Poirot: - Ôi, cái bà công tước này... đến dự các cuộc họp của bà bao giờ cũng thú vị... tính cách bà rất hay. Tôi đã quen bà ấy từ hồi ở đảo Corse, cách đây nhiều năm. Lâu quá rồi mới được gặp ông ở đây hôm nay... Sau một lát điểm qua những người quen cũ, Poirot mới đưa được cái tên Gervase vào câu chuyện. - A! Gervase Chevenix-Gore! Người ta mệnh danh lão là "vị nam tước cuối cùng". - Xin lỗi... tôi không hiểu. Ông Satterthwaite lại có dịp được khoe sự thông thạo của mình. - Đấy là nói đùa. Dĩ nhiên, ông ta không thực sự là nam tước cuối cùng của nước Anh, song ông ta là đại diện cho một dòng họ đã cáo chung. Kiểu nam tước có đầu óc ngông cuồng, thích chơi trội, thường được mô tả trong các tiểu thuyết của thế kỷ trước. Ông kể thêm chi tiết: ngay lúc mới lớn, Gervase đã đi vòng quanh thế giới bằng thuyền buồm, tham gia một đoàn thám hiểm Bắc cực. Hắn thách bạn đua ngựa theo một lộ trình cực kỳ mạo hiểm và thắng cuộc. Một tối, ở rạp hát, hắn nhẩy từ lô tầng hai xuống sân khấu, cướp đi cô diễn viên nổi tiếng đang diễn xuất... Có vô số giai thoại về những trò ngông của Gervase. - Đó là một dòng họ lớn, nhưng đang suy tàn. Và lão Gervase là thế hệ cuối cùng. - Của cải đã bị tẩu tán hết rồi sao? 13/3720 - Không hề. Gervase vẫn giàu sụ. Sở hữu một dinh cơ lớn và nhiều mỏ than; ngoài ra từ thời trẻ, lão đã hùn vốn khai thác mỏ ở Nam Mỹ, vớ được khối tiền. Thật kỳ lạ, lão làm việc gì cũng trúng, cũng phất. - Giờ chắc ông ta già lắm rồi? - Phải, tội nghiệp lão, nếu nghe thiên hạ thì người ta đều bảo lão lú lẫn rồi. Điều đó đúng một phần nào. Lão điên... không phải điên loạn phải nhốt vào trại, điên ở đây có nghĩa là lão không bình thường. Tính lão vốn thích chơi ngông mà. - Và tính ngông nghênh ngày càng trở nên quái đản? - Poirot nói. - Ấy, đúng lão Gervase là thế đấy. - Có lẽ ông ta tự đề cao mình một cách quá đáng? - Đúng vậy. Tôi cho là trong trí óc của Gervase thế giới này chia làm hai phần: một bên là dòng họ Chevenix-Gore, còn lại là tất cả những người khác. - Hắn có tinh thần họ tộc đến vậy? - Phải. Họ Chevenix-Gore đều kiêu căng, không coi ai ra gì. Gervase là hậu duệ cuối cùng, càng không thoát cái tật vô lối ấy. Nghe lão nói, cứ tưởng như lão là Đức Chúa Cha không bằng. Poirot gật gù suy nghĩ: - Bây giờ thì tôi hiểu. Tôi vừa nhận của ông ta một lá thư, không yêu cầu, mà cứ như ra lệnh cho tôi phải đến gặp. - Lệnh của đức Hoàng thượng! - ông Satterthwaite reo lên với vẻ hiểu ngầm thú vị. - Đúng vậy đấy. Ông ta không hề nghĩ rằng tôi đây, Hercule Poirot cũng là một nhân vật quan trọng, còn nhiều việc phải làm chứ không phải chi ngồi chờ lão vẫy một cái là vội bỏ hết mọi thứ để chạy đến như một con chó ngoan ngoãn...! Ông Satterthwaite cắn môi để kìm giữ khỏi mỉm cười. Ông vừa nhận thấy vẻ mặt tự cao tự đại Hercule Poirot và Gervase chẳng kém gì nhau. Ông nhẹ nhàng nói: - Tuy nhiên, nếu đó là việc khẩn cấp... - Đâu có khẩn! - Poirot giơ hai tay lên trời - Tôi phải sẵn sàng phòng lúc nào lão cần đến! - Vậy tôi đoán là ông từ chối? - Satterthwaite nói. - Tôi chưa có dịp nói lại - Poirot đáp. - Nhưng ông sẽ từ chối? Nét mặt thám tử đổi khác, ông cau mày lưỡng lự: - Biết nói thế nào nhỉ? Từ chối... Phải, đó là ý nghĩ của tôi ngay lúc đó, nhưng rồi không hiểu tại sao... tôi linh cảm... dường như có uẩn khúc gì đây. Satterthwaite nghe tuyên bố ấy của Poirot một cách nghiêm túc: - Ô! Thật là hay... - Cứ nghe ông kể, tôi thấy một người như ông ta rất dễ bị tổn thương. - Dễ bị tổn thương? - Satterthwaite ngạc nhiên lặp lại, ông không hình dung tính từ ấy lại có thể gán cho Gervase Chevenix-Gore. Song ông có trí óc nhạy bén, suy nghĩ nhanh nhạy nên nói tiếp: - Có lẽ tôi hiểu ông nói gì. - Một người tự giam mình trong chiếc áo giáp... áo giáp kiêu căng, tự mãn tự đại vô hạn. Trong chừng mực nào đó, áo giáp ấy là một phương tiện bảo vệ tốt chống lại các mũi tên của cuộc sống thường nhật… nhưng vẫn tồn tại mối nguy hiểm. Nai nịt như 14/3720 vậy có khi lại không nhận thấy mình đang bị tấn công. Chậm thấy, chậm nghe, càng chậm cảm nhận. Poirot ngừng lời, rồi đổi giọng, hỏi: - Gia đình Gervase gồm những ai? - Vợ là Wanda. Thuộc dòng họ Arbuthnot thời con gái rất đẹp, nay vẫn còn đẹp, rất trung thành với Gervase. Gần đây sinh ra tin các thuyết huyền bí, mang bùa, đeo đá thiêng trên người, tự cho mình là hiện thân của một nữ hoàng Ai Cập... “Rồi đến Ruth cô con gái nuôi. Hai vợ chồng không có con. Ruth là một cô gái xinh đẹp, loại hiện đại. “Gia đình chỉ có ngần ấy. Ngoài ra có Hugo Trent, cháu gọi Gervase bằng cậu. “Chị gái Gervase là Pamela kết hôn với Reggie Trent, Hugo là con trai duy nhất. Hugo mồ côi cha mẹ và không thể thừa kế tước hiệu, tất nhiên, song tôi nghĩ cậu ta sẽ thừa hưởng phần lớn tài sản của Gervase. Hugo là chàng trai tuấn tú, phục vụ trong đội kỵ binh hoàng gia. - Gervase chắc rất đau khổ vì không có con trai để nối dõi dòng họ, duy trì tước hiệu - Poirot nói. - Điều đó thì đã hẳn. Im lặng một lúc lâu, Satterthwaite mới tò mò hỏi: - Ông có thấy thật cần thiết phải đến gặp Gervase ở Hamborough Close? Poirot thong thả lắc đầu; - Không, lúc này thì chưa. Nhưng tôi nghĩ sẽ có lúc đến. Chương 2 Ngồi đàng hoàng trên toa tầu hạng nhất rồi, Poirot rút bức điện từ trong túi đọc lại. “Hãy đáp chuyến tàu bốn giờ ba mươi St. Paneras. Nhớ yêu cầu trưởng tàu cho tàu đỗ ở Whimperley Gervase Chevenix-Gore” Viên trưởng tàu tỏ ra xum xoe: - Dạ, quý ông đến Hamborough Close? Vâng, chúng tôi bao giờ cũng cho tầu đỗ ở Whimperley riêng cho các khách của Ngài Gervase Chevenix-Gore. Đó là sự ưu tiên đặc biệt. Sau đó, trưởng tầu còn hai lần đích thân tới tận nơi, một lần để thăm hỏi khách có vừa lòng không, và lần thứ hai để thông báo tầu đến chậm mười phút. Sau khi đã đặt vào tay trưởng tầu món tiền "boa" nhỏ, Hercule Poirot bước xuống sân cái ga xép. Lúc đó là tám giờ hai phút. Tầu huýt còi, tiếp tục chuyển bánh. Một anh tài bận sắc phục trịnh trọng bước tới. - Quý ông Poirot, đi Hamborough Close? Mời ngài lên xe. Hắn đỡ va li và hướng dẫn khách ra khỏi ga, nơi chiếc xe hơi Rolls sang trọng đợi sẵn. Poirot lên xe, anh tài phủ lên đầu gối ông một tấm chăn lông lộng lẫy. Sau khi chạy mươi phút trên những con đường khúc khuỷu, xe đi qua một cái cổng đồ sộ, chạy ngang khu vườn, leo lên bậc cửa. Một quản gia cao lớn mở cửa. - Ngài Poirot? Xin mời ngài đi lối này. Ông ta đi trước, tới một tấm cửa khác phía bên phải, xướng to: - Ngài Hercule Poirot tới! 15/3720 Một số người trong trang phục chỉnh tề đang có mặt trong phòng. Poirot nhận thấy ngay là không ai chờ đón mình. Tất cả các cặp mắt đều quay nhìn ông, lộ vẻ ngạc nhiên. Một bà dáng người cao lớn, tóc đen điểm vài sợi bạc, ngập ngừng tiến lại. Poirot nghiêng mình, nói: - Thành thật xin lỗi bà, xe lửa hôm nay đến hơi chậm giờ. Phu nhân Chevenix-Gore vẫn nhìn khách với thái độ phân vân: - Không hề gì, thưa ông... ông... xin lỗi... tôi chưa được hân hạnh... - Tôi là Hercule Poirot. Ông xưng danh một cách rành rẽ. Có tiếng người «Ồ!» lên ngạc nhiên sau lưng ông. Cùng lúc ấy, Poirot hiểu là ngài chủ nhân không có trong phòng này. Ông nhẹ nhàng hỏi: - Bà biết là tôi sẽ tới chứ ạ? - Ô vâng... à phải... nhưng mà tôi hay quên lắm. Người ta nói cái này cái nọ, tôi tưởng là đã nghe nhưng rồi lời lẽ từ tai này sang tai khác, không còn gì nữa. Rồi, như người suýt quên bổn phận, bà đưa mắt nhìn một vòng, nói: - Hy vọng là ông đã quen biết mọi người ở đây. Rõ ràng là không phải vậy, câu vừa rồi chỉ là cách nói thuận tiện để bà khỏi phải giới thiệu từng người một. Rồi cố gắng để thoát khỏi lúng túng, bà chỉ một cô gái: - Ruth, con gái tôi. Cô gái đứng trước mặt Poirot cũng cao nhưng thuộc túyp người khác hẳn. Mặt người mẹ có những nét chung chung, còn cô con gái có cái mũi hơi gồ và chiếc cằm đầy nghị lực. Mớ tóc đen uốn xoắn hất ngược ra đáng sau, làm lộ vầng trán cao ráo. Nước da sáng hầu như không son phấn. Hercule Poirot tấm tắc trong lòng, đánh giá đây là một trong những thiếu nữ đẹp nhất ông từng gặp. Chẳng bao lâu, ông còn nhận ra Ruth không chỉ đẹp, mà còn thông minh và không kém kiêu hãnh và cá tính. Giọng nói cô cất lên thật dễ nghe. - Hay quá, được tiếp ông Hercule Poirot tại nhà! Bố chắc muốn dành cho chúng ta sự bất ngờ này. - Vậy ra cô cũng không biết là tôi sẽ đến? - Poirot hỏi. - Tôi không hề biết gì. Để ăn xong, tôi sẽ phải lấy sổ ra xin ông chữ ký. Tiếng cồng vang lên trong sảnh, bác đầu bếp mở cửa, loan báo: - Bàn ăn đã dọn. Vừa nói xong câu ấy, nét mặt bác đầu bếp đột nhiên thay đổi từ trang trọng chuyển sang ngạc nhiên kinh hãi. Sự thay đổi diễn ra rất nhanh rồi trở lại ngay bình thường, nếu ai không nhìn đúng lúc đó thì không thể nhận ra. Nhưng Poirot đã nhìn thấy. Bác đầu bếp lưỡng lự. Dù nét mặt đã trở lại nghiêm chỉnh, ta vẫn cảm thấy có sự căng thẳng. Phu nhân Chevenix-Gore thốt lên: - Ôi trời! Lạ thật. Không biết ta nên làm gì. Ruth quay sang Poirot, giải thích: 16/3720 - Mọi người sững sờ là vì đây là lần đầu từ ít nhất hai mươi năm nay, cha tôi ra ăn muộn. - Thật kỳ quặc - Phu nhân Chevenix-Gore than - Ông Gervase chưa bao giờ... Một người đàn ông đứng tuổi, dáng dấp như quân nhân, lại gần phu nhân và cười to: - Chà chà, cái ông Gervase! Ông ta ra chậm, tha hồ cho chúng ta trêu nhé! Ông ta còn chưa cài khuy áo xong hay sao? Cứ tưởng ông không bao giờ vướng bận những chuyện vặt thường ngày! Phu nhân Chevemx-Gore chỉnh lại. - Ông Gervase không bao giờ ra chậm. Tình huống lấn bấn gây ra vì một chuyện nhỏ như vậy, xem rá thật khôi hài... Song Hercule Poirot đánh hơi ngay là có chuyện... Đáng lo ngại là đằng khác. Bản thân Poirot cũng ngạc nhiên là Gervase không ra đón tiếp người khách mà mình cầu cứu. Rõ ràng là mọi người lúng túng chưa biết làm gì trước sự kiện có một không hai này. Cuối cùng, phu nhân Chevenix-Gore chỉ còn biết quay hỏi anh đầu bếp: - Snell, hay là ông chủ.. Anh đầu bếp trả lời ngay: - Dạ, ông nhà đã xuống lúc tám giờ kém năm, và đi thẳng vào văn phòng. - À! Vậy thì... Bà chỉ thốt lên được thế, rồi nói tiếp: - Anh có nghĩ rằng... rằng ông chủ đã nghe tiếng cồng chứ? - Thưa bà, chắc chắn phải nghe đấy, vì cồng đạt ngay cạnh cửa văn phòng. Tôi không biết ông nhà vẫn ở trong ấy, nếu không tôi đã báo trực tiếp với ông là bàn ăn đã dọn. Bây giờ tôi đi báo, được không ạ? - Ô! Được! Anh vào báo đi - Phu nhân thở phào, nhẹ nhõm. Anh đầu bếp đi rồi, bà nói: - Snell thật được việc, tôi hoàn toàn tin cậy. Không có anh ta, tôi thật khó xoay sở. Có người nào đó gật gù đồng tình, nhưng không ai nói gì. Hercule Poirot đứng quan sát kỹ từ nẫy, nhận thấy ai nấy đều cực kỳ căng thẳng. Ông nhìn khắp một lượt, thử điểm những người có mặt: Hai đàn ông đứng tuổi, một là người dáng bộ quân nhân vừa nói lúc trước, còn người gầy, tóc hoa râm, môi mím lại, trông có vẻ luật gia. Hai chàng trai, một để ria mép, điệu bộ vênh vang, Poirot đoán là người cháu của Gervase, tức cái anh ở đội kỵ binh Hoàng gia. Anh kia tóc chải mượt, vẻ mặt khá tuấn tú, nhưng rõ ràng thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn. Còn một bà đứng tuổi nhỏ thó đeo kính, đôi mắt tinh anh, và một cô cái tóc hung đỏ rực. Snell xuất hiện ở bậc cửa. Trong dáng bộ hoàn hảo của một người hầu có giáo dục, toát lên sự lo âu sâu sắc. - Thưa bà, cánh cửa văn phòng bị khóa chặt. - Cửa khoá? Đó là tiếng nói của chàng trai tóc mượt, đầy vẻ lo lắng, sốt ruột. - Để tôi đi xem nhé. 17/3720 Song Hercule Poirot đã lập tức đứng ra làm chủ tình thế; ông làm một cách bình tĩnh, tự nhiên khiến không ai kịp ngạc nhiên bỗng dưng có một người lạ mới tới lại nắm quyền điều khiển. Ông nói với Snell: - Nào, lại đây ta cùng đi. Anh đầu bếp đi trước, Poirot bám sát theo, những người khác cũng tiếp nối đi sau như một đàn cừu. Họ đi chéo cái sảnh rộng qua chân cầu thang đồ sộ, qua chiếc đồng hồ đứng và một khúc tường lõm nơi đặt cồng, vào một hành lang hẹp tận cùng bằng một cánh cửa. Poirot vượt lên trước Snell, khẽ xoay quả đấm cửa, nhưng cánh cửa bất động. Ông gõ cửa, gõ nhiều lần thật mạnh, cũng không có tiếng thưa. Ông liền quỳ một đầu gối xuống đất, ghé nhòm vào lỗ khoá. Rồi ông thong thả đứng lên và quay lại: - Phải phá cửa, vào ngay! Hai chàng trai lực lưỡng lập tức ra tay. Nhiệm vụ không dễ dàng, vì các cửa nhà Hamborough Close rất chắc. Cuối cùng ổ khoá cũng bật tung, cánh cửa mở ra trong tiếng ồn ào. Trong một lát, tất cả đều đứng sững trước cảnh tượng bày ra trước mắt. Đèn vẫn sáng, dọc tường bên trái là một bàn viết lớn màu gụ. Ngồi trước bàn, nhưng người xoay nghiêng so với mép bàn và quay lưng ra phía cửa, là một người cao lớn gục trong ghế bành. Đầu và nửa thân trên ngoẹo sang thành ghế bên phải, cánh tay phải thõng xuống. Ngay phía dưới bàn tay, một khẩu súng nhỏ lấp lánh trên sàn. Khỏi phải hỏi nhau, ai cũng thấy rõ: Ngài Chevenix-Gore vừa tự vẫn. Chương 3 Tất cả đứng lặng nhìn cảnh tượng rồi Poirot bước vào phòng, trong lúc Hugo Trent kêu: - Trời! Cụ cố tự tử! Phu nhân Chevenix-Gore rên rỉ: - Ôi, ông Gervase... Gervase… Poirot quay đầu lại: - Hãy đứa phu nhân đi chỗ khác. Ở đây chẳng ích gì. Người có dáng bộ quân nhân làm theo: - Đi, chị Wanda. Đi thôi, chẳng làm gì được nữa rồi, thế là hết. Ruth, cháu đưa mẹ đi. Nhưng Ruth đã vào tận trong phòng theo sát Poirot đang cúi xuống người chết, một con người to lớn, vạm vỡ, để râu như hiệp sĩ thời Viking. - Có chắc là bố cháu đã chết chưa? - Ruth hỏi bằng giọng nói hơi nghèn nghẹn một cách kỳ lạ. Poirot ngước mắt. Mặt cô gái thể hiện sự xúc động khó kìm nén khiến ông hơi khó hiểu. Không hẳn là sự đau khổ, mà la một niềm kích động pha lẫn kinh hoàng. Cô gái có bộ tóc hung đỏ nói the thé: - Vậy ra lúc nẫy cái ta nghe không phải là tiếng xe hơi hay nổ sâm banh. Mà là tiếng súng... Poirot quay về phía mọi người: - Ai đó cần đi báo cảnh sát. - Không! - Ruth Chevenix-Gore kêu to. 18/3720 Người đàn ông đứng tuổi có vẻ luật gia, nói: - E rằng không thể nào làm khác. Anh Burrous, anh lo cho việc đó nhé? Còn Hugo... Poirot quay sang chàng thanh niên có ria mép: - Anh là Hugo Trent? Có lẽ mọi người nên giải tán, chỉ tôi và anh ở lại. Một lần nữa, lời của Poirot được coi như mệnh lệnh. Ông luật gia xua mọi người đi ra. Còn Poirot và Hugo Trent... anh này nói: - Vậy ông là ai? Tôi chưa hề nghe nói về ông, và ông ở đây làm gì? Poirot rút túi một tấm danh thiếp đưa cho Hugo. - Ô, thám tử tư! Tôi có nghe tiếng ông... song vẫn chưa hiểu ông tới đây làm gì? - Anh không biết là cậu anh... vì đây chính là cậu anh, phải không? - Ông cố này? Phải, là cậu tôi. - Anh không biết là cậu anh yêu cầu tôi đến? Hugo lắc đầu. - Không hề. Giọng chàng trai run run một niềm xúc động khó tả, trong khi bộ mặt thì ngỡ ngàng, ngơ ngác... Poirot: "một kiểu mặt nạ rất tiện để che giấu sự lo sợ, nếu có". Ông nói nhẹ nhàng, thong thả: - Khu vực này thuộc xứ Westshire. Tôi rất quen ông thiếu tá Riddle, thanh tra cảnh sát địa phương. - Ông Riddle ở cách đây nửa dặm, chắc sẽ tới bây giờ. - Thế thì tốt. Poirot đi một lượt quanh phòng, kéo các rèm cửa, xem xét các cánh cửa sổ đóng kín. Trên tường, phía sau bàn giấy, là một tấm gương tròn, mặt bị vỡ. Poirot cúi xuống nhặt một vật. - Ông thấy cái gì đó? - Hugo Trent hỏi. - Viên đạn. - Đạn xuyên qua đầu từ bên này sang bên kia rồi đập vào mặt gương? - Có vẻ như vậy. Poirot cẩn thận đặt lại viên đạn vào chỗ cũ, và lại gần bàn. Một số giấy tờ sắp xếp có trật tự. Trên tờ giấy thấm, có một mảnh giấy viết chữ xin lỗi bằng chữ in hoa, hơi run rẩy. - Cụ đã viết chữ này trước khi tự vẫn - Hugo nói. Poirot nghiêng đầu không nói. Ông lần lượt nhìn tấm gương và xác chết, vẻ suy nghĩ. Rồi lại gần cánh cửa lúc nẫy bị phá lủng lẳng, với chiếc ổ khóa bật tung. Ổ khóa không có chìa, điều đó ông đã biết, nếu không lúc nẫy đã không nhòm được vào trong và chìa cũng không rơi xuống sàn. Poirot trở lại với người chết, nắn nắn quần áo. - Đúng rồi. Chìa khóa ở trong túi áo ông ấy. Hugo châm một điếu thuốc nói giọng khàn: - Mọi thứ có vẻ đã rõ. Cậu tôi khóa cửa ngồi đây, nguệch ngoạc mấy chữ rồi tự bắn vào đầu. Poirot gật gù đồng tình. - Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao cụ ấy lại mời ông đến? Có chuyện gì? 19/3720 - Điều này khó giải thích hơn. Nhưng trong lúc chờ cảnh sát tới, anh có thể nói tôi biết những người tôi gặp lúc đến đây gồm những ai? - Họ là ai ấy à? - Hugo đáp, vẻ lơ đãng - À phải, tất nhiên, xin lỗi ông. Ta ra ngồi kia, được không? «Trước hết có dì Wanda và cô em họ Ruth ông biết rồi. Cô gái kia là Susan Cardwell, một khách mời, đại tá Bury bạn lâu năm của gia đình và ông Forbes, cũng là bạn lâu năm, đồng thời là luật gia giúp cậu tôi quản lý công việc về luật pháp. Hai ông già này mê Wanda từ hồi dì còn trẻ và hiện nay vẫn rất quý mến và tận tụy với dì. Buồn cười thật, nhưng cũng cảm động. «Ngoài ra có Godfrey Burows thư ký riêng của cậu tôi, và cô Lingard đến đây giúp cậu tôi viết lịch sử dòng họ Chevenix-Gore; cô này từng làm việc nghiên cứu lịch sử giúp các nhà văn. Đó, ngần ấy người, hết. - Nếu tôi hiểu đúng, mọi người đều nghe thấy tiếng súng cậu anh bắn? - Có, chúng tôi có nghe. Tôi tưởng là nút sâm banh nổ; Susan và cô Lingard lại cho là tiếng xe hơi nổ máy... Đường cái chạy qua gần đây. - Lúc đó là bao giờ? - Khoảng tám giờ mười. Snell vừa đánh cồng. - Lúc đó anh đứng chỗ nào? - Trong phòng sảnh lớn. Chúng tôi còn đùa nhau xem tiếng ấy từ đâu phát ra. Tôi bảo nó từ phòng ăn. Susan bảo là từ phía ngoài, còn cô Lingard nói là từ tầng hai. Snell thì khẳng định là tiếng nổ từ ngoài đường, lọt vào nhà từ những cửa sổ tầng hai. Susan nói: "Còn giả thuyết nào nữa không?" và tôi cười mà nói còn một giả thuyết nữa là có án mạng! Nay nghĩ lại, thật chua chát. Nói rồi, nét mặt Hugo có vẻ đau khổ. - Không ai nghĩ có thể là ông Gervase tự tử? - Không. - Và anh cũng không có suy nghĩ gì về lý do mà ông cụ phải kết liễu cuộc đời? - Ồ! - Hugo thong thả nói - không hẳn. - Vậy ý của anh là thế nào? - Vâng... nhưng ý không rõ lắm. Tất nhiên, tôi không ngờ ông cụ tự tử, nhưng dù sao điều đó không làm tôi thực sự ngạc nhiên. Sự thật là cậu tôi điên lẫn quá rồi, mọi người đều biết. - Anh cho giải thích như vậy là xuôi? - Thì cũng phải có điên thì mới tự bắn mình vào đầu chứ! - Một kết luận tuyệt vời đơn giản. Hugo mở to đôi mắt. Poirot đứng lên, đi tha thẩn trong phòng. Phòng bày biện toàn bàn ghế kiểu cổ đẹp và vững chãi. Poirot tấm tắc trước mấy pho tượng đồng nhỏ đặt trên lò sưởi, ông nhấc lên từng cái một ngắm nghía rồi mới để lại vào chỗ cũ. Trên một bức tượng đặt ở bên trái, ông lấy ngón tay gẩy ra một vật. - Cái gì thế? - Hugo hỏi. - Không có gì đặc biệt. Một mảnh gương vỡ rất nhỏ. - Lạ là tấm gương bị đạn bắn vỡ. Gương vỡ là điềm tai hoạ. Tội nghiệp ông cụ... ông cụ đã hưởng số may quá lâu. 20/3720
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan