Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu A620 trao doi voi bgd ve gian lan

.DOC
8
324
127

Mô tả:

CÔNG TY Tên khách hàng: Ngày khóa sổ: Nội dung: TRAO ĐỔI VỚI BGĐ VÀ CÁC CÁ NHÂN LIÊN QUAN VỀ GIAN LẬN A620 1/8 Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: CMKiT VN số 240 yêu cầu KTV phải xác định và đánh giá các rủi ro sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ tổng thể BCTC và ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nghiệp vụ, số dư TK và thuyết minh BCTC. KTV cần xem xét các yếu tố sau dẫn đến gian lận cho cả hai loại gian lận: (1) lập BCTC gian lận và (2) biển thủ tài sản, và sau đó đánh giá xem có tồn tại rủi ro trọng yếu hay không. B. NỘI DUNG CẦN TRAO ĐỔI 1. Các yếu tố rủi ro liên quan đến các sai sót phát sinh từ lập BCTC gian lận Các yếu tố dẫn đến gian lận Rủi ro trọng yếu Có Không Động cơ/Áp lực Tình hình kinh tế, điều kiện ngành hay điều kiện hoạt động của đơn vị có tác động không tốt đến khả năng ổn định tài chính hay khả năng sinh lời. Các biểu hiện cụ thể như:  Mức độ cạnh tranh cao hay thị trường bão hòa, kèm theo lợi nhuận suy giảm.  Dễ bị tác động trước những thay đổi nhanh chóng như thay đổi về công nghệ, sự lỗi thời sản phẩm hoặc sự thay đổi lãi suất.  Nhu cầu của KH suy giảm đáng kể và số đơn vị thất bại trong ngành hoặc trong nền kinh tế ngày càng tăng.  Lỗ từ hoạt động KD dẫn đến nguy cơ phá sản, tịch biên tài sản hoặc xiết nợ.  Tăng trưởng nhanh hoặc tỷ suất lợi nhuận bất thường, đặc biệt là khi so sánh với các Cty khác trong cùng ngành nghề.  Liên tục phát sinh luồng tiền âm từ hoạt động KD hoặc không có khả năng tạo ra các luồng tiền từ hoạt động KD trong khi vẫn báo cáo có lợi nhuận và tăng trưởng.  Các quy định mới về kế toán, pháp luật và các quy định khác có liên quan.  Các yếu tố khác: …………. Áp lực cao đối với BGĐ nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba do:  Tỷ suất lợi nhuận hay kỳ vọng theo xu thế của các nhà phân tích đầu tư, các nhà đầu tư là các tổ chức, các chủ nợ quan trọng, hoặc các bên độc lập khác (đặc biệt là các kỳ vọng quá mức hoặc phi thực tế), bao gồm những kỳ vọng của BGĐ trong các thông cáo báo chí hoặc các thông tin trong báo cáo thường niên mang quá nhiều thông tin lạc quan.  Nhu cầu huy động thêm các nguồn tài trợ dưới hình thức cho vay hoặc góp vốn nhằm giữ vững khả năng cạnh tranh – bao gồm việc tài trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển hoặc các khoản chi đầu tư lớn.  Đơn vị nằm ở ngưỡng đáp ứng yêu cầu niêm yết hoặc các yêu cầu thanh toán nợ hoặc các khế ước nợ khác.  Việc báo cáo kết quả tài chính không tốt sẽ ảnh hưởng bất lợi đến các nghiệp vụ lớn chưa thực hiện như hợp nhất KD hoặc đấu thầu. Các yếu tố khác: ………….  Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) CÔNG TY Tên khách hàng: Ngày khóa sổ: Nội dung: TRAO ĐỔI VỚI BGĐ VÀ CÁC CÁ NHÂN LIÊN QUAN VỀ GIAN LẬN Các yếu tố dẫn đến gian lận A620 2/8 Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 Rủi ro trọng yếu Có Không Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A620 Các yếu tố dẫn đến gian lận Rủi ro trọng yếu Có Không Các thông tin cho thấy tình hình tài chính cá nhân của thành viên BGĐ hoặc HĐQT bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động tài chính của đơn vị do:  Các lợi ích tài chính lớn trong đơn vị.  Phần lớn thu nhập của BGĐ hoặc HĐQT (như tiền thưởng, quyền mua chứng khoán và các thỏa thuận thanh toán theo mức lợi nhuận) là chưa chắc chắn và phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu về giá chứng khoán, kết quả hoạt động KD, tình hình tài chính hoặc luồng tiền. Các khoản thu nhập này phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu chỉ liên quan đến một số TK cụ thể hoặc các hoạt động được lựa chọn của đơn vị, mặc dù các TK hoặc các hoạt động liên quan có thể không trọng yếu đối với đơn vị xét trên phương diện tổng thể.   Bảo lãnh cá nhân về các khoản nợ của đơn vị. Các yếu tố khác: …………. Áp lực cao đối với BGĐ hoặc nhân sự phụ trách hoạt động để đạt được các mục tiêu tài chính được thiết lập bởi HĐQT , bao gồm các chính sách khen thưởng theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận. Các cơ hội  Đơn vị có các giao dịch quan trọng với bên liên quan nằm ngoài quá trình KD thông thường hoặc với các bên liên quan chưa được kiểm toán hoặc do Cty kiểm toán khác kiểm toán. Tính chất của ngành nghề KD hay các hoạt động của đơn vị có thể tạo cơ hội cho việc lập BCTC gian lận có thể phát sinh từ:  Đơn vị có tiềm năng tài chính mạnh chiếm ưu thế vượt trội trong một ngành nhất định, cho phép đơn vị có thể độc quyền quy định các điều khoản và điều kiện đối với các nhà cung cấp hoặc các khách hàng, có thể dẫn đến các giao dịch không hợp lý hoặc các giao dịch bất thường.  Tài sản, các khoản nợ, doanh thu, hoặc chi phí của đơn vị được xác định dựa trên những ước tính trọng yếu bao gồm những đánh giá chủ quan hoặc không chắc chắn mà khó có thể chứng thực.  Những nghiệp vụ giá trị lớn, bất thường hoặc rất phức tạp, đặc biệt là những nghiệp vụ gần thời điểm kết thúc kỳ kế toán thường dễ gây ra những nghi vấn về “bản chất hơn hình thức”.    Sử dụng trung gian KD nhưng không có những giải trình rõ ràng. Các yếu tố khác: …………. Đơn vị có những TK ngân hàng quan trọng hoặc những hoạt động cấp Cty con hoặc chi nhánh ở những địa phương nơi có quy định về mức thuế thu nhập thấp nhưng không có giải trình rõ ràng. Việc giám sát BGĐ không hiệu quả do những nguyên nhân sau:  Quyền quản lý bị một người hoặc một nhóm người (trong một DN không phải do chủ sở hữu quản lý) độc quyền nắm giữ mà không có hệ thống kiểm soát mức lương, thưởng.   Quyền giám sát của HĐQT đối với quy trình lập BCTC và KSNB kém hiệu quả. Các yếu tố khác: …………. 3/8 Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A620 Các yếu tố dẫn đến gian lận Rủi ro trọng yếu Có Không Cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc bất ổn, thể hiện qua các hiện tượng:  Khó khăn trong việc xác định tổ chức hoặc cá nhân có quyền kiểm soát trong đơn vị.  Cơ cấu tổ chức phức tạp một cách cố ý, bao gồm những pháp nhân hoặc những cấp quản lý bất thường.  Thay đổi thường xuyên Giám đốc (TGĐ), chuyên gia tư vấn pháp luật, hoặc HĐQT .  Các yếu tố khác: …………. Bộ phận kiểm soát nội bộ kém hiệu lực do những nguyên nhân sau:  Chức năng kiểm soát bao gồm kiểm soát tự động và kiểm soát qua các BCTC giữa niên độ (ở những đơn vị có yêu cầu báo cáo độc lập) không thể giám sát đầy đủ.  Tuyển dụng hoặc thay đổi thường xuyên nhân viên kế toán, bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc nhân viên công nghệ thông tin nhưng không hiệu quả.  Hệ thống kế toán và công nghệ thông tin không hiệu quả, một phần do những yếu kém trọng yếu của hệ thống KSNB.  Các yếu tố khác: …………. Thái độ/sự hợp lý hóa hành động  Cấp quản lý truyền đạt, thực hiện, hỗ trợ hoặc yêu cầu thực hiện các giá trị hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của DN nhưng không hiệu quả, hoặc truyền đạt những giá trị hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không phù hợp.  Thành viên BGĐ không có chuyên môn tài chính can thiệp quá mức hoặc chiếm giữ quyền lựa chọn chính sách kế toán hoặc xác định những ước tính quan trọng.  Đã có lịch sử vi phạm pháp luật về chứng khoán hoặc pháp luật và quy định khác, hoặc đơn vị bị khiếu kiện, hoặc giám đốc cao cấp, hoặc HĐQT bị cáo buộc gian lận hoặc vi phạm luật pháp và quy định.  BGĐ quan tâm quá mức tới việc duy trì hoặc gia tăng giá cổ phiếu hoặc xu hướng thu nhập của DN.  BGĐ cam kết với các nhà phân tích, các chủ nợ, và bên thứ ba sẽ đạt được những mức dự báo quá cao hoặc không thực tế.  BGĐ không thể kịp thời sửa chữa những yếu kém trọng yếu đã được xác định trong hệ thống KSNB.  BGĐ sử dụng những công cụ không phù hợp để giảm bớt giá trị thu nhập báo cáo vì lý do trốn thuế.  Yếu kém về tinh thần trong cấp quản lý cao.  BGĐ đồng thời là chủ sở hữu không tách biệt giao dịch cá nhân với giao dịch KD.  Tranh chấp giữa những cổ đông trong đơn vị giới hạn số thành viên.  BGĐ tiếp tục cố gắng giải trình về cách hạch toán lợi nhuận hoặc cách hạch toán không phù hợp dựa trên tính trọng yếu.  Căng thẳng trong mối quan hệ giữa BGĐ với Cty kiểm toán hiện tại hoặc Cty kiểm toán cũ, được thể hiện qua các tình huống sau: o Mâu thuẫn thường xuyên với Cty kiểm toán hiện tại hoặc Cty kiểm toán cũ về vấn đề kế toán, kiểm toán, hoặc báo cáo. o Có những yêu cầu bất hợp lý đối với KTV, ví dụ như thúc ép phi thực tế về thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán hoặc việc phát hành BCKT. 4/8 Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A620 Các yếu tố dẫn đến gian lận o 5/8 Rủi ro trọng yếu Có Không Hạn chế đối với KTV như hạn chế bất hợp lý về quyền tiếp cận nhân viên hoặc thông tin hoặc khả năng thông báo với HĐQT một cách hiệu quả. Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A620 Các yếu tố dẫn đến gian lận 6/8 Rủi ro trọng yếu Có Không o  Những hành vi lấn át của BGĐ khi tiếp xúc với KTV, nhất là khi nỗ lực gây ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán hoặc việc lựa chọn hoặc tiếp tục sử dụng nhân viên được phân công để tham gia hoặc tư vấn cho dự án kiểm toán. Các yếu tố khác: …………. 2. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ sai sót do biển thủ tài sản Các yếu tố dẫn đến gian lận Rủi ro trọng yếu Có Không Động cơ/Áp lực Các nghĩa vụ tài chính cá nhân có thể tạo áp lực lên BGĐ hoặc nhân viên khi họ tiếp cận với tiền mặt hoặc những tài sản dễ bị trộm cắp khiến họ biển thủ các tài sản này. Mối quan hệ tiêu cực giữa đơn vị với nhân viên được quyền tiếp cận vào tiền mặt hoặc các tài sản dễ bị trộm cắp khác khiến họ có động cơ biển thủ các tài sản này. Mối quan hệ tiêu cực có thể phát sinh từ những tình huống như:  Biết rõ hoặc đoán trước sẽ bị thôi việc  Những thay đổi gần đây hoặc dự kiến thay đổi về kế hoạch lương, thưởng cho nhân viên  Sự thăng chức, mức lương, thưởng, hoặc những chính sách khen thưởng khác không được như mong muốn.  Các tình huống khác: …………. Cơ hội Có một số đặc điểm hoặc hoàn cảnh khiến cho tài sản trở nên dễ bị trộm cắp và dễ bị biển thủ. Cơ hội biển thủ tài sản có thể tăng lên trong những tình huống như sau:  Nắm giữ hoặc xử lý một số tiền lớn.  HTK kích thước nhỏ, giá trị cao và có nhu cầu cao trên thị trường.  Tài sản dễ chuyển đổi như trái phiếu vô danh, kim cương và chíp máy tính.  TSCĐ có kích thước nhỏ, có thể bán ra thị trường, hoặc thiếu nhãn hiệu nhận dạng chủ sở hữu.  Các tình huống khác: …………. Hệ thống KSNB kém hiệu quả đối với tài sản có thể làm gia tăng khả năng biển thủ tài sản. Hành vi biển thủ tài sản có thể xảy ra trong những tình huống sau:  Sự phân công nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ kiểm tra độc lập không đầy đủ  Giám sát không đầy đủ đối với chi phí của BGĐ, như chi phí đi lại hoặc các mức chi tiêu khác.  Thiếu sự giám sát của BGĐ đối với những nhân viên chịu trách nhiệm về tài sản, ví dụ, thiếu sự giám sát hoặc theo dõi ở những địa bàn xa xôi.  Thiếu theo dõi việc nhân viên sử dụng tài sản vào công việc.  Hồ sơ tài sản không được lưu giữ đầy đủ.  Hệ thống phê duyệt các nghiệp vụ về tài sản không hiệu quả (ví dụ, trong mua sắm). Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A620 Các yếu tố dẫn đến gian lận  Thiếu biện pháp bảo vệ thực tế đối với tiền mặt, tài sản đầu tư, HTK, TSCĐ  Việc đối chiếu tài sản thiếu đầy đủ và không kịp thời  Hồ sơ chứng từ giao dịch không được lưu giữ kịp thời và phù hợp  Thiếu luân chuyển bắt buộc đối với nhân viên KSNB  BGĐ không hiểu biết đầy đủ về công nghệ thông tin, điều này khiến cho nhân viên công nghệ thông tin có khả năng phạm tội biển thủ.  Kiểm soát hồ sơ tự cập nhật thiếu hiệu quả, bao gồm việc kiểm soát và rà soát nhật ký truy cập hệ thống thông tin.  Các tình huống khác: …………. 7/8 Rủi ro trọng yếu Có Không Thái độ/sự hợp lý hóa hành động  BGĐ không quan tâm đến biện pháp giám sát hoặc giảm thiểu rủi ro biển thủ tài sản  BGĐ không quan tâm đến hệ thống KSNB đối với rủi ro biển thủ tài sản do hành vi khống chế hệ thống KSNB hoặc sự bất lực trong sửa chữa những điểm yếu kém đã biết rõ trong hệ thống KSNB.  Những hành vi cho thấy sự không hài lòng hoặc không thỏa mãn với đơn vị hoặc cách thức đối xử nhân viên của đơn vị.  Thay đổi hành vi hoặc lối sống qua đó cho thấy tài sản đã bị biển thủ.  Khoan dung trước những vụ ăn cắp vặt.  Các vấn đề khác: …………. C. KẾT LUẬN VỀ CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN Các thủ tục thực hiện Kết quả công việc thực hiện Căn cứ vào bảng trong mục B, trao đổi với cấp quản lý phù hợp về các yếu tố gian lận, các gian lận đã phát hiện được và các biện pháp ngăn ngừa gian lận Ghi vắn tắt nội dung hoặc tham chiếu đến các tài liệu liên quan. Ghi chép lại các nội dung trao đổi về gian lận trong các biên bản họp KH trong đó nêu rõ trao đổi với ai, nội dung gì, khi nào Ghi vắn tắt nội dung hoặc tham chiếu đến các tài liệu liên quan. Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A620 Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) 8/8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan