Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử 80_nam_gccn_vietnam_tap2...

Tài liệu 80_nam_gccn_vietnam_tap2

.PDF
180
453
107

Mô tả:

PHẦN BA BẢNG LÃNH ĐẠO G IAI CÂP CÔNG NHẨN VÀ CÔNG ĐOÀN G iai câp côn g n h ân m à k h ôn g có Đ ản g lảxnh đạo th ì k h ôn g làm cá ch m ạng được, Đ ả n g m à k h ô n g có giai cấp cô n g n h ân cũ n g k h ô n g là m được gì. HỒ CHÍ MINH Dựa vào các văn kiện lịch sử có liên quan, phần này trình bày mấy vấn để chủ yếu như sau: - Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại; - Đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân lãnh đạo; - Nội dung Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân; - Phương thức Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân; - Mấy vấn đề rút ra về Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân và Công đoàn. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại Khái niệm về giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng, đã, đang và chắc chắn sẽ được bàn nhiều; bởi giai cấp công nhân là tiêu biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của loài người ngày nay, ngưòi công nhân là tiêu biểu cho con người hiện đại của th ế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam; mà nhân vật lịch sử đó lại đang trong quá trình biến đổi không ngừng trong thòi đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Gần như các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và tất cả các Đại hội Công đoàn toàn quốc đều bàn vấn đề giai cấp công nhân. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nhiều Viện khoa học xã hội, đã và đang bàn tiếp, nghiên cứu tiếp giai cấp công nhân, trong đó có khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam. Điều đó cho thấy, vấn đề 95 giai cấp công nhân quan trọng đến chừng nào và cũng không đơn giản chút nào. Để tiếp cận một cách chính xác khái niệm giai câp công nhân Việt Nam hiện đại, cần kế thừa khái niệm về giai cấp công nhán của các nhà kinh điển Mác-ĂnghenLênin, của các lãnh tụ và của các nhà khoa học nước ta. Một là, Mác-Ảnghen-Lênin có nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân (trước đây thường nói là giai cấp vô sản) bởi đó là "vũ khí vật chất" của học thuyết của các nhà kinh điển đó. Dưới đây chỉ có thể ghi lại một sô khái niệm chính: "Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sông dựa vào bán sức lao động của mình, chứ không phải sống dựa vào lợi nhuận của bất cứ sô" tư bản nào. Đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sông và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào yêu cầu về lao động, tức là vào tình hình tốt hay xấu của công ăn việc làm, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại giai cấp vô sản hay là giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động the kỷ XIX . "Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra; cuộc cách mạng này xảy ra ở Anh vào nửa sau của thê kỷ trước và nó tái diễn ở tâ t cả các nước văn minh trên th ế giới... Cuộc cách mạng này làm thay 0 Mác Ănghen tuyển tập, T .l, Nxb Sự thật, 1980, tr.141. 96 (tối toàn bộ phương thức sản xuất từ trước đến nay và loại những người công nhân cũ... Bằng cách đó, những máy móc này đã trao toàn bộ công nghiệp vào tay các nhà tư bản lớn và làm giảm giá trị tài sản nhỏ bé không đáng kể thuộc về công nhân (công cụ, khung cửi...), thành thử chẳng bao lâu các nhà tư bản đã nắm hết thảy mọi cái vào tay mình; còn công nhân thì không còn gì nữa..."<*\ "Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những người công nhân hành động, những người vô sản"(**'. "Những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và trực tiếp do công nghiệp sản sinh ra; vì vậy, chúng ta chú ý trước hết tới những công nhân công nghiệp"<*“ ). Qua mấy đoạn trích dẫn trên đây của các nhà kinh điển, cho ta khái niệm tương đôi đầy đủ về giai cấp vô sản - giai cấp công nhân bởi ba nhân tô" chủ yếu mới được coi là giai cấp công nhân: Một là, không có tư liệu sản xuất chủ yếu, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sõng. Hai là, ra đời cùng với sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp. Ba là, là con sinh đôi cùng với giai cấp tư sản, nhưng lại là đối kháng với giai cấp tư sản. <■>Sđd, tr.142. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Sự th ậ t 1986, tr.51. ("*> Sđd, tr.207. 97 Khái niệm trên ra đòi đã đánh tan luận điểm của học giả tư sản nhằm che đậy cho sự bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản dưới chiêu bài kẻ giàu người nghèo nhằm xoá nhoà ranh giới tư sản và vô sản. Nhưng ra đời cách đây đã gần 160 năm, nên rất cần được bố sung cho phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã có nhiều thay đổi. Hai là, từ thực tế xã hội Việt Nam kết hợp với vận dụng nguyên lý kinh điển về giai cấp công nhân, Bác Hồ và một sô”nhà lãnh đạo của Đảng đã đưa ra những cách cảm nhận, cách hiểu về giai cấp công nhân nước ta với cách diễn đạt có ít nhiều khác nhau, nhưng chủ yếu là nói nhiều về bản chất, đức tính của giai cấp công nhân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: "Trong thòi đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng bằng cách liên minh với giai cấp nông dân... Vì nó là giai cấp tiến tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và có tổ chức chặt chẽ nhất"0 . "Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đê quổc thực dân. Với lỳ luận cách mạng tiền phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp (,) Tham luận tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tê Nông dân ngày 13-10-1923. Tuyển tập, T .l, Nxb Sự thật, 1980, tr.20. 98 cồng nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam"1*1 Lê Duẩn: "Là con đẻ của xã hội tư bản chủ nghĩa, gắn liền với nền sản xuất công nghiệp, và là sản phẩm của bản thân đại công nghiệp, giai cấp công nhân tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới - xã hội hoá; và do đó nó là giai cấp tiên tiến nhất có khả năng cải tạo cả thế giới, tổ chức nên chế độ xã hội mới, xã hội tương lai của loài người là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất trong tay, bị giai cấp tư sản bóc lột và bần cùng hoá, cho nên nó là giai cấp cách mạng triệt để nhất, có khả năng đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, tạo nên phương thức sản xuất mối - phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa; do đó thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển không ngừng. Giai cấp công nhân sẽ ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền công nghiệp"0 . Ba là, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã bàn nhiều về khái niệm giai cấp công nhân. 0 đây, xin nêu lên một sô"ý kiến mới nhất: *’ Ba mươi năm hoạt động của Đảng. Tuyển tập, T.2, Nxb Sự thật, tr .152. **) "Vai trò của giai cấp công nhân và nhiệm vụ của công đoàn tror.g giai đoạn trước mắt", Văn' kiện Đảng về Công tác vận động côinp nhân. Nxb Lao động, 1982, tr.241 - 242. 99 Giáo sư Trần Văn Giàu, nhà khoa học có công đầu trong việc nghiên cứu về Giai cấp công nhân Việt Nam. Sau khi mô tả sự ra đời, quá trình hình thành và bị bóc lột như thê nào dưới chê độ thực dân - phong kiến, ông đi đến kết luận: "Sự xuất hiện những người vô sản Việt Nam từ chỗ là những nông dân lao động bị bần cùng hoá, bị tước hết tư liệu sản xuất, chỉ còn sức lao động phải bán cho tư bản đế quốc thực dân. Họ là những người lao động làm công ăn lương, nhưng bị tư bản đế quốc áp bức bóc lột phải đứng lên đấu tranh. Qua đấu tranh và được giác ngộ ý thức giai cấp, nên cả số lượng lẫn chất lượng của giai cấp công nhân của họ đều phát triển, dẫn tới thời kỳ có điều kiện để hình thành một giai cấp "cho mình". Giai cấp này đã có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam"1*’. Viện sĩ Trần Huy Liệu: "Nói đến Đảng Cộng sản, đầu tiên là phải nói đến giai cấp công nhân... Chỉ từ năm 1925 trở đi, giai cấp công nhân Việt Nam mới có thể nói là chính thức hình thành... Giai cấp công nhân Việt Nam có những nhược điểm như bán công bán nông, trình độ văn hoá thấp, nhưng lại có những ưu điểm như không có công nhân quý tộc, gần gũi và hoà chung với nông dân, đúc thành một khối liên minh công nông vững chắc"0 . ° Trần Văn Giàu - Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.1958), tr.576. (") Trần Huy Liệu - Lịch sử 80 năm chông Pháp, Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản 1958, Q.II, tr.5, 7. 100 Sách giáo khoa "Một sô' vấn đề về chủ nghĩa MácLênin trong thòi đại hiện nay": "Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ th u ật khác nhau, mà địa vị kinh tế - xã hội thi tuỳ thuộc vào chế độ xã hội đương thời, ó các nưốc tư bản, họ là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Ớ các nước xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình"(*). Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện sử học: "Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn xã hội những người lao động ở Việt Nam có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương, sông và làm việc gắn VỚI sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. Do nắm giữ những cơ sở vật chất then chốt và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội, nên giai cấp công nhân tấ t yếu có vai trò đi tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử hiện đại"0 . Đan Tâm, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn: "Giai cấp công nhân Việt Nam là cộng đồng xã hội những người làm công ăn lương, nguồn thu nhập chủ r> Nxb Chính trị quốc gia, H.1996. r>) Đổi mới chính sách xã hội đối với công nhân và thợ thủ công. Nxb Lao động, H.1995, tr.113. 101 yếu bằng tiền công, trực tiếp tham gia vào quá trìn h sản xuất công nghiệp, tạo ra sản phẩm công nghiệp hoặc có tính công nghiệp; nắm giữ những cơ sỏ vật chất kỹ th u ật then chốt của xã hội và tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến của xã hội". (Tạp chí Cộng sản số 5, 1997 trang 29). Theo giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học ("Sử học và hiện thực" tập III, Nxb Khoa học xã hội, H.2002, trang 98) và Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, nguyên Viện trưởng Viện Mác-Lênin (Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 399 tháng 3-2008) "cần được bổ sung những yếu tô" mới với nội hàm khái niệm". Trong tác phẩm mới xuất bản gần đây, tác giả đã viết lại như sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là cộng đồng xã hội những người làm công ăn lương, thu nhập và nguồn sống chủ yếu là tiền công, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp hoặc có tính công nghiệp, tạo ra sản phẩm công nghiệp hoặc có tín h công nghiệp; nắm giữ những cơ sở vật chất kỹ th u ậ t then chốt của xã hội, tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới và là cộng đồng làm chủ xã hội Việt Nam theo định hưống xã hội chủ nghĩa". (Đan Tâm - Công đoàn Việt Nam - Truyền thông và hiện đại, Nxb Lao động, H.2008, trang 54). Những khái niệm trên, tuy còn có những điểm khác nhau, có khái niệm giai cấp công nhân nói chung (thường gọi là giai cấp công nhân quốc tê), có khái niệm 102 nói rõ là "Giai cấp công nhân Việt Nam", nhưng đều có cái chung căn bản là về đôi tượng lao động, về quan hệ lao động và tính chất lao động, quan hệ đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ về phân phôi sản phẩm, tác giả nào cũng đều đề cập đến trình độ của lực lượng sản xuất ngày nay (khoa học công nghệ), nhưng thể hiện trong khái niệm lại chưa rõ; có thể đây là hạn chế do kinh tế tri thức đang trong quá trình hình thành. Bôn là, trước những tồn đọng đó, nhất là trong quá trình chuyển từ nền công nghiệp truyền thông sang nền kinh tế tri thức, đã có hai băn khoăn cũng là gợi ý lớn: 1) Cứ gọi người công nhân là "ngưòi lao động công nghiệp" có được không? 2) Việc đưa trí thức vào khối liên minh công - nông - trí, với dụng ý là đề cao trí thức đốì với xã hội, nhưng lại là tách trí thức ra khỏi giai cấp công nhân, mà xu hướng phát triển của thời đại là công nhân trí thức hoá. (Nhân đây, theo tôi nên thống nhất gọi là tấng lớp trí thức, mà không nên gọi là đội ngũ trí thức, vì đội ngũ khác với giới). Để có căn cứ và rộng đường bàn luận về khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam (xin lưu ý là chỉ bàn về khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam, chứ không bàn về giai cấp công nhân nói chung), xin đưa vào đây định nghĩa của Lênin về giai cấp: "Ngưòi ta gọi giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ được pháp luật quy định và 103 thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội; và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn ngưòi, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định'0 . Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam bàn ỏ đây không đơn thuần là về m ặt học thuật, mà chủ yếu là do yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bởi giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay không được nhận dạng, không được hiểu chính xác, đầy đủ, thì khó xác định được đối tượng bị lãnh đạo khi nói Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân Việt Nam và chủ thể lãnh đạo khi nói giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo xã hội Việt Nam. Đảng lãnh đạo và giai cấp công nhân lãnh đạo 1. Lê Duẩn: "Nói giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng Việt Nam có nghĩa là đường lốì chính trị của giai cấp công nhân, chứ không phải của một giai cấp nào khác. Từ khi có Đảng ta, giai cấp công nhân nước ta đã thực hiện quyền lãnh đạo cách mạng thông qua đảng tiền phong của mình. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiên phong rõ ràng không phải chỉ về mặt tổ chức, mà điều quyết định là đường lối chính trị n Sáng kiến vĩ đại. Toàn tập. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1980, T.39, tr.17-18. 104 của Đảng phải là đường lỏi cách mạng của giai cấp công nhân, thể hiện đúng lập trường và quan điểm của giai cấp công nhân. Nếu Đảng đi trệch khỏi lập trường chính trị và quan điểm của giai cấp công nhân thì cách mạng nhất định th ấ t bại"^. Lời giải thích trên đây của Tổng Bí thư Lê Duẩn là nhằm giải đáp thắc mắc chung là trong thực tế chỉ thấy tổ chức Đảng, cấp uỷ Đảng, cán bộ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, chứ đâu có thấy giai cấp công nhân lãnh đạo. Thậm chí trong thực tế, người công nhân còn làm việc dưới sự chỉ huy, điều hành, tức lãnh đạo của người quản đốc, giám đốc. N hận thức mù mò ngược chiều đó cách đây đã hơn 40 năm, nhưng vẫn như còn mới; nhất là trong bốì cảnh nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển như ngày nay. Do vậy, tôi xin ghi lại ở đây phần I bài: "Một sô" ý thức về Đảng lãnh đạo và giai cấp công nhân lãnh đạo trong kinh tê thị trường (trong cuốn Giai cấp công nhân và công đoàn trong công cuộc đổi mới đất nước (Nhà xuất bản Lao động, H. 2000) như sau: "Về mặt lý thuyết, từ trước tới nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên th ế giới đều nói: Vai trò lãnh đạo cách mạng là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản (hoặc Đảng Công nhân) để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó. ° Vai trò của giai cấp công nhân và nhiệm vụ của Công đoàn t.rong giai đoạn trưốc mắt. Văn kiện Đảng về công tác vận động eông nhân. Nxb Lao động, T.3, H.1982, tr.251. 105 Việc th ừ a nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đôi với nhân dân ta không chỉ là lý trí, mà đã là tình cảm tự nhiên do thực tế đất nước và cuộc sống mang lại. Do vậy, cách đây mấy năm trào lưu đa nguyên đa đảng từ ngoài tấ n công vào m ạnh mẽ như vậy, mà vẫn không tìm được chỗ đứng ỏ nước ta. Song vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là vấn đề tồn đọng của lịch sử nhận thức ở nước ta. Khi thì âm ỉ, khi thì bùng lên. Cái chính là vừa do quan niệm vấn đề lãnh đạo chưa mấy sáng tỏ, mà trong thực tiễn cũng chưa đủ sức thuyết phục xã hội, và ngay trong bản th ân giai cấp công nhân. Đây là vấn đề lâu dài. ơ đây tôi xin có một số nhận thức bước đầu. Lãnh đạo là gì? Theo chúng tôi, lãnh đạo theo cách hiểu mở rộng và khoa học là hướng, là thúc đẩy sự vật xã hội vận động theo đúng quy luật khách quan. Những tiền đề và điểu kiện quy định là: Một là, sự vật ở đây là xã hội đã đủ nhân tố chủ quan cho chín muồi cho sự chuyển biến từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao, từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác. Đây là một quy luật tiến hoá nghiêm ngặt mà không ít nước muôn đốt cháy giai đoạn đều phải trả giá rấ t đắt - làm lại. Hai là, giai cấp công nhân nào đó được coi là lực lượng lãnh đạo xã hội đương thòi không phải là ý muôn chủ 106 quan của ngưòi đại biểu cho nó áp đặt, mà do điều kiện kinh tế - xã hội -và lịch sử phát triển xã hội quy định. Ba là, nói giai cấp lãnh đạo không chỉ dành riêng cho giai cấp công nhân), mà về thực chất tư tưởng và lý tưởng của giai cấp đó có trùng hợp với sự phát triển đi lên của xã hội hay không. Lịch sử phát triển xã hội loài ngưòi đã minh chứng điều đó, lãnh đạo xã hội nô lệ là chủ nô, xã hội phong kiến là lãnh chúa, vua quan phong kiến, xã hội tư bản là giai cấp tư sản; xã hội xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân. Các giai cấp đó chính là tiêu biểu cho từng chế độ xã hội, phù hợp với sự phát triển đi lên của từng chế độ xã hội. Khi chế độ xã hội đó không còn là mục tiêu và động lực phát triển nữa, thì giai cấp đó cũng hết vai trò lịch sử. ... Như vậy, vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nh ân Việt Nam là tấ t yếu lịch sử; hay như thưòng nói là sứ mệnh lịch sử xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân sau khi đã làm xong sứ mệnh th ứ nhất là xoá bỏ chế độ xã hội cũ: phong kiến, thực dân, tư bản. N hưng vai trò lãnh đạo dù tấ t yếu, cũng là ở dạng khả năng. Bởi vi như chúng ta đã từng chứng kiến, giai cấp côrug nhân nếu tự nó thì cũng có thể bị cuốn theo guồng m ấy tư bản chủ nghĩa và đi theo chủ nghĩa tư bản dù không :nuốh. Nếu được giác ngộ và có tổ chức thì sẽ đi theo chủ nghĩa xã hội... N hân tố giác ngộ đó chính là Đ ảng Cộng ỉản. Bởi duy nh ất chỉ có Đảng Cộng sản, 107 tổ chức bao gồm những người (trong và ngoài giai cấp công nhân) nắm vững quy luật phát triển của xẽ hội, đại biểu trung thành lý tưởng và lợi ích của giai cấp công nhân (cũng là của dân tộc) và thực tiễn đất nước, mối đề ra được chủ trương, đường lối, cách mạng và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Đảng là nhân tô" quyết định tiến khả năng lãnh đạo thành hiện thực lãnh đạo của jiai cấp công nhân. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rấ t lớn. Bởi như Bác Hồ đã nói: "Giai cấp công nhân mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được; lả n g mà không có giai cấp công nhân cũng không làm đưcc gì"0 . "Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vi mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng". Nghị quyết 6 Trung ương Đảng khoá X ngày 28-01-2008 "về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". n Nói chuyện ở trường Cán bộ Công đoàn ngày 19-1-1957. Hồ Chí Minh tuyển tập, T.2, Nxb Sự thật. H.1980, tr.50. :oa Như vậy, sứ mệnh lịch sử hiện nay của giai cấp công nhân Việt Nam là vừa lãnh đạo (định hướng) vừa là lực lượng nòng cốt đi đầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một sự nghiệp hết sức nặng nề và vô cùng vẻ vang. Đó đồng thời cũng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và là nội dung lãnh đạo chủ yếu của Đảng đốì với giai cấp công nhân trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo xã hội, Đảng lại lãnh đạo giai cấp công nhân, có phải là song trùng lãnh đạo, tức là nhân dân chịu hai tầng lãnh đạo là giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản, gây khó khăn cho nhân dân "nhiều cha, con khó lấy chồng" như có người cạn nghĩ nghĩ thế? Hơn thế, có người thiếu thiện chí, thậm chí kẻ xấu muốn phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với xã hội còn cho rằng sự lãnh đạo "song trùng" như thê là trái với lôgích và gây nhiễu loạn xã hội. Về Đảng lãnh đạo và giai cấp công lãnh đạo, chúng tôi đã diễn giải rõ luận điểm của Tổng Bí thư Lê Duẩn về vấn đề này trong phần nói về "Đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân lãnh đạo". ở đây, chúng tôi nói rõ hơn Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân là tấ t yếu lịch sử. Sự tấ t yếu lịch sử đó bắt nguồn từ: về m ặt mục đích chiến đấu tức lý tưởng của Đảng trùng hợp với lý tưởng của giai cấp công nhân, hay nói cách khác là Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lý tưởng chiến đấu của giai cấp công nhân là xoá bỏ mọi áp bức 109 giai cấp, dân tộc, xây dựng xã hội không có người áp bức, bóc lột người - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa - làm lý tưởng của Đảng, bởi "Ngoài lợi ích của giai cấp và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác"n . "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc"(Chương Đảng và những vấn đề cơ bản về chân dung Đảng "Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam", 2006, trang 3-4). "Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam" (Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2006). Đảng là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân là lực lượng tiền phong chiến đấu của Đảng, cũng là lực lượng tiên phong của dân tộc; mốì quan hệ Đảng - giai cấp là mối quan hệ máu thịt, tức là có cái này mới có cái kia và ngược lại. Chừng nào mối quan hệ máu - th ịt đó bị tách rời, thì giai cấp công nhân sẽ mất người dẫn đường, tự mình chỉ có thể dẫn tới "chủ nghĩa công liên" (theo Lênin) tức là vẫn chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản; Đảng cũng sẽ mất đội quân tiên phong chiến đấu của mình. Cả hai tấ t yếu đều không có đủ sưc mạnh, không còn là ° Hồ Chí Minh - Đạo đức cách mạng, Tuyển tập, T.2, Nxb Sự thật, H.1980, trSH. 110 lực lượng lãnh đạo xã hội nữa. Nói cách khác là Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân đã tự vô hiệu hoá vai trò lịch sử của mình đối với dân tộc và thòi đại. Đó là bài học vô cùng đắt giá và cay đắng của các Đảng Cộng sản các nước xã hội chủ nghĩa trong cơn sụp đổ và tan rã những năm cuôl th ế kỷ XX. Chính vì vậy, mà qua quá trình lãnh đạo cách mạng suốt 80 năm qua, bằng kinh nghiệm xương máu của mình, Đảng ta đã rú t ra bài học lịch sử có tính nguyên tắc là "Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng". Nội dung Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân Như trên đã nói, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu là nhằm hiện thực hoá sứ mệnh của giai cấp công nhân trong đòi sống xã hội nước ta. Vối vị trí vừa là lãnh đạo vừa là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của cách mạng nước ta, vai trò của giai cấp công nhân nước ta phải thể hiện trên mọi mặt của đời sông xã hội; nhưng tập trung nhất là trên ba mặt trận chủ yếu là chính trị - tư tưởng, kinh tế và văn hoá. v ề chính trị - tư tưởng là nhằm làm sao cho chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh tức lý tưởng và tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân trở thành lẽ sông, lối sống và đạo đức của xã hội ta. Có như th ế mới là "liều thuốc kháng sinh" để miễn dịch và chủ động tấn công thắng lợi với mọi quan điểm, tư tưởng của bọn thù địch với chủ nghĩa xã hội và của bọn cơ hội chống chế độ, chông Đảng, chông nhân dân. 111 Nội dung này chỉ có thể trở thành hiện thực bằng sự hoạt động đồng bộ của cả hệ thống chính trị; trong đó, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên giữ vai trò quyết định. Trong Đảng, bên cạnh m ặt tích cực là "phần đông cán bộ, đảng viên kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, ra sức phấn đấu thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước...; sự nhất trí vối đường lối của Đảng ngày càng tăng...; tính năng động, chủ động, sáng tạo của đảng viên trong nhiều lĩnh vực hoạt động được nâng cao hơn...". (Nghị quyết năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tư tưởng và lý luận trong tình hình mới). Trong nhăn dân, thành tựu của công cuộc đổi mới đã củng cố và nâng cao hơn niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mối, hăng hái thực hiện đưòng lôi, chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước... Tính năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân được phát huy ngày càng rõ... " (Sđd trên). Song điều đáng về tư tưởng chính chủ nghĩa cá nhân phí trong một bộ nghiêm trọng"(*). quan tâm là "Tình trạng suy thoái trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phận cán bộ, công chức diễn ra (,) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006, tr.65. 112
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan