Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 7b448

.DOC
36
379
76

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu ngành càng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phong phú như thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ… Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lượng lớn lao động cho quốc gia. Với nước ta là một nước đông dân và dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào , giá nhân công rẻ. Do đó phát triển công nghiệp dệt may là hết sức phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Trong thời gian vưa qua ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Hiện nay trong điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh ngành càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp dụng cho mình một phương thức sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn có. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, kịp thời đưa ra các giải pháp trong kinh doanh. Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long tự hào là một doanh nghiệp cổ phần đầu tiên, doanh nghiệp dệt may lá cờ đầu của tỉnh, chuyên sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu và phục vụ thị trường may mặc trong nước. Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà. Song yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho ngành dệt may nước nhà. Là một sinh viên kinh tế đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế dưới sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa KT & KDQT đã Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 1 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế giúp em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong quá trình thực tập này. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng nhiệt tình của cô giáo PGS.TS.Nguyễn Thị Hường, sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc các phòng chức năng đặc biệt là phòng Xuất khẩu của Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long đã giúp đã em hoàn thành bản báo cáo này. Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thu thập và sử lý số liệu còn nhiều thiếu sót mong được sự chỉ dẫn của thầy cô và các bạn để em hoàn thành tốt hơn bản báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời gian tới. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Hưng yên, ngày 25 tháng 1 năm 2008 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Dang Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 2 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP I – Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may & dịch vụ Hưng Long. 1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần may & dịch vụ Hưng Long Tên công ty: Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long Tên giao dịch và đối ngoại: Hưng Long garment stock and service company. Giấy phép kinh doanh số: 0503000001 do Tỉnh Hưng Yên cấp ngày 16/02/2001. Tiền thân là xí nghiệp may Mỹ Hào thuộc công ty may Hưng Yên được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1996. Ngày 18 tháng 12 năm 2000 Bộ công nghiệp có quyết định số 70/2000QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc chuyển xí nghiệp may Mỹ Hào trực thuộc công ty may Hưng Yên thành công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Đến tháng 01/2001 công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG. Tên giao dịch của công ty: HƯNG LONG GARMENT AND SERVICE STOCK COMPANY. Tên viết tắt: HƯNG LONG ST.Co Trụ sở chính: Đặt tại km 24 - quốc lộ 5A – xã Dị Sử - Huyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên. Hoạt động kinh doanh của công ty là: Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh xưởng sản xuất, văn phòng làm việc, xuất nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu ngành may, kinh doanh và cho thuê các loại thiết bị, phụ tùng máy may công nghiệp. Vốn điều lệ: 7 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 1.190 triệu đồng chiếm 17% vốn điều lệ. + Vốn do cổ đông là công nhân đóng gớp 3.500 triệu đồng chiếm 50% vốn điều lệ. + Vốn do cổ đông khác: 2.310 triệu đồng chiếm 33% vốn điều lệ. Tổng số lao động: 540 cán bộ công nhân viên. Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 3 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế 1.2. Quá trình phát triển Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng có những biến chuyển sâu sắc, ngành dệt may đang có những bước chuyển mình to lớn cùng với những khó khăn thách thức và những thuận lợi do công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước đem lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách nền kinh tế kể từ năm 1986. Đặc biệt hơn cả là hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết năm 2001, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong chiến lược xâm nhập vào một thị trường cho hàng may mặc nói riêng và một thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung của nhà nước, của ngành dệt may cũng như của công ty. Với nền tảng là công ty may Hưng Yên, với sự nhạy bén và linh hoạt của Hội Đồng Quản Trị, sự chỉ đạo sáng tạo của ban Giám Đốc công ty. Đã khai thác một cách hiệu quả những thuận lợi và cơ bản đã khắc phục được những khó khăn, bước đầu đã tạo được uy tín của công ty trên thị trường xuất khẩu, uy tín trong ngành và sự tin tưởng nơi khách hàng về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu và được thị trường trong và ngoài nứơc chấp nhận. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường từ các thị trường khó tính đến các thị trường khác, từ châu âu, á, phi cho đến châu úc. Như Hàn Quốc Nhật Bản, Singapo, Đài Loan, Anh, Đức, Italia, Czech, Mỹ, Úc, Pakistan,niuzilan…Vào tháng 6/2002 công ty đã ký hợp đồng đầu tiên với khách hàng Mỹ, đánh dấu bước ngoặt lớn khi thâm nhập thị trường Mỹ rộng lớn và đầy tiềm năng này. Qua hơn 6 năm hoạt động dưới hình thức cổ phần hoá với nhiều khó khăn trong mô hình quản lý mới. Nhưng đến nay công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất. Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Năm 2002 công ty chỉ có 1800m2 mặt bằng nhà xưởng để sản xuất. Xét thấy qui mô sản xuất còn nhỏ nên đầu năm 2002 công ty đã quyết định đầu tư 4.929 triệu đồng để xây dựng khu sản xuất 4 tầng với tổng diện tích mặt bằng 5400m 2. Và đầu tư 3000 triệu đồng để mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Công ty đã tuyển và đào tạo thêm lực lượng lao động cho sản xuất. Hiện nay công ty đã có 22 chuyền sản xuất may, tổng giá trị tài sản nên tới 41.760 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho 2100 lao động, thu nhập bình quân đạt 1.614.000đồng Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 4 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế /người/tháng. năm 2006 và có phân xưởng công nhân có thu nhập tới 2 triệu đồng/người/tháng. Với tổng số thết bị là 1800 ( năm số liệu thống kê phòng tài vụ công ty Hưng Long 2007) thì năng lực sản xuất mỗi năm của công ty lên tới là : 5.500.000sản phẩm/năm. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 1.3.1.Chức năng của công ty Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc và làm công tác dịch vụ như: Giặt là công nghiệp, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh các ngành nghề tổng hợp mà pháp luật cho phép. 1.3.2.Nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long được thành lập để huy động vào sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh về hàng may mặc và các lĩnh vưc khác nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa cho công ty nói chung và cho các cổ đông nói riêng. Tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh và các khu vực khác ngoài tỉnh, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách của nhà nước và phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, của công ty. 1.3.3.Sản phẩm chính của công ty  Áo jăcket  Quần soóc  Quần Âu nam & nữ  Áo sơ mi  Áo tắm  Và một số sản phẩm may mặc khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 5 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế BIỂU CÁC MẶT HÀNG CHỦ YẾU VÀ THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY TT Mặt hàng Thị trường hiện nay 1 Áo Jăcket Nhật, EU, Hàn Quốc, Thụy Sĩ 2 Áo dệt kim Nhật, EU, Mỹ 3 Jile Hàn Quốc, Đài Loan 4 Sơ mi nam, nữ Hà Lan, EU, Nhật, Czech 5 Quần Nhật, EU, Hồng Kông 6 Veston Đài Loan, Mỹ, EU 7 Comple EU, Brazil 8 Hàng thể thao EU, Mỹ  Phần trăm (%) thị phần. Hoa Kỳ Châu Âu Châu Á Khác 60% 25% 15% 10%  Phần trăm (%) chủng loại hàng hoá Nam Nữ Trẻ em 65% 25% 10%  Phần trăm (%) giao hàng Đường không Đường Biển Hàng lẻ( thị trường trong nước) 5% 85% II - CƠ CẤU TỔ CHỨC 10% 2.1.Bố trí mặt bằng sản xuất. Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long có diện tích khá rộng, trong đó bao gồm cả khu vực hành chính và khu vực sản xuất. Và được phân bổ như sau: Công ty: ĐVT: m2  Khu văn phòng  Phòng kỹ thuật : 160 m2  Xưởng giặt : 200 m2  Xưởng thêu : 50 m2 Sinh viên: Nguyễn Thị Dang : 1200 m2 6 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Khu A Tổng diện tích : 16000 m2  Xưởng sản xuất : 4000 m2  Kho nguyên liệu : 600m2  Kho phụ liệu : 464m2  Xưởng cắt : 400m2  Kho thành phẩm : 500m2 Khu B Tổng diện tích : 30 000m2  xưởng sản xuất : 4 400m2  kho nguyên liệu : 600m2  xưởng cắt : 300m2  kho thành phẩm : 300m2 Nhà xưởng đảm bảo thông gió thoáng mát, và có đủ ánh sáng làm việc cho công nhân. 2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long là một doanh nghiệp cổ phần hoá, bộ máy quản lý của công ty được áp dụng theo cơ cấu trực tuyến tham mưu. Dựa vào những ưu điểm vốn có của nó mà ban lãnh đạo công ty đã xây dựng một cơ cấu rất phù hợp với tình hình sản xuất cho công ty như hiện nay. Biểu hiện thì đây là một cơ cấu tinh giảm gọn nhẹ cho bộ máy quản lý, tiếp cận và sử lý thông tin nhanh. Bên cạnh đó nó còn cho phép phát huy tốt công tác quản lý và điều hành tập trung được trí tuệ, sức mạnh tập thể và sự sáng tạo của các cá nhân, công việc của các phòng ban được phân định rõ ràng. Bên cạnh đó còn tận dụng được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cấp trên, đồng thời tham khảo ý kiến đóng góp của cấp dưới một cách xác thực hơn để giải quyết công việc. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 7 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp HĐQT Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Giám đốc PGĐ SX PGĐ KT Phòng XNK-KH Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng tổ chức Phòng hành chính PX.may PX. thêu PX. giặt PX.Hoàn thành 2.3. Chức năng nhiêm vụ của các phòng ban, bộ phận Nhìn vào sơ đồ ta thấy bộ máy quản trị của công ty được chia làm 3 cấp  HĐQT là cấp cao nhất của công ty: là bà Lương Thị Hữu là cấp chỉ huy cao nhất của công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích đến quyền lợi của mọi cổ đông, của chính công ty. Đề ra phương hướng và chiến lược kinh doanh của công ty.  Ban Giám đốc. Do HĐQT bổ nhiệm. Ông: Đỗ Đình Định là người trực tiếp tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật của nhà nước về tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh, đối nội và đối ngoại của công ty, cơ bản là thực hiện các chức năng.  Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ  Lập kế hoạch tổng thể dài hạn và ngắn hạn  Đầu tư xây dựng cơ bản Phó Gián Đốc: là người giúp đỡ giám đốc theo các trách nhiệm được giao. Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 8 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế  Phòng ban chức năng. * Phòng XNK-KH: Lập kế hoạch và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty, phụ trách trong việc chỉ đạo hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Nhiệm vụ cơ bản của họ là: + Phân bổ kế hoạch hàng tháng, quý cho các phân xưởng + Xây dựng kế hoạch khai thác, khả năng hợp tác sản xuất với bên ngoài + Chỉ đạo xây dựng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng gia công với đối tác trong và ngoài nước + Nghiên cứu khảo sát thị trường, đề xuất các giải pháp cụ thể trong hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở pháp luật hiện hành về công tác xuất nhập khẩu. + Tổ chức sử dụng và quản lý vật tư trong công ty + Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm của công ty. + Tiếp nhận và giao dịch trực tiếp với khách hàng * Phòng kỹ thuật. Chức năng: Tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác xử lý sử dụng kế hoạch và biện pháp dài hạn, ngắn hạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào trong thiết kế, sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ: + Quản lý quy trình công nghệ: Xây dựng và quản lý dây truyền sản xuất quy trình công nghệ theo dõi kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy trình quy phạm đã đề ra. + xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hào vật tư trong tháng, có báo cáo kết quả thực hiện và định mức của công ty + Xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty theo thường kỹ + Phối hợp với phòng tổ chức huấn luyện nhân viên sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị công nghệ của công ty. + Kiểm tra chất lượng các lô hàng hoá giải quyết các khứu nại về chất lượng hàng hoá. * Phòng tài vụ: Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 9 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý tài chính của công ty. Nhiệm vụ: + Lập và thực hiện các kế hoạch về kế toán, thống kê, tài chính + Theo dõi kịp thời, liên tục và có hệ thống các số liệu về lương, tài sản, vốn và quỹ của công ty + Quyết toán tài chính hàng tháng, quý năm theo đúng thời gian và biểu mẫu quy định + Hạch toán kinh tế cho từng thời kỳ, xây dựng giá thành cho từng sản phẩm. + Nộp thuế đầy đủ theo quy định của nhà nước, lập và trình duyệt kế hoạch thu chi tài chính với cấp trên. * Phòng Tổ chức Chức năng: Tham mưu với giám đốc các vần đề trong tổ chức lao động và tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật trong lao động sản xuất. Tuyển dụng và đào tạo lao động cho công ty. Nhiệm vụ: + Xây dựng mô hinh bộ máy quán lý công ty, mô hình bộ máy quản lý phân xưởng + Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, phòng ban phân xưởng, bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị trong từng giai đoạn. + Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lý + Thực hiện thường xuyên công tác đào tạo tuyển dụng lao động mới để luôn đảm bảo lao động cho công ty + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất + Tổ chức bảo vệ tuần tra canh gác bảo vệ tài sản cho công ty. * Phòng Hành chính. Chức năng: thực hiện công tác quản lý hành chính, công tác y tế chăm lo sức khoẻ của cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhiệm vụ: Làm công tác quản lý hành chính tiếp khách của công ty, công tác vệ sinh, y tế khám cấp thuốc cho cán bộ công nhân viên… III - Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 3.1. Đặc điểm về sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 10 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long chủ yếu là nhận gia công hàng may mặc cho các đối tác nước ngoài và cho các khách hàng trong nước. Các mặt hàng gia công xuất khẩu chủ yếu của công ty trong 3 năm gần đây không có gì thay đổi chủ yếu là các mặt hàng sau: Áo sơmi, jilê, jắckét, quần và quần áo tắm. Các sản phẩm chủ yếu mà công ty nhận gia công chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo thiết kế cho đến các nguyên phụ liệu chính cũng là do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm truyền thống công ty còn có thêm một số các sản phẩm mới như váy, khăn tắm găng tay, quần áo bảo hộ lao động…sản xuất trên các dây chuyền may với các kích cỡ khác nhau. 3.2. Đặc điểm về lao động của Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long . Như chúng ta đều biết yếu tố nguồn nhân lực là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, hơn nữa do đặc thù của ngành sản xuất là sử dụng nhiều lao động nên ban giám đốc công ty hết sức quan tấm đến vẫn đề tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty. Là doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước ngay ngày đầu thành lập, Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long chỉ có khoảng 540 cán bộ công nhân viên trong đó là 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Cho đến nay cán bộ công nhân viên đã tăng lên hơn 1.410 người( tính đến hết ngày 31/12/2005) trong đó có 1.278 là lao động trực tiếp chiếm 90,6%, còn lao động gián tiếp 132 người chiếm 9,3%. Công nhân sản xuất chính chiếm 1.220 ngưới chiếm 86,5% tổng số cán bộ công nhân viên, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt vì họ là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, công nhân phụ chiếm 4,1% đa số là làm các công việc phụ trợ. Trong tổng số 1.410 cán bộ công nhân viên có 1.217 là lao động nữ giới chiếm 86,3% còn nam giới có 193 người chiếm 13,7%. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 75 người chiếm 5,3% tổng số cán bộ công nhân viên chủ yếu là lao động gián tiếp, trung cấp là 226 người chiếm 16%. Bảng 1.1 thực hiện kế hoạch lao động năm 2005 Kế hoạch Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng ( người) ( %) Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 11 Thực hiện Số Tỷ So sánh Tuyệt Tương lượng trọng đối đối (người) (%) (%) (%) Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Tổng cộng CBCNV 1.350 100 1.410 100 66 1. Số lượng CNSX 1.220 90.4 1.278 90,6 58 - CNSX chính 1.162 86,1 1.220 86,5 58 - CNSX phụ 58 4,3 58 4,1 0 2. Lao động gián tiếp 130 9,6 132 9,3 2 ( Số liệu do phòng tài vụ công ty Hưng Long cung cấp năm 2005) 104,4 104,7 105 101,5 * Về thời gian lao động. Căn cứ vào tình hình sản xuất quy định thời gian sử dụng lao động như sau: Đối với CBCNV làm việc 24 công / tháng Đối với công nhân sản xuất trực tiếp như công nhân may, là giặt… do tình hình sản xuất, yêu cầu phải giao hàng gấp thì huy động thêm làm việc cả chủ nhật và sẽ được tính lương 200% so với ngày công bình thường nếu làm thêm vào các ngày lẽ tết như 30 – 4 hay 1- 5 thì được tính lương 300%( Theo quy chế thời gian sử dụng lao động của công ty). Thời gian làm việc 8h/ngày. Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 12 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Bảng 1.2 thực hiện thời gian lao động năm 2005 So sánh TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chỉ tiêu ĐVT KH T.hiện Tuyệt đối Tổng CBCNV người 1350 1410 60 Ngày công theo lịch ngày 492750 514650 21900 Ngày lễ + CN ngày 81000 69264 -11736 Ngày công chế độ ngày 411750 445386 33636 Nghỉ phép năm ngày 16200 16920 720 Ngày nghỉ ốm ngày 12825 9870 -2955 Ngày nghỉ thai sản ngày 5400 4200 -1200 Ngày nghỉ con ốm ngày 6615 2820 -3795 Nghỉ do tai nạn LĐ ngày 750 320 -425 Ngày nghỉ hội họp ngày 2700 2115 -585 Ngày nghỉ vô lí do ngày 150 150 Ngày công LĐ thực tế ngày 367260 408968 41708 Số ngày công bq tháng ngày 22,67 24,17 ( Tài liệu được cung cấp từ phòng tài vụ công ty may Hưng Long 2005) Tương đối 104,4 104,4 85,5 108,1 104,4 77 77,7 42,6 43,3 78,3 111,4 - Qua bẩng ta thấy số ngày công thực hiện vắng mặt vớ các lý do là 36.400 trong đó : + Ngày phép : 16.920 công + Ngày nghỉ thai sản, ốm : 17.215 công + Ngày nghỉ vô lí do : 150 công + Nghỉ công tác hội họp : 2.115 công Số ngày công nghỉ có lý do của công ty như nghỉ thai sản, công ốm là rất lớn vì số công nhân của công ty đa phần là nữ chiếm 86,6% tổng số CBCNV. Biết rõ vấn đề đó ban lãnh đạo công ty đã đề ra các biện pháp như sinh đẻ có kế hoạch, cải thiện môi trường sống và làm việc chăm lo sức khoẻ của mọi người. Vì vậy trong năm 2006 công ty đã giảm được 8.960 công nghỉ ốm đau, thai sản so với kế hoạch đề ra. 3.3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị của Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, công ty đã có một số máy móc thiết bị khá và được nhập chủ yếu từ các nước Nhật và Đài loan… Bảng 1.3. thiết bị của công ty trong ngày đầu thành lập Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 13 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế TT Chủng loại Số lượng Xuất sứ 1 Máy may công nghiệp 248 Đài loan 2 Máy may công nghiệp 215 Nhật Bản 3 Máy vắt sổ 5-7 kim 12 Nhật Bản 4 Máy thùa khuy 14 Đài loan 5 Máy bổ túi 4 Nhật bản 6 Máy dò kim 1 Nhật bản 7 Máy thêu 1 Đài loan 8 Máy giặt sấy 5 Đài loan tỏng số 500 ( Số liệu lấy từ phòng kỹ thuật công ty may Hưng Long năm 2001) Khi nền kinh tế có sự chuyển biến, thị trường hàng dệt may trở nên sôi động hơn, thì công ty đã nhanh chóng thay đổi hướng đi của mình là sản xuất, gia công phục vụ nhu cầu xuất khẩu là chính. Lúc này thiết bị của công ty được đầu tư lúc đầu đã lạc hậu không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu. Do vậy công ty đã tiến hành mua sắm, lắp đặt một số máy móc mới để thay thế dần máy móc cũ cho đến nay, công ty đã có một số máy móc khá lớn và hiện đại cụ thể là: Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 14 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Bảng 1.4: Danh mục toàn bộ thiết bị năm 2004 TT Tên thiết bị số lượng Nhãn hiệu Nước SX 1 Máy may CN 461 Tungshing Đài loan 2 Máy may CN 324 Juki Nhật 3 Máy may CN 234 Shijuba Đài loan 4 Máy thêu 1 Juki Nhật 5 Máy thùa khuy 36 Juki Nhật 6 Máy thùa khuy 8 Tungshing Đài loan 7 Máy bổ túi 22 Juki Nhật 8 Máy vắt sổ 5-7 kim 37 Juki Nhật 9 Máy vắt sổ 5-7 kim 11 Tungshing Đài loan 10 Máy giặt sấy 5 Tungshing Đài loan 11 Máy dò kim 2 Juki nhật 12 Máy thùa đầu bằng 52 Tungshing Đài loan 13 Máy xén vải 7 Juki Nhật Tổng 1.200 ( Số liệu được cung cấp phòng kỹ thuật công ty may Hưng Long năm 2004) Hiện nay thiết bị của công ty khá là hiện đại, và rất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của công ty. Theo tình hình phát triển của nền kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới và ngành dệt may nói riêng thời gian qua của công ty may Hưng Long thì số hợp đồng xuất khẩu đã tăng nhiều do đó công ty đã đầu tư vào mua sắm thêm trang thiết bị và giờ nó lên tới gần 1800. Do vậy sản lượng của công ty hàng năm lên tới 5.500.000sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 15 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Bảng 1. 5: Danh mục máy móc thiết bị của công ty Hưng Long năm 2007 Tên thiết bị Nhãn hiệu số lượng Máy may công nghiệp Juki, Brother 600 Máy vắt sổ 6 chỉ Juki 71 Máy vắt 3 chỉ Pegasut 10 Máy vắt sổ 4 chỉ Siuba, juki, pegasut, 123 Máy trần đè 3 kim 5 chỉ Lansai, Juki, siruba, pegasut 113 Máy đính bộ Juki, brother 54 Máy 2 kim móc xích kép1/4 Toyota, Mitsubisi, Juki 23 Máy 2 kim chỉ tết Juki 12 Máy thùa khuy đầu tiên Recee, Jukop, Brother 14 Máy thùa khuy đầu bằng Juki, Brother 19 Máy cuốn ống Brother, Toyota, Juki 23 Máy cúc điện tử Juki, 33 Máy hai kim mặt băng Juki, brother, taking, Nitaka 189 Máy chạy dây vắt sàng Karsa, juki 6 Máy bổ túi Juki 4 Máy một kim dao xén Juki, Toyota, Brother 44 Máy ziczắc Juki, Brother 6 Máy vắt gấu Juki, Brother 4 Máy may công nghiệp các loại Juki, Brother 312 Máy jolô Zayshing 14 Máy dập cúc TSSM 15 Bàn là Brother 60 Máy vắt sổ 5 chỉ Juki 28 Máy dò kim 3 Juki 3 Tổng 1.740 ( sô liệu được cung cấp tại phòng kỹ thuật có điện công ty Hưng Long 2007) Tuy nhiên thì việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc cũng được công ty hết sức quan tâm. Hàng tháng phòng kỹ thuật cơ điện của công ty đề có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy móc trang thiết bị cho từng phân xưởng theo các chế độ sau. + Tiểu tu : 3 tháng/lần + Trung tu : 6 tháng /lần + Đại tu : 1 năm/lần Mỗi phân xưởng đều có cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, bảo dưỡng máy thường xuyên hàng ngày. 3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty Hưng Long Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 16 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành lên sản phẩm. Chất lượng của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm đó. NVL của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ Nguyên vật liệu chính và phụ dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất, đối với công ty thì nguyên vật liệu chính và một số phụ là do khách hàng cung cấp và được chuyển về từ nước ngoài như vải, mex, xốp, kềm theo phụ liệu như khoá, cúc, khuy, chỉ,... Qua thực tế các năm làm gia công cho khách hàng, nhìn chung nguyên vật liệu và phụ liệu gửi sang đảm bảo chất lượng về độ bền cơ lý, độ co dãn và về màu sắc. Tuy nhiên, có nhược điểm là hàng về không đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho việc điều độ cung cấp vật tư cho các phân xưởng để sản xuất sản phẩm và giao hàng đúng hẹn. 3.5. Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu vốn. (Theo báo cáo tháng 31/12/2001) Những ngày mới thành lập Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long có: + Số vốn điều lệ là 7.000.000.000đồng (theo báo cáo tháng 31/12/2001) + TSCĐ có trị giá là 6.201.22.512đồng ( lúc bấy giờ) + Tổng nguồn vốn kinh doanh là 7.559.037.054 đồng Bao gồm: - Nguồn vốn CSH - Nợ phải trả Sinh viên: Nguyễn Thị Dang : 4.891.987.912đồng : 2.664.049.622 đồng 17 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Bảng 1.6 Sau một năm kinh doanh thì cơ cấu nguồn vốn của công ty đã có sự thay đổi đáng kể, thể hiện qua bảng sau: (Đơn vị tính: đồng) TT I Chỉ tiêu Nguồn vốn nợ phải trả: Giá trị hết năm 2001 4.991.824.756 1.Nợ vay ngắn hạn 4.819.945.756 Vay NH 343.514.005 Nợ dài hạn đến hạn trả - Phải trả cho người bán 1.652.419.516 Người mua phải trả tiền trước - Thuế và các khoản phải nộp 651.273.560 Phải trả cho CBCNV 2.051.283.454 Các khoản phải nộp khác 121.455.171 2. Nợ dài hạn - 3. Nợ khác II 171.897.000 Nguồn vốn chủ sở hữu: 10.216.121.543 1. Vốn Quỹ 10.132.321.043 - Vốn kinh doanh 7.000.000.000 - Lợi nhuận chưa phân phối 3.132.321.043 - Quỹ khen thưởng 83.800.500 Tổng 15.207.946.299 ( số liệu được cung cấp phòng phòng tài vụ Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long 2001) Nhìn vào bảng số liệu trên thì qua một năm sản xuất công ty đã thực sự đạt được thành tựu đáng để. Công ty rất quan tấm đến trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…cụ thể: - Quỹ đầu tư phát triển năm 2001: 626.464.208 đồng chiếm 20% - Qũy dự phòng tài chính 2001 là: 313.232.104 đồng chiếm 10% - quỹ khen thưởng năm 2001 là : 156.616.052 đồng chiếm 5% - quỹ phúc lợi năm 2001 là : 156.616.052 đồng chiếm 5% - chia cổ tức năm 2001 là : 2.036.008.679 đồng chiếm 24% Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 18 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Đây chính là những hoạt động nhằm bảo đảm và phát triển vốn sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của công ty. Chắc chắn những năm tiếp theo các hoạt động đó vẫn sẽ được tiếp tục và đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn. BẢNG 1.7 :BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 Các chỉ tiêu ĐV T.H.năm 2004 I/Tổng sản lượng SP 3.752.450 4.000.00 0 5.045.78 4 USD 3.370.670 Doanh thu tiêu thụ Trong đó: DT gia công - DT của các đơn vị vệ tinh -Bán sản phẩm tồn -Doanh thu DV khác tỷ đồng tỷ đồng 60,315 50,291 3.500.00 0 57 55 4.041.88 7 74,9 65,570 tỷ đồng 5,494 4,997 tỷ đồng triệu đồng 0,457 4.073 0,729 3,627 III/Chi phí Trong đó Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý Chí phí bán hàng IV/Thu nhập từ hoạt động tài chính V/Lợi nhuận trước thuế thuế GTGT(25%) tỷ đồng “ “ “ “ triệu đồng tỷ đồng 54,1 50,5 43,3 6,4 4,36 135,6 VI/Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận năm trước chuyển sang Lợi nhuận trong năm Chia lãi cổ đông Trích các quỹ lợi nhuận còn lại II/Doanh thu Doanh thu sản xuất KH.năm 2005 T.H năm 2005 Tỷ lệ So với So năm KH(%) 2004(%) 126% 134% 115,5 120 124,9 119 124,2 130,4 66,5 131,7 122,9 40 6 4,5 500 56,12 5,7 4,7 857 171,4 632 6,34 7 9,25 132,2 145,8 “ 1,58 1,75 2,31 tỷ đồng 4,76 5,25 6,94 Tr. đồng 467 955,5 Tr. đồng “ “ “ 4.760 2.367,5 1.904 955,5 6.939 2.614,2 2.775,6 2.504,7 VII/Lao động và thu nhập Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 19 Lớp: KDQT 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kinh doanh quốc tế Lao động bình quân Người 1.383 1.450 1.535 105,8 trong năm Lao động đầu năm “ 1.316 1.450 LĐ tăng trong năm “ 334 503 LĐ giảm trong năm “ 200 312 LĐ cuối năm “ 1.450 1.641 Thu nhập 1000Đ 1.528 1.500 1.641 Bquân/tháng Trong đó: lương “ 1.225 1.272 Thưởng và các khoản “ 303 342 khác VIII/Đầu tư Tổng giá trị Đtư tỷ đồng 5,068 13,2 9,085 68,8 Trong đó: máy “ 2,231 3 4,174 móc,thiết bị ĐTư mở rộng “ 2,837 10,2 4,911 Khấu hao TSCĐ “ 5,225 5,5 6,071 110,4 (số liệu lấy từ phòng kế toán thống kê của công ty Hưng Long năm 2005) 111 179,3 115,5 Nhìn vào bản báo cáo kế quả kinh doanh năm 2005 ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát đạt cụ thể là lợi nhuận của năm 2005 tăng so với năm 2004 là 124,6% Trải qua 6 năm hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long công ty đã đạt được những thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải những khó khăn trên con đường tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua công ty đã thu được những thành công nhất định như lợi nhuận của công ty cũng như thu nhập bình quân của người lao động ngày một tăng. Vậy nguyên nhân nào giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả cao như vậy? Đó là câu hỏi cần giải đáp của các nhà quản trị. Tìm được giải pháp đó sẽ giúp cho việc hoạch định sản xuất trong những năm tới tiếp tục giành được hiệu quả kinh doanh cao hơn, toàn diện hơn. Sinh viên: Nguyễn Thị Dang 20 Lớp: KDQT 46B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan