Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 5 nội dung cần thiết giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp...

Tài liệu 5 nội dung cần thiết giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

.DOC
3
133
80

Mô tả:

5 NỘI DUNG CẦN THIẾT GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên cần làm tốt 5 nội dung dưới đây và nên đóng khung rồi treo ở trong lớp học, giúp các em tìm hiểu về ý nghĩa của từng nội dung đó. ND 1: XÂY DỰNG TRƯỜNG LỚP XANH, SẠCH, ĐẸP Để làm tốt nội dung này, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, tham khảo ý kiến đóng góp của giáo viên dạy Mĩ thuật để trang trí trong lớp học, sau đó phân công cụ thể từng việc rõ ràng cho từng thành viên trong lớp để các em tự chăm sóc, giữ gìn và có sự giám sát lẫn nhau. Nên tận dụng không gian lớp học trang trí tranh, đồ dùng dạy học, góc thư viện của các lớp, gồm các bảng như: báo tường, nét chữ nết người, tranh ảnh minh họa các trò chơi dân gian… Có các chậu cây xanh được đặt dọc hành lang lớp học. ND 2: DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ, PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM VÀ LỨA TUỔI HỌC SINH. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn gương mẫu trong mọi mặt. Luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện dạy học theo đối tượng học sinh. Đồng thời cần quan tâm học sinh qua giáo viên dạy bộ môn, đặc biệt đề xuất giáo viên bộ môn giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Trong các tiết dạy, giáo viên có thể khuyến khích, động viên các em luôn phấn đấu vươn lên trong các mặt và rèn cho các em tính tự học, tự nghiên cứu, khai thác các thông tin trên mạng. Ngoài ra, có thể tổ chức cho các em tham gia các sân chơi như: An toàn giao thông, giải Toán qua mạng, giao lưu Olympic tiếng Anh. ND 3: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Để thực hiện tốt nội dung này: giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên bám sát kế hoạch của Đội, của nhà trường để triển khai cụ thể và kịp thời nhằm tổ chức cho các em tham gia các cuộc thi. Giáo dục các em thường xuyên nói lời hay, làm việc tốt. Xây dựng các góc học tập vui chơi trong lớp học do các em tự sưu tầm và trưng bày như: Làm báo tường, góc thư viện của lớp, trưng bày các sản phẩm của các em phục vụ cho việc học tập. Tổ chức và động viên các em tham gia các câu lạc bộ như: Võ thuật, múa, cờ vua, cầu lông… và tham gia các cuộc thi: Viết, vẽ về môi trường, an toàn giao thông, kể chuyện có nội dung và chủ điểm rõ ràng. Tổ chức dạy học tìm hiểu về Luật an toàn giao thông, tai nạn đuối nước được đưa vào dạy trong các tiết sinh hoạt tập thể. ND 4: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VUI CHƠI, LÀNH MẠNH “Giáo viên chủ nhiệm cần sưu tầm cùng các em tên các trò chơi dân gian, hình ảnh minh họa, tìm hiểu cách chơi được treo ở trong lớp. Vào các giờ ra chơi, giáo viên có thể cho các em tự tổ chức chơi nhằm tạo không khí vui tươi, thân thiện và mang tính tập thể” ND 5: TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TÌM HIỂU, CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG Ở nội dung này, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với cô giáo Tổng phụ trách, các đoàn thể trong nhà trường thông qua các tiết dạy tìm hiểu về Lịch sử, Địa lý địa phương để giúp các em hiểu thêm về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương thông qua các hoạt động như: Hành trình theo chân Bác, hành trình về nguồn… hoặc mời các cán bộ lão thành cách mạng, các nhà sử học về nói chuyện trong các giờ ngoại khóa v.v… ----- --------- CĐ 2: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH 3 BƯỚC THỰC HIỆN DẠY HỌC PHÂN HÓA I. Phân loại đối tượng học sinh theo trình độ nhận thức Để quá trình dạy học phân hóa thành công, yếu tố quan trọng đầu tiên là giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh chính xác. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần thực hiện những đánh giá ban đầu (thông qua các hình thức đánh giá chính thức hoặc không chính thức) ở một thời điểm gần nhất trước khi tiến hành bài dạy. Từ những đánh giá ban đầu này, giáo viên sẽ xác định được trình độ nhận thức, hứng thú học tập, sự quan tâm của học sinh về chủ đề nội dung học tập sắp tới. Quy trình thực hiện dạy học phân hóa theo đề xuất của tiến sĩ Lê Thị Thu Hương II. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa Căn cứ vào thông tin về trình độ nhận thức của học sinh đã thu thập ở bước đầu tiên, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ được quy định bởi chương trình, giáo viên xây dựng mục tiêu dạy học cho từng đối tượng học sinh, lựa chọn các nội dung dạy học và tiến hành quy trình dạy học theo hướng phân hóa. Riêng với môn Toán, để thực hiện dạy học phân hóa hiệu quả, giáo viên cần thực hiện phân hóa nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh; lựa chọn và kết hợp sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học linh hoạt. Đồng thời, giáo viên có thể cùng với học sinh thiết kế các các bài tập, nhiệm vụ học tập để thông qua đó, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những gì mình đã chiếm lĩnh và có thể làm chủ được. III. Đánh giá và tổng kết Đây là bước giáo viên tiến hành những đánh giá chính thức và không chính thức để từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết, có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học tiếp theo. Một nền giáo dục hiệu quả phải là một nền giáo dục dựa trên nguyên tắc phân hóa. Dạy học phân hóa là con đường tốt nhất để đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực vì nó tạo điều kiện cho học sinh được làm việc với nhịp độ và khả năng khác nhau, phù hợp với mình. Giáo viên sẽ xác định được ai đang ở mức độ nào, ai cần sự trợ giúp, làm thế nào để phát huy tối đa tiềm năng học tập của mỗi cá nhân học sinh. "Dạy học phân hóa, vì thế chắc chắn là một hướng đi quan trọng trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Tuy nhiên định hướng giáo dục này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, bởi lẽ “dạy học hiệu quả là sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa hàng loạt các phương pháp dạy học với những hiểu biết phong phú về cá nhân người học và nhu cầu của các em tại mỗi thời điểm của quá trình dạy học”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan