Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương 47 câu hỏi và lời giải đề cương ôn thi Phương pháp nghiên cứu...

Tài liệu 47 câu hỏi và lời giải đề cương ôn thi Phương pháp nghiên cứu

.DOC
45
5858
129

Mô tả:

Bài giải đề cương ôn thi PPNCKH Lớp Đêm 1 K20 Câu 1: Khi xây dựng một đề xuất nghiên cứu thì việc tóm lược lý thuyết có liên quan sẽ tiến hành đồng thời với quá trình nhận dạng và nêu vấn đề nghiên cứu hay sẽ tiến hành sau khi nhận dạng vấn đề nghiên cứu? Tại sao?....................................4 Câu 2:Trong hai phương pháp: quy nạp và diễn dịch, thì phương pháp nào thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính? Trong nghiên cứu định lượng? Tại sao?.....................................................................................................................................4 Câu 3: Các yếu tố nào thường được sử dụng để nhận dạng mối quan hệ nhân quả?.............................................................5 Câu 4: Trong thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, những biến nào được xem là biến ngoại lai? Cho ví dụ về một thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, và sau đó chỉ ra: biến nguyên nhân biến kết quả, và các biến ngoại lai có thể xuất hiện?..................6 Câu 5: Giả sử anh/chị tiến hành một nghiên cứu điều tra thị trường về hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng mạng điện thoại di động. Những cấu trúc nào thể hiện hành vi của người tiêu dùng cần làm rõ trong đề tài này? Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong đề tài này là gì? Các giả thuyết có thể có trong đề tài nghiên cứu này là gì?...........................................................6 Câu 6: Nêu 1 đề tài nghiên cứu, thành lập câu hỏi,mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu..........................................7 6.1 Đề tài nghiên cứu: Đo lường sự hài lòng của nhân viên trong công ty dịch vu...............................................................7 6.2. Đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dung sản phẩm dịch vu mạng di động Mobiphone.................................10 6.3 – Nhóm 6........................................................................................................................................................................13 6.4. Đề tài nghiên cứu: “BUYER – SELLER RELATIONSHIPS IN THE PCB INDUSTRY”..............................................13 6.5 Đề tài nghiên cứu:Nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự hài lòng (thỏa mãn) của người dùng đối với các dịch vu trực tuyến tại tp. HCM................................................................................................................................................................ 15 6.6 Nghiên cứu U&A (usage and attitude):Di chuyển bằng đường hàng không.................................................................16 Câu 7: Mục đích của kỹ thuật phân tích nhân tố......................................................................................................................18 Câu 8: Sự giống nhau và khác nhau giữa: nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng.........................................................18 Câu 9: Vì sao phải chọn mẫu? Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.Cho vd minh họa............................................................................................................................................................19 Câu 10: Sự giống nhau và khác nhau giữa xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học. Cho vd minh họa. 20 Câu 11: Thiết kế nghiên cứu giải thích được sử dụng trong trường hợp nào? Cho ví dụ và chỉ rõ biến nghiên cứu và biến tác động......................................................................................................................................................................................... 22 Câu 12: Mối quan hệ của mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu? Cho ví dụ............................22 Câu 13: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi...................................................................................................................................23 Câu 14: Phân biệt mục đích sử dụng của 3 loại nghiên cứu mô tả, giải thích, khám phá.........................................................26 Câu15: Giống và khác nhau của bản câu hỏi cho nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Cho VD.........................27 Câu 16: Trình bày kết cấu một bài nghiên cứu về kinh tế (làm rõ phần nào bắt buộc và phần nào ko bắt buộc)......................32 Câu 17: Trình bày phương pháp trích dẫn tài liệu theo cách Harvard (trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp, cách ghi danh mục tài liệu tham khảo và các vấn đề trích dẫn khác)..............................................................................................................34 Câu 18: Hiện tượng đa cộng tuyến? Hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Làm thế nào để nhận dạng?..............................35 Câu 19: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua thư tín và phỏng vấn qua mạng........................................................................................................................................................................................ 36 Câu 20: Khi nào nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui. Trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp này và cho biết một ví dụ cụ thể về một phân tích hồi qui?.................................................................................................................38 Câu 21: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp là gì? Xác định nguồn thu thập 2 loại dữ liệu này?................................................40 Câu 22: Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu phi xác suất? Lấy ví dụ minh họa.42 Câu 23: Anova có thể ứng dụng đề trả lời giả thiết nghiên cứu như thế nào? Cho ví dụ..........................................................43 Câu 24: Những sai sót nào có thể xảy ra trong quá trình thu thập dữ liệu? Biện pháp khắc phục những rủi ro này.................45 Câu 25: Nghiên cứu định tính là gì? Phân tích sự khác biệt so với nghiên cứu định lượng? có những phương pháp thu thập thông tin định tính nào, kích cỡ mẫu như thế nào? Cho 1 ví dụ về phương pháp thu thập thông tin định tính, và tỉ lệ lấy mẫu. ................................................................................................................................................................................................. 46 Câu 26: Đặc điểm của các cấp thang đo (định danh, thứ tự, quãng, tỷ lệ). Nêu ví dụ cho từng loại:........................................48 Câu 27 :Hãy đưa ra những phương pháp thống kê có thể ứng dụng để xử lý dữ liệu của các thang đo cơ bản sau, cho ví dụ minh họa.................................................................................................................................................................................. 50 Thang đo danh xưng................................................................................................................................................................50 Thang đo thứ tự........................................................................................................................................................................50 Thang đo likert.........................................................................................................................................................................50 Câu 28 : T-test co thể ứng dụng đề trả lời giả thiết nghiên cứu như thế nào? Cho ví dụ...........................................................51 Câu 29 : Nghiên cứu thống kê và nghiên cứu trường hợp cụ thể khác nhau ra sao?.................................................................52 Câu 30 : So sánh 2 phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phi xác suất?..............................................................................52 Câu 31: Có mấy cách tiếp cận trong nghiên cứu và nghiên cứu kinh tế thích hợp với cách tiếp cận nào ?..............................52 1 Câu 32: Nghiên cứu là gì? Phương pháp luận nghiên cứu là gì?..............................................................................................53 Câu 33: Thiết kế nghiên cứu là gì? Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu ? Các loại thiết kế nghiên cứu ? Cho thí dụ về mỗi loại........................................................................................................................................................................................... 54 Câu 34: Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu theo xác suất? Lấy ví dụ minh họa. ................................................................................................................................................................................................. 56 Câu 35: Đo lường và quy tắc đo lường là gì? Các mức độ đo lường là gì? Cho thí dụ minh họa?.........................................59 Câu 36: Cho đám đông gồm 10 hô ô GĐ có thu nhâ pô (triê ôu đồng/tháng) như sau:.....................................................................62 Câu 37:Phương pháp thiết kế nghiên cứu quan sát và tính ứng dụng của phương pháp này?...................................................65 Câu 38: Chi-square test có thể ứng dụng đề trả lời giả thiết nghiên cứu như thế nào? Cho ví dụ.............................................66 Câu 39: Sự giống nhau và khác nhau giữa giả thuyết nghiên cứu và giả thuyết kiểm định......................................................69 Câu 40: Cho biết sự khác nhau và giống nhau giữa vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, và giả thuyết nghiên cứu................................................................................................................................................................................ 70 Câu 41- Cho biết trích dẫn đóng vai trò gì trong nghiên cứu khoa học? Hãy lấy ví dụ 5 dạng trích dẫn sai trong trích dẫn khoa học và giải thích vì sao sai?......................................................................................................................................................70 Câu 42: Nghiên cứu hỗn hợp thường được sử dụng trong những dự án nghiên cứu nào? Vì sao phải sử dụng nghiên cứu hỗn hợp thay vì nghiên cứu định tính hay định lượng.....................................................................................................................71 Câu 43: Phương pháp thiết kế nghiên cứu điều tra khảo sát được sử dụng khi nào? Cho ví dụ...............................................72 Câu 44: Phân biệt thang đo đơn hướng và đa hướng. Cho ví dụ minh họa...............................................................................72 Câu 45: Có mấy mô hình đo lường? Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa chúng và cho ví dụ minh họa.......................74 Câu 46: Hệ số Cronbach alpha đo lường cái gì của thang đo? Nó được sử dụng cho loại thang đo nào?.................................74 Câu 47: Các bước chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng? Chọn 1 đề tài và liên hệ các bước thực hiện trên.........................75 2 Câu 1: Khi xây dựng một đề xuất nghiên cứu thì việc tóm lược lý thuyết có liên quan sẽ tiến hành đồng thời với quá trình nhận dạng và nêu vấn đề nghiên cứu hay sẽ tiến hành sau khi nhận dạng vấn đề nghiên cứu? Tại sao? Tóm lược lý thuyết liên quan chia làm hai nhóm. Một là tập trung vào tóm lược các nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện trong quá khứ để đưa ra kết luận chung về kết quả của các nghiên cứu này. Mục đích là đúc kết những gì đã làm được (đã tổng quát được) và những gì cần được tiếp tục nghiên cứu (khe hổng nghiên cứu). Hai là tập trung vào các lý thuyết đã có cùng giải thích một hiện tượng khoa học nào đó và so sánh chúng về mặt độ sâu, tính nhất quán cũng như khả năng dự báo của chúng. Mặt khác việc tóm lược lý thuyết còn phục vụ nhiều công đoạn trong quá trình nghiên cứu: 1- Xác định vấn đề nghiên cứu: Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta nhận dạn những gì đã làm và những gì chưa được làm (khe hổng nghiên cứu). Vì vậy một tổng kết tốt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và định vị được nghiên cứu của mình. 2- Cơ sở lý thuyết: Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta xây dựng được nền tảng lý thuyết cho mô hình, giả thuyết cho nghiên cứu kiểm định lý thuyết, hoặc làm cơ sở cho việc cần thiết phải xây dựng lý thuyết. Giúp chúng ta tăng kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, nhận dạng được lý thuyết nền tảng. 3- Chọn lựa phương pháp:Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta có cơ sở biện luận, so sánh kết quả nghiên cứu của mình và những nghiên cứu trước đó, đặc biệt là những gì mang tính bổ sung và mang tính đối kháng với các kết quả đó. [PPNCKH trong kinh doanh ,2011, p68] Tóm lại để tóm lược các lý thuyết liên quan phù hợp, chính xác làm nền tảng cho nghiên cứu đòi hỏi quá trình nhận dạng vấn đề nghiên cứu chi tiết, rõ ràng. Nó là căn cứ để người nghiên cứu tập trung tìm hiểu, thu thập dữ thông tin lý thuyết liên quan chính xác, cụ thể. Tuy nhiên quy trình nghiên cứu bao giờ cũng được bắt đầu bằng cách xác định vấn đề hay khe hổng nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu có thể đến nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu từ 2 nguồn chính là thực tiển thị trường và lý thuyết đã có. Vì vậy chúng ta luôn luôn phải tổng kết các nghiên cứu và lý thuyết đã có để xem xét chúng để giải quyết vấn đề nghiên cứu đến mức độ nào. Nếu chưa có lý thuyết liên quan thì chúng ta tiến hành xây dựng lý thuyết mới. Nếu có chúng ta tiến hành tìm khe hổng nghiên cứu để tiến hành phát triển lý thuyết giải thích khe hổng đó [PPNCKH trong kinh doanh, 2011, p50]. Như vậy trên thực tế trong quá trình tóm lược lý thuyết liên quan cũng góp phần xác định và nêu vấn đề nghiên cứu. Câu 2:Trong hai phương pháp: quy nạp và diễn dịch, thì phương pháp nào thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính? Trong nghiên cứu định lượng? Tại sao? Tóm tắt lý thuyết: - Nghiên cứu định lượng: thường gắn liền với việc kiểm định chúng, dựa vào quá trình suy diễn (lý thuyết rồi đến nghiên cứu). o Các biến nghiên cứu và biến tác động trong nghiên cứu định lượng được xác định trước. o Quá trình ngiên cứu định lượng sẽ tiến hành việc lượng hóa mối quan hệ giữa các biến. - Nghiên cứu định tính: thường (chứ không phải luôn luôn) đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học, dựa vào quy nạp (nghiên cứu trước, lý thuyết sau). o Nghiên cứu định tính chỉ xác định được biến nghiên cứu. o Biến tác động chưa xác định rõ, quá trình nghiên cứu sẽ đồng thời làm rõ biến tác động. Trả lời câu hỏi: - Phương pháp quy nạp thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính. Vì nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. Nghiên cứu theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết (phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu). - Phương pháp suy diễn thường được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Vì nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Nghiên cứu chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp này có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan. Câu 3: Các yếu tố nào thường được sử dụng để nhận dạng mối quan hệ nhân quả? Để kiểm định các mối quan hệ nhân quả, chúng ta phải dùng nghiên cứu thử nghiệm(thực nghiệm). Thử nghiệm là dạng nghiên cứu nhân quả nhằm mục đích khám phá mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong thị trường. Để nhận dạng mối quan hệ nhân quả thường được sử dụng các yếu tố sau: - Biến thiên đồng hành: Biến nguyên nhân và biến kết quả phải biến thiên đồng hành với nhau. Khi biến nguyên nhân thay đổi ( tăng hoặc giảm) thì biến kết quả cũng phải thay đổi tương ứng. - Thời gian xuất hiện: Biến kết quả phải xuất hiện sau hoặc đồng thời với biến nguyên nhân. - Vắng mặt các lý giải thay thế: Không có những lý giải khác cho biến kết quả trừ biến nguyên nhân đã được xác định. 3 Câu 4: Trong thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, những biến nào được xem là biến ngoại lai? Cho ví dụ về một thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, và sau đó chỉ ra: biến nguyên nhân biến kết quả, và các biến ngoại lai có thể xuất hiện? Trong nghiên cứu thực nghiệm, biến ngoại lai là các biến nằm ngoài phạm vi quan sát và mục tiêu quan sát của nghiên cứu, các biến này có thể xuất hiện trong thực tiễn, và có tác động đến các biến khác của nghiên cứu, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu. Ví dụ về nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành một cuộc khảo sát 90 công ty cùng ngành kinh doanh du lịch, các công ty này có cùng doanh thu vào năm 2009 là 5 tỷ. Năm 2010, 45 công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo, 45 công ty còn lại thì không quảng cáo, chỉ kinh doanh theo cách truyền thống. Thống kê được kết quả như sau: - Các công ty có quảng cáo: doanh số 7.5 tỷ - Các công ty không quảng cáo: doanh số 6 tỷ Trong nghiên cứu thực nghiệm trên thì: - Biến nguyên nhân: việc tiến hành quảng cáo. - Biến kết quả: doanh số của công ty - Biến ngoại lai có thể xuất hiện: ngày nghỉ lễ rơi vào cuối tuần nên mọi người được nghỉ nhiều và đi du lịch nhiều hơn, chính phủ có chương trình hổ trợ cho ngành du lịch, tăng hoặc giảm lương, điều kiện khí hậu thời tiết, v.v... Câu 5: Giả sử anh/chị tiến hành một nghiên cứu điều tra thị trường về hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng mạng điện thoại di động. Những cấu trúc nào thể hiện hành vi của người tiêu dùng cần làm rõ trong đề tài này? Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong đề tài này là gì? Các giả thuyết có thể có trong đề tài nghiên cứu này là gì? 1. Những cấu trúc thể hiện hành vi của người tiêu dùng gồm có: - Độ tuổi - Tâm lý đám đông và truyền thống - Nghề nghiệp và điều kiện kinh tế - Sở thích và quan điểm cá nhân - Chất lượng mạng: (Độ phủ sóng của mạng) - Thương hiệu (thời gian hình thành mạng, quy mô của mạng, uy tín thương hiệu) 2. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong đề tài này có thể là: - Người tiêu dùng lựa chọn mạng điện thoại dựa trên yếu tố nào? - Các yếu tố nào tác động làm người tiêu dùng có xu hướng thay đổi mạng điện thoại đang sử dụng? 3. Các giả thiết có thể có trong đề tài nghiên cứu này là: - Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi độ tuổi của người tiêu dùng không? - Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông và theo truyền thống của người tiêu dùng không - Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của người tiêu dùng không? - Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng có bị ảnh hưởng bởi sở thích quan điểm của người tiêu dùng không? - Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng bởi chất lượng mạng không? - Việc lựa chọn mạng điện thoại sử dụng của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng bởi thương hiệu. Câu 6: Nêu 1 đề tài nghiên cứu, thành lập câu hỏi,mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu 6.1 Đề tài nghiên cứu: Đo lường sự hài lòng của nhân viên trong công ty dịch vu Thành lập câu hỏi câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố nào thể hiện sự hài lòng của nhân viên trong công ty dịch vụ Mô hình lý thuyết Các giả thuyết nghiên cứu Mô hình đề xuất chủ yếu dựa trên các khía cạnh công việc của Spector (1985) và có bổ sung thêm các khía cạnh khác của các nghiên cứu đã kể trên. Việc lựa chọn những khía cạnh nào được đưa vào mô hình sẽ được cân nhắc dựa vào đặc điểm công việc và phù hợp với môi trường làm việc của các nhân viên. Ở đây, tôi xin đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: 4 Hình 2: Mô hình đề xuất Trong quá trình nghiên cứu kết hợp với những thông tin thứ cấp về chất lượng chăm sóc khách hàng của các ngành dịch vụ tại TP.HCM, đồng thời tiến hành khảo sát định tính khoảng 30 nhân viên trực tiếp làm việc tại phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của một ngân hàng: (1) Anh/Chị xem xét những tiêu chí nào khi lựa chọn công việc dịch vụ khách hàng (2) Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện công việc? (3) Những yếu tố nào sẽ đáp ứng những kỳ vọng các Anh/Chị tốt hơn? (4) Anh/Chị sẽ chọn một công việc khác chứ? Tại sao?. Sau khi lựa chọn, cân nhắc sắp xếp, có kết quả như bảng sau ( Bảng A) Yếu tố Thu nhập Điều kiện làm việc Phúc lợi Đào tạo và hỗ trợ trong công việc Sự phản hồi Quan hệ đồng nghiệp Thuộc tính cần đo Mức lương cơ bản phù hợp với tính chất công việc Thu nhập tương xứng với (đóng góp) hiệu quả Chính sách khen thưởng/ kỷ luật bằng tài chính Yên tâm làm việc với thu nhập hiện tại Hài lòng với các khoản phụ cấp của công ty Thích chế độ làm việc ngoài giờ Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt Hài lòng với các phương tiện làm việc An toàn và thoải mái trong môi trường làm việc Cung cấp đầy đủ chế độ BHYT, BHXH Chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ hợp lý Thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan nghỉ mát Nhận được sự hỗ trợ của Công Đoàn Được đào tạo đầy đủ lỹ năng nghiệp vụ để thực công việc Được cung cấp đầy đủ thông tin dịch vụ để làm việc Thường xuyên được cập nhật những kiến thức liên quan đến công việc Được đào tạo thêm về vi tính và ngoại ngữ Có được những nhận xét đánh giá chính xác về hiệu quả công việc Luôn được thông tin đầy đủ về hiệu quả công việc Những ý kiến đóng góp giúp thực hiện công việc tốt hơn Thích đi làm để gặp đồng nghiệp Đồng nghiệp thân thiện Đồng nghiệp hỗ trợ trong công việc 5 Tham gia các hoạt động tập thể Cấp trên xem trọng vai trò của nhân viên Cấp trên đối xử công bằng Cấp trên luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên Nhân viên yêu thích công việc hỗ trợ khách hàng Cảm thấy hạnh phúc khi hỗ trợ được thông tin khách hàng yêu cầu Sự yêu thích công việc Cảm thấy công việc đang làm có ý nghĩa Lòng yêu nghề giúp nhân viên vượt qua khó khăn Nhận được sự khích lệ về tinh thần khi hoàn thành tốt công việc Sự tưởng thưởng Nhận được sự khích lệ về vật chất khi hoàn thành tốt công việc Hài lòng với những hành động khuyến khích Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc Biết rõ các tiêu chuẩn, quy định về thăng tiến Cơ hội thăng tiến trong công việc Có những thông tin kịp thời về tuyển dụng nội bộ Quan tâm đến thăng tiến Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn Công việc thú vị Đặc điểm công việc Công việc chịu nhiều áp lực Công việc phức tạp Công việc tạo điều kiện để cải thiện kỹ năng và kiến thức Các đơn vị phòng ban phúc đáp nhanh chóng những phản hồi Giao tiếp thông tin Cập nhật và thông báo kịp thời những thông tin liên quan đến công việc Nói chung, tôi yêu thích công việc Hài lòng chung Nói chung, tôi hài lòng với công việc này Nói chung, tôi sẽ làm công việc này lâu dài Bảng A: Các yếu tố và thuộc tính đo lường 6.2. Đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dung sản phẩm dịch vu mạng di động Mobiphone 1. Đề tài nghiên cứu: Đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mạng di động Mobiphone. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Muc tiêu ở dạng tổng quát: Khám phá các yếu tố chính tác động dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và khả năng trở thành khách hàng thường xuyên của công ty. - Muc tiêu cu thể: Xem xét các yếu tố là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài lòng bao gồm:  Dịch vụ khách hàng.  Chất lượng sản phẩm dịch vụ.  Chương trình khuyến mại.  Chương trình khuyến mại.  Giá sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, xem xét sự hài lòng của khách hàng là động cơ mua hàng biểu hiện qua 3 hoạt động:  Khách hàng thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty.  Khách hàng sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác.  Khách hàng sẵn lòng mua sản phẩm dịch vụ tại giá cao hơn. - Mục tiêu chung: Nghiên cứu “Đo lường sự hài lòng của khách hàng” xem xét yếu tố bao gồm dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, chương trình khuyến mại; thông qua biến trung gian là nguyên nhân chính; tác động đến sự hài lòng của khách hàng Đồng thời, xem xét sự hài lòng của khách hàng; thông qua biến trung gian là động cơ mua hàng; để khách hàng thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác, mua sản phẩm dịch vụ tại giá cao hơn. 3. Câu hỏi nghiên cứu a. Dịch vu khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vu, giá cả, chương trình khuyến mại có làm cho khách hàng hài lòng không? Quan hệ với cấp trên 6 b. Dịch vu khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vu, giá cả, chương trình khuyến mại có là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài lòng không? c. Khách hàng hài lòng có tác động vào động cơ mua hàng của khách hàng không? d. Khách hàng hài lòng có thường xuyên mua hàng hóa dịch vu của công ty và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác, mua sản phẩm dịch vu tại giá cao hơn không? e. Động cơ mua hàng có tác động vào kết quả mua hàng của khách hàng không? 4. Mô hình lý thuyết Khách hàng thường xuyên mua Dịch vụ khách hàng hàng hóa dịch vụ của công ty Chất lượng sản phẩm dịch vụ Chương trình khuyến mại Sự hài lòng của khách hàng Khách hàng sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác Khách hàng sẵn lòng mua sản phẩm dịch vụ tại giá cao hơn Giá sản phẩm dịch vụ 5. Giả thuyết nghiên cứu (câu trả lời dự kiến): a. Dịch vu khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vu, giá cả, chương trình khuyến mại có làm cho khách hàng hài lòng không? Giả thuyết: Dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại làm cho khách hàng hài lòng. b. Dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, chương trình khuyến mại có là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài lòng không? Giả thuyết: Dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài lòng. Chương trình khuyến mại không phải là nguyên nhân chính làm cho khách hàng hài lòng. Lý do: chương trình khuyến mại chỉ áp dụng trong thời gian đầu khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ hàng hóa của công ty. c. Khách hàng hài lòng có tác động vào động cơ mua hàng của khách hàng không? Giả thuyết: Khách hàng hài lòng có tác động động cơ mua hàng của khách hàng. d. Khách hàng hài lòng có thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác, mua sản phẩm dịch vụ tại giá cao hơn không? Giả thuyết: Khách hàng hài lòng sẽ thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ của công ty. Tuy nhiên, khách hàng không sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác và không mua sản phẩm dịch vụ tại giá cao hơn. Lý do: khách hàng nhận thấy giá sản phẩm dịch vụ tương xứng với chất lượng sản phẩm dịch vụ và người thân của khách hàng sinh sống, làm việc tại địa bàn khác không thuận tiện khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. e. Động cơ mua hàng có tác động vào kết quả mua hàng của khách hàng không? Giả thuyết: Động cơ mua hàng có tác động vào kết quả mua hàng của khách hàng. 6.3 – Nhóm 6 Đây là ý tưởng riêng của mỗi người. Nếu đề thi có ra câu này thì các bạn phải làm khác nhau, chứ không phải cả lớp làm giống nhau. Nhưng khi làm câu này cần phải có các nội dung như sau:  Tên đề tài nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu (bao gồm cả đối tương nghiên cứu)  Nhận dạng vấn đề nghiên cứu  Câu hỏi nghiên cứu  Nêu mô hình lý thuyết nghiên cứu (theo hướng định tính hay định lượng)  Định lượng (NC mô tả, giải thích, thực nghiệm).  Định tính (NC lịch sử, tình huống, nhân chủng học, lý thuyết nền).  Nêu ra các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 7  Phương pháp xử lý số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu  Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (nếu cần) 6.4. Đề tài nghiên cứu: “BUYER – SELLER RELATIONSHIPS IN THE PCB INDUSTRY” – tác giả Goek Theng Lau and Mak Goh, NUS Business School, National University of Singapore.  Lĩnh vực nghiên cứu (Field of Study): ngành công nghiệp PCB.  Chủ đề nghiên cứu (Topic): Sự phát triển mối quan hệ giữa người bán và người mua trong thương mại.  Những vướng mắc của chủ đề nghiên cứu (Problems): Có nhiều yếu tố quyết định đến thành công trong kinh doanh nhưng vấn đề mấu chốt đó là mối quan hệ giữa người mua và người bán. Vậy thì các yếu tố tác động đến mối quan hệ này là gì? Sự thay đổi của mối quan hệ theo thời gian quyết định như thế nào đến sự thành công trong kinh doanh?  Vấn đề cần nghiên cứu (Statement of problems): Giải thích sự biến đổi của các mối quan hệ này theo thời gian quyết định như thế nào đến thành công của thương mại, đặc biệt trong việc hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi quan hệ trong ngành công nghiệp PCB tại Châu Á. 1. Thành lập các câu hỏi:  Mối quan hệ giữa người mua và người bán bắt đầu hay thiết lập như thế nào?  Các mối quan hệ này phát triển theo thời gian như thế nào?  Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này?  Các lợi ích và các vấn đề phải đối mặt trong việc phát triển các mối quan hệ này? 2. Mô hình lý thuyết:  Dựa theo mô hình của Ford (1980) được chọn cho nghiên cứu này vì nó cho phép kiểm tra việc thiết lập các mối quan hệ, sự thay đổi theo thời gian, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi và ý nghĩa của việc có liên kết chặt chẽ. Nghiên cứu này, sử dụng cách tiếp cận trên từng trường hợp cụ thể, đưa ra một bản đồ về những thay đổi trong quan hệ đối tác qua các thời kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương và thừa nhận những nhạy cảm văn hóa trong quan hệ người mua-người bán trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp PCB.  Dựa trên mô hình của Ford, tác giả đã đưa ra mô hình lý thuyết cho sự thành công trong thương mại: Kinh nghiệm Khoảng cách địa lý Sự không chắc chắn Công nghệ sản phẩm Mối quan hệ giữa công ty mua và nhà cung cấp Thành công trong thương thương mại mại Quy trình sản xuất Cam kết 3. Các giả thuyết nghiên cứu:  Giải thích sự biến đổi của các mối quan hệ mua- bán quyết định như thế nào đến thành công của sức mua theo thời gian , đặc biệt trong việc hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi quan hệ mua- bán trong lĩnh vực phát triển bảng mạch in tại Singapore, mở rộng ra là cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mối quan hệ này có tồn tại theo thời gian hay không, tác động của từng người mua, người bán đến việc kinh doanh. Đặc biệt trong việc hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của mối quan hệ. Xây dựng giả thuyết:  Những tác động đối với quản lý chuỗi cung ứng.  Quy trình sự phát triển mối quan hệ trong ngành công nghiệp PCB. 6.5 Đề tài nghiên cứu:Nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự hài lòng (thỏa mãn) của người dùng đối với các dịch vu trực tuyến tại tp. HCM Câu hỏi nghiên cứu: 8  Mức độ tin cậy của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?  Mức độ đáp ứng của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?  Sự bảo đảm của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?  Mức độ chia sẻ của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?  Phương tiện hữu hình của dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ?  Sự phù hợp của giá cả dịch vụ trực tuyến có tác động đến mức độ thỏa mãn của người dùng không ? Mô hình lý thuyết: Từ mô hình nghiên cứu đề nghị, chúng tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu của đề tài: Giả thuyết H1: Cảm nhận của khách hàng về mức độ tin cậy của dịch vụ này tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Giả thuyết H2: Cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Giả thuyết H3: Cảm nhận của khách hàng về sự bảo đảm tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Giả thuyết H4: Cảm nhận của khách hàng về mức độ chia sẻ của dịch vụ này tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Giả thuyết H5: Cảm nhận của khách hàng về phương tiện hữu hình của dịch vụ tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Giả thuyết H6: Cảm nhận của khách hàng về sự phù hợp của giá cả dịch vụ càng cao thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ càng cao 6.6 Nghiên cứu U&A (usage and attitude):Di chuyển bằng đường hàng không Loại nghiên cứu: Định lượng Phương pháp nghiên cứu: CATI (Computer aided telephone interview) Kích thước mẫu: 400 Địa điểm nghiên cứu: Istanbul (231), Ankara (92), Izmir (77) Bảng câu hỏi: 1. Bạn sử dụng hàng không có thường xuyên không:  Không dùng  Ít nhất 2 lần/tháng  Một lần/tháng  2-3 tháng 1 lần 2. Bạn sử dụng hàng không cho mục đích:    4-6 tháng 1 lần Mỗi năm 1 lần Ít hơn mỗi năm một lần 9  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.   12.   13.      Công việc  Du lịch  Cả hai Bạn có cho rằng hãng hàng không quốc gia và quốc tế đáng đồng tiền hơn? Có  Không Bạn có cảm thấy tằn tiện khi bay vé giá rẻ Có  Không Bạn chắc chắn sẽ chọn hãng hàng không giá rẻ hơn là hàng không quốc gia/quốc tế vì giá rẻ hơn Có  Không Bạn có muốn tiền thức uống không cồn trên các chuyến bay giá rẻ được tính riêng? Có  Không Bạn có thích du lịch và sẵn sàng trả thêm để có được trải nghiệm du lịch sang trọng? Có  Không Bạn có sẵn sàng trả khoản tiền riêng cho suất ăn trên chuyến bay giá rẻ nếu nó làm giảm bớt tiền vé? Có  Không Xin cho biết tuổi của bạn: Giới tính: Trình độ học vấn: Tiểu học  Cấp 3  Không đi học Trung học  Đại học hoặc cao hơn Tình trạng nghề nghiệp: Tự kinh doanh  Không làm việc Làm công ăn lương  Khác Bạn có thích sử dụng hàng không giá rẻ hay không? Không bao giờ Ít Đôi khi Thường sử dụng Luôn luôn sử dụng 14. Bạn lựa chọn hãng hàng không để di chuyển dựa vào các đặc điểm nào sau đây? Bảo trì tốt, đảm bảo chuyến bay an toàn Danh tiếng hãng hàng không Tần số bay/lịch bay Vé rẻ nhất Đội ngũ tiếp viên tận tình Ghế ngồi và nơi để chân thoải mái Chương trình khách hàng thân thiết Hỗ trợ giao dịch qua mạng Cho phép đổi vé uyển chuyển Không bị trễ chuyến Tích lũy điểm để quy đổi dặm bay Tiện nghi trong chuyến bay 10 Câu 7: Mục đích của kỹ thuật phân tích nhân tố - Làm giảm biến, tăng biến. Việc sử dụng các kỹ thuật phân tích nhân tố nhằm đo lường các biến nghiên cứu đề ra có thật sự tách biệt (không trùng lắp). Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng kỹ thuật này cũng làm các biến nghiên cứu bị giảm đi, mà đôi khi trong quá trình phân tích nhân tố lại xuất hiện thêm biến nghiên cứu mới (tức là làm tăng biến). - Dịch chuyển các yếu tố thành phần đo lường một biến này sang biến khác Trong quá trình nghiên cứu, người nghiêu cứu đề ra các yếu tố thành phần của biến nghiên cứu X đôi khi đánh giá và lý luận không chính xác dẫn đến việc yếu tố thành phần này lại không thuộc biến nghiên cứu X mà lại phụ thuộc vào biến khác (giả sử biến Y). Do đó khi sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố người nghiên cứu sẽ kiểm tra được các yếu tố thành phần mình đặt ra có phụ thuộc vào biến nghiên cứu X hay không hay phụ thuộc vào biến Y. - Sau khi rút trích được các nhân tố và lưu lại thành các biến mới, chúng ta sẽ sử dụng các biến mới này thay cho tập hợp biến gốc để đưa vào các phân tích tiếp theo như kiểm định trung bình, ANOVA, tương quan & hồi quy ... Câu 8: Sự giống nhau và khác nhau giữa: nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu hàn lâm Nghiên cứu ứng dụng Khác nhau - Mục đích: Nghiên cứu hàn lâm (NCHL) nhằm vào mục đích xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học – thu thập dữ liệu để xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học - Kết quả nghiên cứu: Không nhằm vào việc ra các quyết định về marketing trong một công ty cụ thể. - Công bố kết quả:Công bố trên các tạp chí khoa học hàn lâm về marketing - Mục đích: Nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích thu thập dữ liệu để ra quyết định kinh doanh. - Kết quả nghiên cứu: Phục vụ cho việc ra quyết định về marketing trong một công ty cụ thể. - Công bố kết quả:Không được công bố rộng rãi. Giống nhau - Phương pháp và công cụ sử dụng trong nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng đều giống nhau. - Dữ liệu là trọng tâm của các dự án nghiên cứu dù là hàn lâm hay ứng dụng. Ví dụ minh họa Ví dụ một nghiên cứu hàn lâm của một nhà khoa học Ví dụ một nghiên cứu ứng dụng về tác dụng của quảng trong một trường đại học về mối quan hệ giữa giá trị và niềm cáo đối với doanh thu của một công ty. Nghiên cứu nhằm tin trong văn hóa kinh doanh gia đình. Nghiên cứu này nhằm vào mục đích tìm hiểu yếu tố quảng cáo tác dụng như thế vào mục đích xây dựng và kiểm định một lý thuyết khoa học, nào đến việc tăng hay giảm doanh thu của công ty, từ đó thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai biến, giá trị và công ty có quyết định đúng đắn. niềm tin. Câu 9: Vì sao phải chọn mẫu? Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.Cho vd minh họa. Gợi ý: Vì sao phải chọn mẫu? Chọn mẫu giúp tiết kiệm chi phí: Chi phí đóng vai trò quan trọng trong quyết định thực hiện dự án nghiên cứu vì nguồn ngân sách nghiên cứu là có giới hạn. Khi số lượng phần tử nghiên cứu càng lớn thì chi phí thực hiện cho việc nghiên cứu càng cao do đó ta thường thực hiện nghiên cứu bằng cách chỉ chọn một mẫu có kích thước nhỏ hơn nhiều so với đám đông để nghiên cứu rồi từ thông tin của mẫu đã chọn để tổng quát cho đám đông với độ tin cậy chấp nhận được. Chọn mẫu giúp tiết kiệm thời gian: vì nhà nghiên cứu luôn cần dữ liệu kịp thời để xây dựng hoặc kiểm định lý thuyết khoa học Chọn mẫu có thể cho kết quả chính xác hơn: trong nghiên cứu có 2 loại sai số do chọn mẫu (SE) và sai số không do chọn mẫu (NE). Nếu SE>NE  Chọn mẫu cho kết quả chính xác hơn. Đảm bảo tính ngẫu nhiên, đại diện, chính xác Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và định lượng. Cho ví dụ minh họa. Giống nhau: Tìm hiểu những đặc tính của đối tượng cần nghiên cứu. Khác nhau: Tiêu chí Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng 1. Kích thước mẫu Kích thước nhỏ Kích thước lớn 2. Phương pháp chọn mẫu Phi xác suất Thường là theo xác suất 11 3. Mục đích Xây dựng lý thuyết Kiểm định lý thuyết 4. Đối tượng chọn mẫu - Không thể xác định rõ ràng - Xác định rõ ràng (trước khi thu thập dữ - Mẫu chọn theo lý thuyết muốn xây dựng liệu) (theoretical sampling) - Đòi hỏi mức độ đại diện Ví dụ: Nghiên cứu về nguyên nhân tham gia học lớp Cao học quản trị kinh doanh của học viên khóa 20, Đại học KT TP.HCM. Ta có thể thực hiện nghiên cứu trên bằng phương pháp chọn mẫu theo phương pháp định tính hoặc định lượng: Phương pháp định tính: Ta sẽ chọn ra ban cán sự của các lớp, một số học viên điển hình để thực hiện cuộc phỏng vấn. Trên cơ sở các câu trả lời, ta sẽ tổng kết ra các nguyên nhân chính khi tham gia khóa học của học viên. Phương pháp định lượng: Xây dựng bảng câu hỏi đã liệt kê các các nguyên nhân chính. Các nguyên nhân này có thể có được từ những nghiên cứu định tính đã thực hiện trước kia. Sau khi có bảng câu hỏi với các phương án trả lời, ta có thể phát phiếu điều tra đến từng học viên của 1 số lớp hoặc đến 1 số học viên của các lớp. Lưu ý số lượng phiếu điều tra phải lớn hơn số lượng người phỏng vấn ở trên. Trên cơ sở các phương án trả lời, ta sẽ sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để dẫn đến các kết luận. Câu 10: Sự giống nhau và khác nhau giữa xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học. Cho vd minh họa. Gợi ý: Giống nhau: Đều hướng đến nghiên cứu các lý thuyết khoa học – là một tập của những khái niệm, định nghĩa và giả thuyết trình bày có hệ thống thông qua các mối quan hệ giữa các khái niệm, nhằm mục đích giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học. Quá trình nghiên cứu xây dựng lý thuyết khoa học và kiểm định lý thuyết khoa học đều gồm 2 phần cơ bản: xây dựng lý thuyết T và nghiên cứu R, mục đích cuối cùng là giải quyết được khe hổng nghiên cứu đã đề ra. Công việc đầu tiên trong cả 2 quy trình là phải xác định được vấn đề nghiên cứu - khe hổng nghiên cứu. Các giả thuyết là các trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 12 Khác nhau: Xây dựng lý thuyết khoa học Kiểm định lý thuyết khoa học - Mục tiêu: Xây dựng lý thuyết khoa học. - Giả thuyết được xây dựng từ dữ liệu (kết quả nghiên cứu) và là giả thuyết lý thuyết. - Giả thuyết đôi khi không được phát biểu trong báo cáo kết quả nghiên cứu nếu trong phần biện luận đã nêu rõ mối quan hệ giữa các khái niệm rồi. - Thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính – quy nạp: dựa vào các quan sát và hiện tượng khoa học để xây dựng mô hình giải thích các hiện tượng khoa học, khám phá ra các lý thuyết khoa học. - Quy trình nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu → Lý thuyết. - Xây dựng lý thuyết theo quá trình. - Quy trình định tính xây dựng lý thuyết khoa học: o Phần lý thuyết T: Khe hổng => câu hỏi nghiên cứu Lý thuyết => Xây dựng lý thuyết mới. o Phần nghiên cứu R: Thiết kế nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu Mô hình và giả thuyết nghiên cứu - Dữ liệu được sử dụng có nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên dữ liệu định tính được thu thập thông qua thảo luận (nhóm, tay đôi) và quan sát, là nhóm dữ liệu chủ yếu. - Mục tiêu : Kiểm định lý thuyết khoa học. - Giả thuyết được suy diễn từ lý thuyết và chưa phải là kết quả nghiên cứu, và là giả thuyết kiểm định. - Giả thuyết thường được phát biểu rõ ràng trong báo cáo kết quả nghiên cứu (là mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu). - Thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng – diễn dịch: bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để suy diễn ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu và thu thập dữ liệu để kiểm định các giả thuyết này. - Quy trình nghiên cứu cơ bản: Lý thuyết → nghiên cứu. - Kiểm định lý thuyết theo phương sai. - Quy trình định lượng kiểm định lý thuyết khoa học: o Phần lý thuyết T: Khe hổng => câu hỏi nghiên cứu Lý thuyết => mô hình, giả thuyết Phần nghiên cứu R: Xây dựng thang đo Kiểm định thang đo Kiểm định mô hình, giả thuyết - Dữ liệu được sử dụng bao gồm: dữ liệu đã có sẵn (đã được thu thập) (dữ liệu khảo sát), dữ liệu chưa có sẵn, dữ liệu chưa có trên thị trường. o Ví dụ: Giả sử: chúng ta xây dựng lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên: Ta thực hiện như sau: Phần lý thuyết: Đưa ra những câu hỏi để tìm ra các phong cách lãnh đạo của CEO và sự động viên của nhân viên. Trên cơ sở những điểm tương đồng, chúng ta sẽ xây dựng lý thuyết mới về sự ảnh hưởng giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên Phần thực nghiệm: Giả sử: chúng ta đã có lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên. Ta sẽ thực hiện kiểm định lý thuyết trên ta thực hiện như Ta có thể thực hiện như sau: Thường sử dụng các phương pháp định tính. Thường xây dựng các câu hỏi để phỏng vấn các CEO và các nhân viên cấp dưới. Trên cơ sở các câu trả lời sẽ tìm ra các mỗi quan quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên. Phần lý thuyết: Trên cơ sở lý thuyết đã có, ta sẽ đặt các câu hỏi để kiểm chứng lý thuyết này, xây dựng mô hình để kiểm tra, đặt các giải thuyết về mối quan quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của CEO đến sự động viên của nhân viên. Phần thực nghiệm: Thường sử dụng các phương pháp định lượng. Trên cơ sở tập dữ liệu đã có, ta xây dựng thang đo để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Sau khi đặt thang đo, chúng ta sẽ kiểm định thang đo để đảm bảo tính chính xác. Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập và sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu chúng ta sẽ đưa các các kết luận về chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết này. Câu 11: Thiết kế nghiên cứu giải thích được sử dụng trong trường hợp nào? Cho ví dụ và chỉ rõ biến nghiên cứu và biến tác động. Gợi ý: Nghiên cứu giải thích (explanatory research) được phân chia dựa trên tiêu chí là: kết quả đạt được của mô tô nghiên cứu. Trong nghiên cứu giải thích thì mối quan hê ô giữa biến phụ thuô ôc (biến nghiên cứu) và biến đô ôc lâ pô (biến tác đô ông) được lượng hoá để giải thích tại sao (why) có mối quan hê ô này – có nghĩa là nghiên cứu giải thích đi tìm nguyên nhân (cause) và lý do (reason) có mối quan hê ô giữa biến đô ôc lâ ôp và biến phụ thuô ôc. 13 Ví dụ: Trong một nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình môn toán của học sinh. Chúng ta giả thuyết rằng, điểm trung bình môn toán của học sinh bị tác động bởi các yếu tố sau : Chuyên cần, số giờ tự học, mức độ yêu thích môn toán, mức độ yêu thích giáo viên dạy môn toán, học lực trung bình của học sinh. Trong ví dụ trên, biến nghiên cứu là điểm trung bình môn toán của học sinh. Các biến tác động là: Chuyên cần, số giờ tự học, mức độ yêu thích môn toán, mức độ yêu thích giáo viên dạy môn toán, học lực trung bình của học sinh. Câu 12: Mối quan hệ của mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu? Cho ví dụ Gợi ý: Đối với bất kì một nghiên cứu khoa học nào, việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là xác định được đề tài, mục tiêu nghiên cứu - những mong muốn mà nhà nghiên cứu hy vọng sẽ đạt được, khám phá ra hoặc giải quyết được khi hoàn thành việc nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu khi đạt được, giải quyết được qua nghiên cứu sẽ trở thành kết quả nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu là các câu hỏi được hình thành trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu. Để mở rộng các vấn đề cụ thể, góp phần làm chi tiết hơn và định hướng cho quá trình nghiên cứu về nội dung, cũng như phương pháp thực hiện, đồng thời giới hạn đối tượng và phạm vi cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Câu hỏi nghiên cứu đồng thời cũng được trả lời qua kết quả nghiên cứu. Để xây dựng câu hỏi nghiên cứu tốt, mục tiêu nghiên cứu phải được xác định rõ ràng. Giả thuyết nghiên cứu là những nhận định về kết quả của vấn đề nghiên cứu, là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu. Dựa vào các giả thuyết đề xuất, nhà nghiên cứu thực hiện các quan sát, phân tích và kiểm chứng các kết luận giả định đó. Việc đưa ra giả thuyết và thu thập thông tin từ thực tế xã hội để kiểm chứng là nội dung chủ yếu của nghiên cứu. Giả thuyết là cơ sở, là khởi điểm cho một công trình nghiên cứu, có vai trò định hướng cho công trình nghiên cứu đó. Khi một giả thuyết được kiểm chứng, được khẳng định thì nó sẽ là cơ sở lý luận giúp con người nhận thức sâu hơn về bản chất vấn đề nghiên cứu. Do đó, giả thuyết có thể được coi là những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hay dự đoán về kết quả nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu là công cụ, phương pháp luận chủ yếu cho việc tổ chức quá trình nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã xác định . Ví dụ: Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM” của Đỗ Thụy Lan Hương – Cao học QTKD, Đại học kinh tế Tp HCM -2008 Mục tiêu nghiên cứu: khám phá các khía cạnh văn hóa công ty có tác động tích cực đến thái độ cam kết, gắn bó với tổ chức của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM. Câu hỏi nghiên cứu: các khía cạnh văn hóa công ty nào có có tác động tích cực đến thái độ cam kết, gắn bó với tổ chức của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM? Giả thuyết nghiên cứu: Dựa vào nghiên cứu của Recardo và Jolly 1997, giả định các khía cạnh văn hóa công ty có tác động tích cực đến thái độ cam kết, gắn bó với tổ chức của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp HCM cũng bao gồm 8 khía cạnh sau: - Giao tiếp trong tổ chức - Đào tạo và phát triển - Phần thưởng và sự công nhận - Hiệu quả trong việc ra quyết định - Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến - Định hướng về kế hoạch tương lai - Làm việc nhóm - Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị. Câu 13: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi gồm 8 bước: Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập.  Liệt kê đầy đủ và chi tiết, cụ thể các dữ liệu cần thu thập cho dự án nghiên cứu.  Khi thiết kế bảng câu hỏi cần dựa vào vấn đề nghiên cứu và nhu cầu thông tin đã xác định để thiết kế các câu hỏi cho việc thu thập các dữ liệu này Bước 2: Xác định dạng phỏng vấn. Có 4 dạng. Đây là bước quan trọng do tùy theo phương pháp được chọn ta sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau. 14 a. Phỏng vấn trực diện: Là dạng phỏng vấn mà nhà nghiên cứu dùng nhân viên phỏng vấn đến nhà đối tượng phỏng vấn hay mời họ đến một địa điểm nhất định để phỏng vấn. Ưu điểm:  Do tiếp xúc trực tiếp nên kích thích được sự trả lời.  Giải thích các câu hỏi mà người trả lời chưa hiểu hay hiểu sai.  Suất trả lời (response rate) và suất hoàn tất của bảng câu hỏi sẽ cao.  Cho phép phỏng vấn viên sử dụng các trợ vấn cụ khi cần thiết. Nhược điểm:  Sự hiện diện của nhân viên phỏng vấn làm ảnh hưởng đến các trả lới của đối tượng phỏng vấn.  Chi phí cao.  Nếu quản lý không chặt chẽ thì có khả năng phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi. b. Phỏng vấn qua điện thoại: Không phỏng vấn trực diện nhưng phỏng vấn viên có khả năng giải thích, kích thích sự trả lời mà ít ảnh hưởng đến các trả lời của họ. Ưu điểm:  Giảm chi phí  Suất trả lời và suất hoàn tất khá cao. Nhược điểm:  Bảng câu hỏi đòi hỏi mức độ chi tiết cao hơn phỏng vấn trực tiếp.  Không sử dụng được cho những đối tượng không có điện thoại.  Phỏng vấn viên phải giải thích bằng lời chứ không dùng các trợ vấn cụ. c. Phỏng vấn bằng cách gửi thư: Gửi thư đến đối tượng nghiên cứu để họ tự đọc và trả lời chúng. Ưu điểm:  Nếu tỷ suất trả lời cao thì chi phí thấp.  Các trả lời không chịu sự tác động của phỏng vấn viên.  Tránh được trường hợp phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi. Nhược điểm:  Bảng câu hỏi đòi hỏi cao nhất về mức độ chi tiết và rõ ràng.  Suất trả lời và hoàn tất rất thấp. d. Phỏng vấn qua mạng internet: Ưu điểm:  Nhanh, ít tốn kém. Nhược điểm:  Suất trả lời thấp.  Các đối tượng không thuộc vào thị trường nghiên cứu. Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi.  Nội dung câu hỏi ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của người trả lời, tạo điều kiện cho họ mong muốn tham gia và trả lời trung thực.  Cần có những cách hỏi thích hợp nhưng thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của mình.  Tự trả lời các câu hỏi: 1. Người trả lời có hiểu câu hỏi không? 2. Họ có thông tin không? 3. Họ có cung cấp thông tin không?y 4. Thông tin họ cung cấp có đúng dữ liệu cần thu thập không? Bước 4: Xác định hình thức trả lời. Có 2 hình thức: a. Câu hỏi đóng: Là các câu hỏi có các trả lời cho sẵn và người trả lời sẻ lựa chọn một hay nhiều trả lời trong các trả lời cho sẵn. Được dung chủ yếu trong nghiên cứu định lượng. 1. Dạng câu hỏi đề nghị người trả lời chọn một trong hai. VD: Bạn có xe ôtô không. Câu trả lời lựa chọn là có hoặc không. 2. Dạng câu hỏi đề nghị sắp xếp thứ tự. VD: Hãy sắp xếp thứ tự mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn (yếu tố nào quan trọng nhất đánh số 1, kém hơn đánh số 2 và ít quan trọng nhất đánh số 3). Câu trả lời để sắp xếp như sau: Giá , Thương hiệu , Mẫu mã . 15 3. Dạng câu hỏi cho nhiều lựa chọn.  VD: Trong các thương hiệu nước giải khát sau, bạn chọn thương hiệu nào. Câu trả lời lựa chọn: Coca Cola, Pepsi, Seven Up. Ưu điểm:  Thông tin dữ liệu thu thập được dễ dàng phân tích và xử lý. Nhược điểm:  Thiếu thông tin sâu và ít có sự khác biệt.  Thiên lệch do các câu trả lời định sẵn (do thiên lệch từ ý tưởng của người đặt ra câu hỏi).  Câu trả lời định sẵn nên có thể không phản ánh đúng ý kiến của người được hỏi, trả lời thiếu sự động não. b. Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có câu trả lời sẵn. Được dung chủ yếu trong nghiên cứu định tính. VD: Lý do nào bạn thích sử dụng dầu gội đầu 2 trong 1? Ưu điểm:  Người trả lời tự do diễn đạt hành vi và thái độ của mình tránh bị thiên lệch ý tưởng của người trả lời, họ phải động não.  Dữ liệu thu thập phong phú, cung cấp thông tin sâu (nhất là khi gặp người phỏng vấn có kinh nghiệm)  Đào sâu giúp nhà nghiên cứu thu được nhũng thông tin bên trong. Nhược điểm:  Các trả lời thường bị chệch do phỏng vấn viên tóm tắc các trả lời hơn là ghi đầy đủ những gì người trả lời diễn đạt.  Việc phỏng vấn, hiệu chỉnh và mã hóa dữ liệu tốn nhiều thời gian và công sức → chi phí cao.  Xử lý thông tin, phân tích dữ liệu khó hơn. Bước 5: Xác định cách dùng thuật ngữ, từ ngữ thích hợp (bao gồm cả dịch câu hỏi và mã hóa câu hỏi) Nguyên tắc: 1. Dùng từ đơn giản, dễ hiểu, quen thuộc, lịch sự mềm dẻo. Phải sử dùng thuật ngữ phù hợp với từng vùng nghiên cứu, bình thường hằng ngày. Cần phù hợp trình độ, kiến thức đối tượng trả lời. 2. Tránh câu hỏi dài dòng, càng chi tiết càng cụ thể càng tốt. Nên đi từ tổng quan đến cụ thể. 3. Tránh câu hỏi cho hai hay nhiều trả lời cùng một lúc. Tránh câu hỏi ghép hoặc không có lối thoát như không biết hoặc không bình luận. VD: kem Kido’s có ngon và bổ dưỡng không? 4. Tránh câu hỏi gợi ý kích thích người trả lời phản xạ theo hướng dẫn trong câu hỏi, định hướng trả lời. VD: Bạn có đồng ý sữa đặc có đường nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan là loại sữa có chất lượng có chất lượng cao nhất không? Trong câu hỏi này, nhà nghiên cứu đã dẫn ý cho người trả lời về quan điểm chất lượng của nhãn hiệu. 5. Tránh câu hỏi có thang trả lời không cân bằng làm chệch thái độ của người trả lời. VD: Bạn có thích sữa đậu nành không? Thang đo trả lời sau sẽ làm chệch thái độ của người trả lời về hướng thích: Vô cùng thích (1), Rất thích (2) , Thích (3), Tạm được (4), Không thích (5). 6. Tránh câu trả lời bắt người ta phải ước đoán vì người ta không thể nhớ hoặc không thể ước đoán được, hoặc dựa trên giả định vì không kiểm chứng được. VD: Bạn dùng bao nhiêu kg thịt heo trong 1 tháng 7. Tránh hỏi trực tiếp những vấn đề riêng tư cá nhân. Bước 6: Xác định trình tự, cấu trúc bảng câu hỏi. Thường được chia 3 phần: 1. Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong thị trường nghiên cứu mục tiêu. 2. Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cho mục tiêu nghiên cứu. 3. Phần dữ liệu về cá nhân người trả lời. Bước 7: Xác định hình thức bảng câu hỏi – thiết kế trình bày.  Bảng câu hỏi có hình thức đẹp sẽ kích thích sự hợp tác của người trả lời.  Các phần nên được trình bày riêng biệt để hỗ trợ phỏng vấn viên trong qua trình phỏng vấn. Bước 8: Thử lần thứ 1 → Sửa chửa → Bản nháp cuối cùng Đây là khâu rất quan trọng trong việc thu thập dữ liệu. Sau khi thiết kế bảng câu hỏi cần phải tiến hành thử và sữa chữa để hoàn chỉnh bảng câu hỏi trước khi đưa vào phỏng vấn. Các yếu tố cần xem xét: tính hợp lý, độ dài, sắp xếp nội dung. Lần thử đầu tiên (α test) được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến một số thành viên nghiên cứu khác trong đơn vị và điều chỉnh lại. Sauk hi chỉnh sửa bảng câu hỏi này được gọi là bảng nháp cuối cùng. 16 Bản nháp cuối cùng được qua lần thử thứ 2 (β test). Trong lần này, phỏng vấn người trả lời thực sự trong thị trường nghiên cứu nhưng không nhằm mục đích thu thập dữ liệu mà nhằm đánh giá bảng câu hỏi (đối tượng nghiên cứu có hiểu đúng câu hỏi không, thông tin họ cung cấp có đúng là thông tin cần thiết không, …). Hơn nữa, lần thử này nhằm kiểm tra khả năng phỏng vấn của phỏng vấn viên. Sau khi điều chỉnh ở lần thứ 2 này, chúng ta có bảng câu hỏi hoàn chỉnh, sẵn sàng cho công việc phỏng vấn. Câu 14: Phân biệt mục đích sử dụng của 3 loại nghiên cứu mô tả, giải thích, khám phá. * Nghiên cứu mô tả: là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhân dạng sư vật, giúp con người phân biệt được sự khác nhau, về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức là các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật, về những haønh vi hieän taïi (What, who, where, when….). * Nghiên cứu giải thích: là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật, quan heä giöõa caùc bieán (bieán nghieân cöùu vaø bieán taùc ñoäng); và caàn löôïng hoùa moái quan heä naøy (Why?). * Nghiên cứu khám phá: là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới, khám phá baûn chaát cuûa hieän töôïng nghieân cöùu (How?). Câu15: Giống và khác nhau của bản câu hỏi cho nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Cho VD.  Giống nhau: o Được thiết kế nhằm mục đích thu thập thông tin sơ cấp o Đều có 2 phần:  Phần giới thiệu và gạn lọc: nhằm giới thiệu mục đích nghiên cứu và gạn lọc đối tượng nghiên cứu  Phần chính: thu thập dữ liệu nghiên cứu  Khác nhau: Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng  Bản câu hỏi là dàn bài hướng dẫn thảo luận.  Bản câu hỏi chi tiết  Chủ yếu dùng câu hỏi mở, không có câu trả lời sẵn, người  Chủ yếu dùng câu hỏi đóng, có các trả trả lời hoàn toàn tự do diễn đạt các trả lời của mình, nhằm lời cho sẵn, người trả lời sẽ chọn một mục đích hướng dẫn thảo luận  dữ liệu thu thập được hay nhiều trả lời trong các trả lời đó  phong phú hơn, thu được những thông tin “bên trong” của dữ liệu thu thập được ít phong phú người đối tượng nghiên cứu. hơn.  Câu hỏi có thể dài, hoặc gây tranh luận.  Câu hỏi thường ngắn gọn, không gây tranh luận.  Phụ thuộc nhà nghiên cứu khi thảo luận  Ít phụ thuộc người đi thu thập  Chỉ mang tính chất gợi ý. Câu hỏi được phát triển từ trả  Được soạn sẵn theo cấu trúc cố định, lời của người được phỏng vấn, vì vậy giữa những người được phỏng vấn khác nhau, có thể có một số câu hỏi khác không thay đổi trong quá trình thu thập nhau; các câu hỏi không nhất thiết phải theo thứ tự định thông tin. sẵn. Dàn bài hướng dẫn thảo luận trong nghiên cứu định tính gồm 2 phần: - Phần giới thiệu và gạn lọc: nhằm giới thiệu mục đích nghiên cứu và gạn lọc đối tượng nghiên cứu. - Phần các câu hỏi gợi ý và hướng dẫn quá trình thảo luận để thu thập dữ liệu. Bản câu hỏi trong nghiên cứu định lượng thường gồm 3 phần: o Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong thị trường nghiên cứu. o Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cho mục tiêu nghiên cứu. o Phần dữ liệu về cá nhân người trả lời. Ví dụ “Đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 17 * Thiết kế bản câu hỏi định tính: 1. Khi ra quyết định đầu tư, anh/chị thường dựa vào những yếu tố nào? Tại sao? 2. Yếu tố nào khiến anh/chị thay đổi quyết định đầu tư so với dự kiến? 3. Theo anh/chị yếu tố nào trong các yếu tố anh chị vừa nêu là quan trọng nhất? 4. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến danh mục đầu tư của các anh/chị? 5. Anh/chị thường dựa vào kênh thông tin nào để đưa ra quyết định đầu tư? 6. Mức độ hài lòng và tin cậy của anh/chị khi sử dụng thông tin từ các kênh thông tin đó? 7. Mức sinh lời kỳ vọng của anh/chị khi đầu tư là bao nhiêu? 8. Cơ cấu danh mục đầu tư của anh/chị như thế nào? Tại sao? * Thiết kế bản câu hỏi định lượng : 1. Anh/chị hãy cho biết mục tiêu đầu tư của anh/chị là đầu tư theo loại nào  Đầu tư ngắn hạn   Đầu tư dài hạn   Cả hai  2. Nếu đầu tư theo cả 02 loại trên, xin vui lòng cho biết tỷ trọng đầu tư mỗi loại  Đầu tư dài hạn……………..%  Đầu tư ngắn hạn……………% 3. Anh/chị đầu tư theo trường phái nào trong các trường phái đầu tư sau?  Cơ bản   Kỹ thuật   Cả hai trường phái trên  4. Anh/chị hãy cho biết mức độ quan trọng của các nhân số sau ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của các anh/chị?  Yếu tố cơ bản   Yếu tố kỹ thuật   Yếu tố tâm lý   Yếu tố thông tin  5. Hãy cho biết mức độ chấp nhận rủi ro của các anh/chị?  Rủi ro cao   Rủi ro thấp   Rủi ro trung bình  6. Mức sinh lời kỳ vọng của các anh/chị là bao nhiêu?  Lớn hơn 15%/năm   Bằng 15%/năm   Nhỏ hơn 15%/năm  Dưới đây là một số phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân theo các trường phái đầu tư khác nhau. Ở đây không có câu trả lời đúng hay sai, điều quan trọng là anh/chị hãy cho biết ý kiến của các anh/chị về các phát biểu này. Xin hãy đánh dấu câu trả lời bằng cách khoanh tròn một số duy nhất trên mỗi dòng từ 1 đến 5 tùy theo quan điểm của các anh/chị về phát biểu đó. Hoàn toàn Hoàn toàn không đồng ý đồng ý 7. Một ngành/một tổ chức phát hành có các chỉ số tài chính càng 1 2 3 4 5 tốt thì anh/chị mua cổ phiếu của ngành/tổ chức phát hành đó càng nhiều 8. Anh/chị quan tâm nhiều tỷ lệ chia cổ tức của Công ty. 1 2 3 4 5 9. Anh/chị quan tâm nhiều đến năng lực quản trị của Ban Điều hành Công ty. 1 2 3 4 5 10. Anh/chị quan tâm nhiều đến tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời của Công ty. 1 2 3 4 5 11. Anh/chị quan tâm nhiều đến các chỉ số EPS của Công ty 1 2 3 4 5 18 12. Anh/chị quan tâm nhiều đến các chỉ số ROE của Công ty 1 2 3 4 5 13. Anh/chị quan tâm nhiều đến các chỉ số ROA của Công ty 1 2 3 4 5 Có nhiều ý kiến cho rằng chỉ số Vn-index càng cao thì mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường ngày càng nhiều. 1 2 3 4 5 Các nhận định xu hướng thị trường dựa trên nền tảng phân tích kỹ thuật của các Công ty chứng khoán ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định đầu tư của các Anh/chị trong ngày giao dịch kế tiếp 1 2 3 4 5 Anh/chị quan tâm đến tính thanh khoản hàng ngày của thị trường và 1 2 3 4 5 14. 15. 16. giá trị giao dịch của thị trường. 17 . 18. 19. Anh/chị quan tâm đến giá trị giao dịch hàng ngày của thị trường 1 2 3 4 5 Anh/chị quan tâm đến mức độ đầu tư của các nhà đầu tư kinh nghiệm trên thị trường 1 2 3 4 5 Anh/chị mong muốn có được lợi nhuận cao, nhanh chóng trong một thời gian ngắn 1 2 3 4 5 20. Anh/chị quan tâm đến giao dịch nội bộ của các cổ đông 1 2 3 4 5 21. Anh/chị quan tâm đến mức độ đầu tư của bạn bè, đồng nghiệp 1 2 3 4 5 22. Anh/chị quan tâm đến chỉ số GDP 1 2 3 4 5 23. Anh/chị quan tâm đến chỉ số CPI 1 2 3 4 5 24. Anh/chị quan tâm đến lãi suất của các ngân hàng thương mại 1 2 3 4 5 25. Anh/chị quan tâm đến các chính sách điều tiết thị trường chứng khoán của ủy 1 2 3 4 5 ban chứng khoán nhà nước. 26. Anh/chị quan tâm đến mức sinh lời của kênh đầu tư vàng 27. Anh/chị quan tâm đến mức sinh lời của kên đầu tư bất động sản 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 28. Anh/chị quan tâm đến tính minh bạch của thị trường 29. 1 2 3 4 5 Anh/chị quan tâm đến tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng Khoán. 30. Anh/chị quan đến các bài phân tích, đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức tài chính nước ngoài như HSBC, Morgan Stanley, IMF… 19 Câu 16: Trình bày kết cấu một bài nghiên cứu về kinh tế (làm rõ phần nào bắt buộc và phần nào ko bắt buộc). Trả lời: (dựa vào slide thầy Hoàng Bảo) 1. Tên bài viết (bắt buộc)  Ngắn, gọn, chính xác  Xu thế lựa chọn chủ đề hẹp 2. Đối tượng đọc bài viết (bắt buộc)  Xác định độc giả bài viết là ai? Người lao động, chuyên gia, chính phủ,.. để có văn phong phù hợp 3. Tác giả và địa chỉ (bắt buộc) 4. Tóm tắt (không bắt buộc)  Tóm lược nghiên cứu sao cho khơi dậy tính hiếu kỳ của độc giả 5. Vấn đề nghiên cứu (bắt buộc)  Xác định lĩnh vực nghiên cứu  Thu hẹp lĩnh vực nghiên cứu thành chủ đề nghiên cứu  Xác định vướng mắc  Nêu vấn đề nghiên cứu  Làm rõ những gì mà các tác giả khác làm và những gì mà tác giả dự kiến làm.  Giới hạn không gian và thời gian 6. Câu hỏi nghiên cứu (bắt buộc)  Phải trả lời trong suốt bài viết  Tối đa là từ 3 đến 4 câu hỏi  Phải là sự đánh đổi/lựa chọn hơn là “câu trả lời đã được biết trước”.  Câu hỏi nghiên cứu rộng thì phải tách ra thành các câu hỏi hẹp. 7. Giả thiết nghiên cứu (không bắt buộc)  Phải được đặt sau câu hỏi nghiên cứu  Giả định được xây dựng trên vấn đề nghiên cứu và khung lý thuyết  Thường là câu hỏi mà chỉ có hai lựa chọn là có hay không? (Yes/No) 8. Phương pháp nghiên cứu (bắt buộc) • Thống kê mô tả và so sánh (sử dụng với kiểm định chi–squared): Một chiều, hai chiều, ba chiều và hơn ba chiều. • Phân tích tương quan, ma trận tương quan và ý nghĩa thống kê. • Phân tích hồi quy (Regression analysis) • Phân tích chuỗi thời gian (SARIMA) • Mô hình hóa, ma trận hạch toán xã hội, CGE/Mô phỏng • Phân tích thành tố (Factor analysis) • Phỏng vấn • SWOT, PEST, MICE • Tiếp cận thể chế (Institutional approach) • Chi phí lợi ích (CBA) 9. Dữ liệu nghiên cứu (bắt buộc)  Dữ liệu sơ cấp  Dữ liệu thứ cấp 10. Mô hình lý thuyết (bắt buộc)  Các nghiên cứu trước đây  Phân loại và đánh giá 11. Nghiên cứu thực nghiệm (không bắt buộc)  Nghiên cứu thực nghiệm được xem là bằng chứng của các lý thuyết.  Nghiên cứu thực nghiệm thường cho các kết quả trái chiều nhau, do:  Các quốc gia, vùng có giai đoạn phát triển khác nhau  Khác nhau về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị, thể chế  Chính sách kinh tế và xã hội khác nhau  Cách tiếp cận vấn đề khác nhau, số liệu và mô hình khác nhau  Nên tổng kết thành thành một bảng nghiên cứu thực nghiệm, có các tiêu thức sau: Không gian, thời gian, phương pháp tiếp cận, kết quả nghiên cứu. 12. Phân tích thống kê và mô tả (không bắt buộc)  Sử dụng bảng thống kê một chiều, hai chiều, ba chiều và hơn nữa. Cần thiết phải sử dụng bảng thông kê chi–squared để kiểm tra sự khác biệt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan