Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại 3789_1427100257_Đề_KS_CĐ_10_lần2@2015...

Tài liệu 3789_1427100257_Đề_KS_CĐ_10_lần2@2015

.DOC
5
76
141

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 NĂM HỌC 2014- 2015 Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. Kiểm tra chất lượng chuyên đề lần thứ 2, từ đó giúp điều chỉnh công việc ôn tập của HS, việc giảng dạy của giáo viên. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 10 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Chủ đề Đọc hiểu Nghị luận xã hội Nghị luận văn học Các kiến thức chung về văn bản và tác giả 0,5 điểm 5% Cấp độ thấp Ý nghĩa văn bản 0,5 điểm 5% Cộng Cấp độ cao Viết đoạn văn 10 câu diễn đạt ý hiểu Nhận biết các nhân tố trong vấn đề Nêu biểu hiện cụ thể của vấn đề 0,5 điểm 5% Hiểu đúng nội dung ngữ nghĩa của bài thơ 1 điểm 10% 0,5 điểm 5% Các phương thức biểu đạt dùng tả cảnh và tình 1 điểm 10% 1 điểm 10% Bàn luận vấn đề trong các góc nhìn hiện nay của học sinh 2 điểm 20 % Tích hợp kiến thức, kỹ năng đã học để làm một bài văn Nghi luận văn học. 3 điểm 30% 2 điểm 20% 2 điểm 20% 6 điểm 80% 2 điểm 20% 10 điểm 100% 3 điểm 30% 5 điểm 50% Tổng Nhóm trưởng Người ra đề Nguyễn Văn Lự SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015 TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN —————— ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời giao đề. Đề thi gồm: 01 trang. ——————— Câu I: Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư. (Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương.) (Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du, Ngữ văn 10 tập 1) a. Em hiểu nghĩa của từ “hận” thế nào? b. Từ “Son phấn và Văn chương” trong mỗi câu thơ dùng với biện pháp tu từ nào? Bằng đoạn văn ngắn 5- 6 câu, hãy viết điều nhà thơ muốn nói về nhân vật Tiểu Thanh trong hai câu thơ? Câu II . Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Mỗi ngày ta chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười (Mỗi ngày một niềm vui - Trịnh Công Sơn) Từ nội dung trên, viết một bài luận ngắn (khoảng 400 từ) với chủ đề: Niềm vui của người học sinh trung học phổ thông. Câu III . Nghị luận văn học (5,0 điểm) “Qua cửa Đại Than, Bờ lau san sát, Ngược bến Đông Triều, Bến lách đìu hiu Đến sông Bạch Đằng, Sông chìm giáo gãy, Thuyền bơi một chiều. Gò đầy xương khô. Bát ngát sóng kình muôn dặm, Buồn vì cảnh thảm, Thướt tha đuôi trĩ một màu. Đứng lặng giờ lâu. Nước trời: một sắc, Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Phong cảnh: ba thu. Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. (Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10, tập 2) Cảm nhận của anh, chị về cảnh sắc thiên nhiên sông Bạch Đằng và tâm trạng tác giả trong đoạn thơ trên. --Hết-Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Họ và tên thí sinh: ...................................................SBD:...................... SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN —————— HƯỚNG DẪN CHÁM CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang. ——————— Câu I. Phần đọc hiểu (2,0 điểm) a. Nghĩa của từ “hận” (0,5 đ) + Từ “hận”: (nghĩa gốc) oán hận, thù hận, căm giân; buồn vì việc không đạt không thành. Trong câu thơ hiểu là nỗi oán hờn, căm giận. + Từ “ hận”: (nghĩa chuyển) muốn nói tới nỗi khổ đau, oán giận đến chết vẫn chưa hết. b. Từ son phấn và văn chương sử dụng phép tu từ ẩn dụ. (0,5 đ) - Son phấn ẩn dụ cho nhan sắc người phụ nữ đẹp. (0,5 đ) - Văn chương ẩn dụ cho tài năng người phụ nữ. (0,5 đ) (Khuyến khích bài viết thành đoạn văn đúng có thể cho điểm tối đa). Câu II. Phần nghị luận xã hội (3,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một quan điểm sống lạc quan vui vẻ của người học sinh trung học phổ thông. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh cần đảm bảo các ý sau: a. Nêu vấn đề: 0,5 điểm - Tuổi trẻ biết sống vừa học vừa tu dưỡng, theo đuổi mơ ước và sống cho mình. - Lạc quan trong học tập rèn luyện rất cần thiết đối với độ tuổi học sinh trung học phổ thông b. Phân tích và bình luận: 2,5 điểm 1. Giải thích (0,5 điểm) - Chọn quan điểm sống cần và chọn lấy niềm vui cho riêng mình cho hoàn cảnh của từng bạn thanh niên. Chọn niềm vui, chọn bông hoa và chọn nụ cười phù hợp với tâm trạng và cảnh ngộ có ý nghĩa vô cùng với tuổi trẻ học đường. 2. Phân tích -bình luận (1,5 điểm) - Người thanh niên HS xác định đến trường học và rèn luyện tu dưỡng. Gánh nặng bài vở và áp lực gia đình, xã hội làm mất đi niềm vui, niềm tin và sự tươi trẻ của họ. Tìm cho mình niềm vui, vẻ đẹp hay nụ cười đem đến cho họ hứng khởi và lòng tin. Đến trường thanh thản vô lo, đến trường quên đi nhọc mệt và phiền buồn, đến trường trẻ trung và hồn nhiên trở thành quan niện sống đúng và đẹp, cần có của thanh niên HS. - Bình luận về thái độ bi quan, ỷ lại hay bàng quan về tương lai của một số HS trung học hiện nay. Buồn phiền, mặc cảm, tự ti sống thu mình trong xa cách và lặng lẽ của một số bạn HS làm cho việc học nặng nề và vô ích. Có bạn quá lạc quan lạc lối vui cười, chơi và hưởng thụ dẫn đến bi kịch đau đớn, phá mất vẻ đẹp thời áo trắng. Biết học, biết sống lạc quan, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh có nhiều ý nghĩa với tuổi HS mới lớn. 3. Ý nghĩa và bài học (0,5 điểm) - Sống vui, sống lạc quan rất tốt cho HS. - Mỗi người thanh niên HS nên chọn cho mình quan niệm sống đẹp: tự tìm lấy niêm vui, vẻ đẹp và tiếng cười, cho dù việc học khó khăn, đời sống thiếu thốn hay có buồn khổ gì. Câu III. Phần nghị luận văn học (5,0 điểm) Thí sinh có thể trình bày khác nhau nhưng cần làm nổi bật các trọng tâm 1. Mở bài (0,5 điểm): - Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và vị trí bài bài phú trong văn học. - Nêu vấn đề: Thiên nhiên sông Bạch Đằng hùng vĩ và thơ mộng gắn với trang sử bi hùng gợi nỗi niềm vừa tự hào vừa đau thương. 2. Thân bài (4,0 đ) a. Khái quát hoàn cảnh sáng tác, thể loại và cảm hứng chung của bài phú. (0,5 điểm). b. Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên sông nước (3,0 điểm) - Không gian ba chiều trời mây sông nước và sơn thủy hữu tình. Cách quan sát và tả thực kết hợp cảm xúc lịch sử tạo nên nét riêng của dòng sông. Bạch Đằng giang phú – con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc. Cuối thu (ba thu) nước trời một màu xanh bao la: Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi chỉ một màu. Nước trời: một sắc – Phong cảnh ba thu. - Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời: Bờ lau san sát Bến lách đìu hiu Sông chim giáo gãy Gò đầy xương khô. - Không khí hoang vu, hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc phơi bày. Nét vẽ hoành tráng, giọng thơ hào hùng, trầm lắng của ngôn ngữ chữ Hán và thể phú đối xứng. Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông Bạch Đằng bằng những nét, màu sắc gợi cảm. Những ẩn dụ và liên tưởng nói về dòng sông lịch sử được diễn tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. - Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng (1288), nhà thơ đến thăm dòng sông và cảm thương, bồi hồi xúc động. Cảm xúc vui buồn, tự hào và căm giận đan xen, hòa trộn: Buồn vì cảnh thảm Đứng lặng giờ lâu Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. - Buồn thương và tiếc nuối, đứng lặng giờ lâu rất chân thành và ngưỡng vọng của khách biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với các anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông và sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. c) Đánh giá chung: (0,5 điểm) - Bài phú cổ thể, tự do tiêu biểu cho tâm hồn tài năng và nhân cách của nhà thơ Trương Thiếu Huyền. Bút pháp tả thực; ngôn ngữ chữ Hán chọn lọc; cảm xúc chân thực. - Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở và lòng kiêu hãnh tự hào về nơi đây và những con người anh dũng làm nên chiến thắng Bạch Đằng. 3. Kết bài: (0,5điểm) - Khẳng định giá trị đoạn thơ. Thái độ của chúng ta về đia danh lợi nổi tiếng Bạch Đằng. -Hết-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan