Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học 3. dc phiolsophy of human...

Tài liệu 3. dc phiolsophy of human

.PDF
7
226
67

Mô tả:

NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 1. Tên môn học: Những vấn đề triết học về phát triển con người 2. Mã số: HBCN 636 3. Phân loại môn học: Bắt buộc 4. Số Tín chỉ: 2 TC 5. Mô tả môn học: Môn học cung cấp cho Nghiên cứu sinh và Học viên cao học những tri thức cơ bản nhất về con người và phát triển con người dưới góc nhìn triết học. Tìm hiểu đặc thù của môn học với những thuật ngữ “Philosophy for Human and Human Development” và “Philosophical Anthropology”. Nghiên cứu những định nghĩa tiêu biểu về khái niệm Con người và những vấn đề triết học cơ bản về con người. Nghiên cứu quan điểm của Marx về con người; quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển” với lý thuyết Anthropocentrism và lý thuyết của UNDP. Nghiên cứu lý thuyết về phát triển con người của UNDP và bộ công cụ HDI về phát triển con người. Bài học phương pháp luận mà người học có thể thu nhận được khi nghiên cứu vấn đề. 6. Mục đích: - Giúp người học nắm được những vấn đề triết học về con người và phát triển con người; làm phong phú hơn, sâu sắc hơn các quan điểm của triết học Mác về con người và phát triển con người; giúp người học nắm được lý thuyết phát triển con người của UNDP và mô hình truyền thống của việc nhận thức thế giới lấy con người làm trọng tâm. - Trên cơ sở lý luận chung, người học thấy được rằng con người là nguyên nhân cuối cùng của mọi thất bại, cơ sở sâu xa của mọi thành công, từ 337 đó thấy rằng việc xây dựng chiến lược phát triển con người là yếu tố căn bản làm nên sự phát triển của đất nước. 7. Yêu cầu: - Bước đầu, người học có khả năng viết, trình bày một vấn đề về con người theo logíc báo cáo của UNDP, có thái độ đúng đắn đối với nghiên cứu định tính và định lượng về con người. - Người học hiểu ý nghĩa của vấn đề con người trong triết học và có thái độ đúng trong việc giải quyết các vấn đề con người trong cuộc sống. - Vận dụng được để nghiên cứu con người Việt Nam và phát triển con người Việt Nam hiện nay. 8. Phân bổ thời gian: Lên lớp: 20 t Thảo luận, bài tập: 20 t Kiểm tra, tiểu luận: 5 t 9. Giảng viên tham gia: STT Họ và tên, Cơ quan công tác Chuyên ngành học hàm, học vị 1 GS. TS. Hồ Sĩ Quý Viện Thông tin Khoa học Triết học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 2 PGS. TS. Lương Khắc Hiếu Học viện Báo chí và Triết học Tuyên truyền 3 TS. Nguyễn Đình Cấp Học viện Báo chí và Triết học Tuyên truyền 10. Định hướng bài tập: - Phân tích những định nghĩa tiêu biểu về khái niệm con người và những vấn đề triết học cơ bản về con người 338 - Luận giải quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển” với lý thuyết Anthropocentrism và lý thuyết của UNDP. 11. Tư vấn và hướng dẫn học viên: - Tìm hiểu quan niệm về con người trong lịch sử - Tìm hiểu vấn đề phát triển con người - Hướng dẫn chọn vấn đề viết tiểu luận 12. Tài liệu tham khảo: • Tài liệu bắt buộc đọc: 1. Trần Đức Thảo (2004). Sự hình thành con người. Nxb ĐHQG Hà Nội. 2. Hồ Sĩ Quý (2007). Con người và phát triển con người. Nxb Giáo dục. 3. Hồ Sĩ Quý (2002). Con người là trung tâm: sự khác biệt giữa hai quan điểm tiêu biểu. T/c Triết học số 11. 4. Hồ Sĩ Quý (chủ biên 2003). Con người và phát triển con người trong quan niệm của K. Marx và F. Engels. Nxb CTQG. 5. Trung tâm KHXH&NVQG (1999). Phát triển con người: từ quan niệm đến chiến lược và hành động. Nxb CTQG. Hà Nội. • Tài liệu tham khảo khác: 1. Hồ Sĩ Quý (2008). Thực trạng lý luận và phương pháp luận về văn hóa và con người ở Việt Nam những thập niên gần đây. Tạp chí Thông tin KHXH số 12. 1. V.E. Đaviđôvích (2002). Dưới lăng kính triết học Nxb CTQG. 2. I.T. Frolov (2002). Trở lại với con người. Tạp chí Nghiên cứu con người. số 1. 3. Trung tâm KHXH& NVQG(2001). Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001. Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người. Nxb. CTQG. Hà Nội. 339 4. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (2006). Báo cáo phát triển con người Việt Nam 1999-2004. Những thay đổi và xu hướng chủ yếu. CTQG. Hà Nội. 5. Trung tâm KHXH & NVQG (2002). Phát triển con người: từ quan niệm đến chiến lược và hành động. Nxb CTQG. Hà Nội. 6. Kanras Lorenz (2003). Tám vấn đề lớn của nhân loại.Nxb công an Nhân dân. Hà Nội. 7. Francisolume S. Collins (2007). Ngôn ngữ của Chúa. Nxb Lao động. Hà Nội. 13. Nội dung chi tiết môn học: A. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Trong đó TT I Tổng Tên chương số tiết TÍNH VĨNH CỬU VÀ TÍNH THỜI SỰ Thảo Tiểu Lý luận, luận, thuyết bài kiểm tập tra 10 5 5 10 5 5 10 5 5 10 5 5 CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI II VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI III VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI IV VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Kiểm tra 5 B. Nội dung chi tiết I. TÍNH VĨNH CỬU VÀ TÍNH THỜI SỰ CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI 1.1. Đặt vấn đề của Kant 340 5 1.2. “Con người - đối tượng nhận thức có sức lôi cuốn nhất đối với con người” 1.3. Những vấn đề triết học về con người 1.3.1. Con người là gì? 1.3.2. Nguồn gốc con người? 1.3.3. Bản chất con người? 1.3.4. Sự sống? cái chết? tồn tại sau khi chết? 1.3.5.Ý nghĩa của sự tồn tại người? 1.3.6. Tiến bộ xã hội? 1.4. Tồn tại người - Sự tồn tại độc đáo, duy nhất. II. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI 2.1. Khoa học hiện đại nâng cao trình độ sống và vị thế của con người - bước tiến trong việc nhận thức vấn đề con người 2.2. Vấn đề con người đặt ra từ khoa học hiện đại III. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI 3.1. Con đường triết học giải quyết vấn đề con người 3.1.1.Thế giới quan. 3.1.2. Nhân sinh quan. 3.1.3. Giá trị quan. 3.2. Phương thức triết học giải quyết vấn đề con người 3.2.1. Nhân học triết học. 3.2.2. Nhân học văn hoá. 3.2.3. Nghiên cứu phức hợp, liên ngành về con người. IV. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 4.1. Anthropocentrism - mô hình châu Âu về sự cảm nhận thế giới: cách hiểu bản thể luận và cách hiểu nhận thức luận 341 4.2. Quan điểm con người là trung tâm của UNDP 4.3. Về bộ công cụ các chỉ số phát triển con người (HDI) 4.4. Chỉ số nghèo và khả năng phát triển con người (HPI) 4.5. Điều bị che khuất 4.6. Đổi mới nhận thức lý luận về con người, về vai trò nhân tố con người 4.7. Vị trí của vấn đề con người trong sự phát triển: con người là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội 4.8. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 14. Phương pháp giảng dạy và học tập Sử dụng các phương pháp sau: - Thuyết trình nêu vấn đề - Tự nghiên cứu - Thảo luận nhóm 15. Tổ chức, đánh giá môn học: Kết quả học tập được đánh giá thường xuyên, đột xuất hoặc định kỳ, theo thang điểm 10, bao gồm: - Điểm chuyên cần: trọng số 10% - Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: trọng số 15% - Bài tập: trọng số 15% - Thi cuối kỳ: trọng số 60% TT Cách thức đánh giá Trọng số 1 Điểm chuyên cần 0,10 2 Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ 0,15 3 Bài tập (Tiểu luận) 0,15 4 Thi cuối kỳ 0,60 ĐMH= KTĐKx 0,10 + TLN x 0,15 + TL x 0,15 + THM x 0,60 342 16. Câu hỏi và vấn đề xêmina: • Câu hỏi trước khi lên lớp (câu hỏi chuẩn bị bài): 1. Con người trong các trường phái triết học khác nhau. 2. Con người trong hệ thống các tri thức của Chủ nghĩa duy vật lịch sử. • Câu hỏi thảo luận: 1. Những vấn đề triết học về con người: Quan niệm rộng và quan niệm hẹp. 2. Vấn đề con người trong hệ thống triết học Marx. 3. Con người Việt Nam – truyền thống và hiện đại. • Câu hỏi ôn tập: 1. Quan niệm cơ bản của triết học Marx về con người. 2. Con người là trung tâm trong quan niệm của học thuyết Anthropocentrism. 3. Bộ công cụ HDI và các Báo cáo phát triển con người của UNDP. 343
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan