Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 20130318 (4)...

Tài liệu 20130318 (4)

.DOC
58
228
55

Mô tả:

1. Giới thiệu tổng quan 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Ngày nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, ngày càng xuất hiện nhiều trường đại học trên lĩnh vực cả nước đặc biệt là ở Đồng bằng sông cửu Long, nơi mà Đại Học Cần Thơ đang giữ vị trí số 1 nhưng trước mắt đã ra đời một số trường mới như: Đại Học dân lập cửu Long, Đại học An Giang, Đại Học Tây Đô và các trường đại học ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cho nên hơn bao giờ hết cuộc cạnh tranh giữa các trường với nhau sẽ trở nên khốc liệt hơn chính vì lẻ đó trường Đại học cần thơ đã mạnh dạn thực hiện công tác tín chỉ hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học nhưng công tác tín chỉ hóa có tốt hơn phương pháp học theo niên chế hay không thì chưa biết được và việc thực hiện công tác tín chỉ hóa ở Trường Đại Học Cần Thơ, cụ thể ở Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh có những thuận lợi và khó khăn gì thì chưa ai nghiên cứu hơn nữa công tác tín chỉ hóa có phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay hay không đó là vấn đề cần quan tâm. Chính vì những lý do đó mà tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá mức độ phù hợp của công tác tín chỉ hóa ở Khoa Kinh Tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ”. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Có thể nói việc trường Đại Học Cần Thơ, hay Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đang áp dụng phương pháp mới “tín chỉ hóa” là khá phù hợp trong giai đoạn hiện nay: Khóa 33 mới tựu trường, Khóa 30 thì ra trường, nhưng nó cũng là vấn đề không khỏi gây khó khăn cho các sinh viên Khóa 31,32. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cũ “niên chế” thì kết quả là sinh viên khá vất vả vì thời lượng lên lớp khá nhiều, sinh viên không đủ thời gian để tự nghiên cứu, đọc tài liệu tham khảo cũng như không được làm bài tập nhiều, khó áp dụng sát thực tế được nên dễ đẫn đến tình trạng “nước tới chân mới nhảy”. Vì vậy, đối với phương pháp mới “tín chỉ hóa” sinh viên có thể vừa được kiểm tra bài, vừa tự nghiên cứu và được biết thêm nhiều kiến thức do thảo luận nhóm. Sự đổi mới này cũng là sự tìm tòi, nghiên cứu khá lâu của thầy cô, những cánh chim không mỏi luôn tìm cách để học sinh, sinh viên tiếp thu những kiến thức nhanh nhất đem lại kết quả học tập tốt nhất. Cả Trang 1 phương pháp cũ và mới đều có ưu và nhược điểm riêng. Ngay cả khi áp dụng phương pháp cũ thì những sinh viên trong những năm cũ cũng không khỏi bâng khuâng và lo lắng khi mới bước vào trường. Vì vậy đối với sinh viên khóa mới “33” hiện nay cũng vậy, vì mới áp dụng nên các sinh viên cũng khá bất ngờ vì nó liên quan đến “kết quả học tập”. Nhưng Trường Đại học Cần Thơ đã quyết định đưa phương pháp này, chứng tỏ sau một quá trình nghiên cứu tình hình học tập của tất cả các sinh viên và căn cứ vào khả năng học tập của học trò mình nên đã đưa ra quyết định đó. Vì vậy nó cần phải có thời gian để khắc phục những thiếu sót còn gặp phải. Thầy cô chính là những người cha, người mẹ luôn tìm cách để đưa cả một đàn con thân yêu đến với một tương lai tươi đẹp, nên tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp mới tuy có gây khó khăn cho sinh viên trong thời gian đầu nhưng sau một thời gian thử nghiệm nhất định sẽ tìm ra những tồn tại và khuyết điểm để khắc phục. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của công tác tín chỉ hóa tại Khoa kinh tế Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ và đưa ra các biện pháp giúp cho phương pháp dạy và học theo tín chỉ thực hiện ngày càng tốt hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu thực trạng công tác tín chỉ hoá ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ.  Đánh giá thực trạng hiệu quả của công tác tín chỉ hóa ở Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ.  Tìm ra những thuận lợi và khó khăn về việc áp dụng công tác tín chỉ hóa tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ.  Đề xuất những biện pháp khắc phục những khó khăn giúp cho công tác dạy và học theo tín chỉ được thực hiện tốt hơn. 3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu: 3.1. Các giả thuyết cần kiểm định  Về phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá học phần của giáo viên theo phương pháp “tín chỉ hóa” không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Trang 2  Chương trình học của phương pháp “tín chỉ hoá” không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.  Về việc đăng ký học phần cũng như công tác thi cử theo phương pháp mới ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Các giả thuyết trên được kiểm định bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tần và thống kê mô tả dựa trên số liệu sơ cấp. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Việc áp dụng chương trình học của phương pháp “tín chỉ hoá”, liệu sinh viên có thích nghi kịp không? - Phương pháp giảng dạy và việc đánh giá học phần của giáo viên theo phương pháp “tín chỉ hoá” sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhiều hay ít? - Việc đăng ký học phần không còn theo phương pháp niên chế, mà theo phương pháp hoàn toàn mới mẻ liệu sinh viên có thích ứng kịp không? - Về công tác thi cử của phương pháp “tín chỉ hoá” sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như thế nào? 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Phạm vi về không gian - Đề tài được thực hiện tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ. 4.2. Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 22/01/2008 đến ngày 20/12/2008. Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu điều tra thực tế năm 2008. 4.3. Phạm vi về nội dung - Tìm hiểu phản hồi của sinh viên về công tác tín chỉ hóa tại Khoa kinh tếQuản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. - Đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại mắc phải. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận 5.1.1. Tổng quan về tín chỉ Trang 3 5.1.1.1. Tín chỉ là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kĩ năng (trung bình) mà sinh viên tích luỹ được từ môn học trong 15 giờ tín chỉ (cùng loại hoặc khác loại) được thực hiện mỗi tuần 01 giờ tín chỉ và kéo dài trong một học kì gồm 15 tuần.  Tín chỉ được sử dụng làm đơn vị để tích lũy khối lượng học tập của sinh viên. (Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 6”). 5.1.1.2. Mục tiêu của tín chỉ hoá  Hoà nhập phương thức quản lý đào tạo của hầu hết các Đại Học trên thế giới,  Quản lý hiệu quả công tác đào tạo ở trường Đại học Cần Thơ,  Đáp ứng công tác phân cấp quản lý tới các đơn vị,  Khuyến khích học tập, tạo khả năng rút ngắn thời gian học tập cho SV.(Theo nguồn Lộ trình công tác tín chỉ hoá Trường Đại Học Cần Thơ). 5.1.2. Học phần Học phần là lượng kiến thức tương đối trọn vẹn được dạy hết trong một học kỳ. Mỗi học phần có tên gọi riêng và được ký hiệu bằng một mã số. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc sinh viên phải tích luỹ (học phần bắt buộc); học phần sinh viên tự lựa chọn để tích luỹ (học phần tự chọn).(Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 5”). 5.1.2.1. Đăng ký học phần Tất cả sinh viên phải thực hịên đăng ký học phần trước khi học kỳ mới bắt đầu, riêng sinh viên mới trúng tuyển không phải đăng ký cho học kỳ đầu tiên của khoá học. Sinh viên nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo và những quy định của Trường: trao đổi với Cố vấn học tập để được hướng dẫn đăng ký học phần. Số tín chỉ đăng ký trong một học kỳ: - Học kỳ chính: 15 – 20 TC. - Học kỳ hè: 6- 8 TC.(Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 9”) Trang 4 5.1.2.2. Đánh giá học phần Điểm học phần được tính căn cứ vào một học phần hoặc tất cả các điểm thành phần, bao gồm điểm kiểm tra trong quá trình học, điểm phần thực hành, điểm đánh giá nhận thức, điểm tham gia thảo luận, điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm đồ án và điểm thi kết thúc học phần. Điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và phải có trọng số không dưới 50%. (Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 19”). 5.1.3. Khóa học 5.1.3.1. Định nghĩa: Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo. Trong thời gain khoá học, ngoài nhiệm vụ chính là học tập và rèn luyện, sinh viên còn có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động khác của Trường như: lao động xây dựng trường, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể… (Theo nguồn Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 3”) 5.1.3.2. Học kỳ và số học kỳ: Khoá học gồm nhiều học kỳ. Học kỳ là khoảng thời gian nhất định dành cho giảng dạy, học tập và đánh gía kết quả học tập. Có hai loại học kỳ: - Học kỳ chính kéo dài 19 tuần gồm: 15 tuần học; 4 tuần thi và xử lý kết quả. - Học kỳ hè kéo dài 9 tuần gồm: 6 tuần học; 3 tuần thi và xử lý kết quả. Học kỳ này tạo điều kiện cho sinh viên học vượt hoặc hoàn tất các học phần còn nợ. (Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 4”) 5.2. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Chủ yếu tôi thu thập số liệu tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ bằng cách phỏng vấn trực tiếp các sinh viên từ các Khóa 30, 31, 32, 33. 5.3. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu sơ cấp: soạn bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các sinh viên từ các Khóa học của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và xử lý thông tin Trang 5 thông qua bảng câu hỏi có chọn lọc. Phương pháp chọn mẫu được xác định ở đây là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và để đảm bảo tính đại diện số mẫu được chọn là 175 mẫu. - Bên cạnh đó để thu thập số liệu sơ cấp tôi còn dùng phương pháp ngẫu nhiên phân tần và cách tiến hành như sau: Xác định danh sách tổng thể đó là Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh. Tuỳ thuộc vào nội dung nghiên cứu, ta chọn một tiêu thức phân tầng thích hợp, ở đây tôi chọn các ngành trong Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh để chọn làm tiêu thức phân tầng. Căn cứ vào tiêu thức phân tầng có ý nghĩa thích hợp, ta tiến hành chia nhỏ tổng thể thành từng lớp hay từng nhóm nhỏ. Khi phân nhóm phải đảm bảo thoả điều kiện là các phần tử trong cùng một nhóm phải có tính đồng nhất cao và các phần tử giữa các nhóm phải có sự khác nhau đáng kể. Từ đó ta tính ra tỷ lệ hay tỷ trọng từng nhóm trong tổng thể. Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm theo tỷ lệ tương xứng với kích thước của nhóm, nghĩa là dựa vào tỷ lệ số đơn vị tổng thể trong từng nhóm để xác định số quan sát ở mỗi nhóm, ở đây tôi chọn số lượng sinh viên trong từng ngành đưa ra chỉ tiêu một số tương đối nào đó cho từng khóa và chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn trực tiếp. Được sự giúp đỡ tận tình của các sinh viên Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, tôi đã thu thập được số liệu từ bảng phỏng vấn trực tiếp. Bảng 1: Số mẫu điều tra sinh viên Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ năm 2008 Ngành Khóa 30 Khóa 31 Khóa 32 Khóa 33 Kế Toán 8 9 10 10 37 Kinh tế Nông Nghiệp 4 10 10 9 33 Kinh tế Ngoại Thương 5 7 7 5 24 Kinh Tế Học 0 0 7 4 11 Quản Trị Kinh Doanh 9 7 9 12 37 Tài Chính 7 7 9 10 33 33 40 52 50 175 Tổng Tổng (Nguồn: phỏng vấn trực tiếp sinh viên Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ năm 2008) Trang 6 - Thu thập số liệu thứ cấp tại các trang web của Khoa, và tham khảo công tác đào tạo tín chỉ hóa tại các trường: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại Học Nông Lâm… Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 5.4. Phương pháp phân tích số liệu - Đối với mục tiêu 1 và 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (phân tích tần số) để mô tả thực trạng công tác tín chỉ hoá, từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp tín chỉ hóa tại Khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại học Cần Thơ. - Thống kê mô tả đây là một phương pháp nhằm thống kê dữ liệu, phương pháp này đơn giản dễ thực hiện. Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này. - Đối với mục tiêu 2: dùng phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ các trang web có liên quan để đánh giá thực trạng hiệu quả của công tác tín chỉ hóa ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ. - Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Thuận lợi và khó khăn như thế nào để có hướng khắc phục những khuyết điểm sai lầm. - Đối với mục tiêu 4: Từ kết quả phân tích, đánh giá trên kết hợp với số liệu sơ cấp thu được, dùng phương pháp tự luận để đề xuất những biện pháp khắc phục những khó khăn giúp cho công tác tín chỉ hoá được thực hiện tốt hơn. 6. Kết quả và thảo luận 6.1. Thực trạng công tác tín chỉ hoá tại Khoa kinh Tế - QTKD của Trường Đại Học Cần Thơ Dựa vào số liệu sơ cấp thu thập được thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từ các sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD của Trường Đại Học Cần Thơ (175 đơn Trang 7 vị mẫu) bao gồm nhiều vấn đề trọng tâm của phương pháp mới như: phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, chương trình học, đăng ký học phần, công tác thi cử. Qua những vấn đề trên ta có để tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đồng thời đưa ra biện pháp để khắc phục những khó khăn trên nhằm giúp cho việc áp dụng phương pháp mới của nhà Trường đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời có thể đưa ra những vướng mắc của các sinh viên nhất là các sinh viên Khoá 31, 32 đang gặp phải về những vấn đề đang bị chuyển đổi sang phương pháp mới. 6.1.1. Chương trình học theo phương pháp “tín chỉ” Với phương pháp cũ đối với các sinh viên khóa 30 nói riêng và tất cả các sinh viên học Trường Đại Học Cần Thơ nói chung là khá vất vả, vất vả về chương trình học lẫn thời gian học tập. Sau đây là một số vấn đề cần được nghiên cứu: 6.1.1.1. Về chương trình học Bảng 2: Chương trình học theo phương pháp mới Chương trình học có thể rút ngắn thời gian Không rút ngắn Có thể rút ngắn Mẫu 175 175 Tần số Tỷ trọng (%) 51 124 29,1 70,9 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Chương trình đào tạo theo tín chỉ có thể rút ngắn thời gian học xong chương trình đại học đối với các sinh viên, đó là ý kiến của 124 sinh viên trong 175 mẫu chiếm tỉ lệ 70,9%. Với 51 sinh viên thì không đồng ý với ý kiến này chiếm tỉ lệ 29,1%. Tuy nhiên, từ bảng trên ta có thể đưa ra kết luận là chương trình học theo tín chỉ có thể rút ngắn thời gian học. Bảng 3: Ý kiến đề nghị về chương trình học theo phương pháp mới Ý kiến đề nghị Tăng số tín chỉ trong học kỳ Mở thêm nhiều môn trong học kỳ hè Theo phương pháp cũ Mẫu Tần số 36 36 36 29 4 3 Tỷ trọng (%) 80,6 11,1 8,3 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Đây là một số ý kiến từ phía các sinh viên cho rằng với chương trình như thế sẽ không thể rút ngắn được và các sinh viên đưa ra các ý kiến đề nghị: Tăng số tín chỉ trong học kỳ thì có thể rút ngắn thời gian học, với ý kiến này có 29 sinh viên trong 36 mẫu chiếm 80,6% đồng ý. Và chỉ có 4 sinh viên chiếm tỉ lệ 11,1% cho là Trang 8 nên mở thêm nhiều môn trong học kỳ hè. Với ý kiến nên học theo chương trình của phương pháp cũ chỉ có 3 sinh viên chiếm 8,3%. 6.1.1.2. Thời gian dành cho các môn học Bảng 4: Thời gian dành cho các môn học theo phương pháp tín chỉ Số lượng thời gian Quá ít Ít Vừa đủ Nhiều Quá nhiều Mẫu Tần số 175 175 175 175 175 Tỷ trọng (%) 5 47 83 36 4 2,9 26,9 47,4 20,6 2,3 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Vấn đề thời gian dành cho các môn học theo chương trình học theo ý kiến của các sinh viên thì có 83 sinh viên trong 175 sinh viên cho là vừa đủ chiếm tỷ lệ 47,4 %. Như vậy đối với phương pháp mới này thì theo kết quả xử lý trên thì thời gian dành cho phương pháp này là vừa đủ và chương trình học như thế sẽ rút ngắn được thời gian học của các sinh viên. 6.1.1.3. Về các môn giáo dục đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành Bảng 5: Các môn có phù hợp chưa Các môn Các chỉ tiêu Không phù hợp Có phù hợp Tổng Giáo dục đại cương Tần số Tỷ trọng 51 124 175 (%) 29,1 70,9 100,0 Cơ sở ngành Tần số Tỷ trọng 19 154 173 (%) 11,0 89,0 100,0 Chuyên ngành Tần số Tỷ trọng 44 129 173 (%) 25,4 74,6 100,0 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Về các môn học của phương pháp mới này thì sao? Đối với các môn học giáo dục đại cương thì khối lượng như vậy theo các sinh viên là phù hợp trong 175 sinh viên với 124 sinh viên đồng ý chiếm 70,9%. Tuy nhiên, có 51 sinh viên chiếm tỉ lệ 29,1% đưa ra một số ý kiến của mình là chưa đồng ý về khối kiến thức dành cho các môn giáo dục đại cương vì:  Các môn đại cương này cần có cách viết dễ hiểu hơn, có nhiều ví dụ hoặc bài tập minh hoạ để các sinh viên có thể tiếp thu bài được tốt hơn. Đồng thời các Trang 9 môn này thì lý thuyết quá nhiều, khi ra thực tế hay làm việc ở công ty thì không áp dụng được. Có ít môn tự chọn nên bổ sung thêm nhưng cần giảm số tín chỉ đăng ký.  Nhiều môn học không ứng dụng được vào thực tế, giảm số tín chỉ cũng như lượng kiến thức của môn Triết Học và Kinh Tế chính trị, cần dạy thêm các môn tương đương kiến thức với các môn: Kỹ năng giao tiếp và Tiếng việt thực hành vì nó có thể áp dụng được vào thực tế. Giảm số tín chỉ cũng như khối lượng lý thuyết môn điều kiện như Giáo dục quốc phòng, các môn Anh Văn Căn Bản cũng như Chuyên ngành và Tin Học không nên bỏ. Thời gian dành cho đại cương khá nhiều mà chuyên ngành quá ít, nên giảm bớt khối kiến thức đại cương và tăng khối kiến thức chuyên ngành, chỉ giảng dạy một số môn để tăng kiến thức bổ sung thêm cho sinh viên. Tuỳ theo ngành mà có môn giáo dục đại cương phù hợp.  Như vậy, đối với khối lượng kiến thức các môn đại cương thì nên giảm về số lượng cũng như số tín chỉ vì các môn chuyên ngành mới có thể giúp các sinh viên ra trường có thể vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên, nó cũng cần thiết phải giảng dạy một số môn để bổ sung thêm kiến thức cho các sinh viên. Đối với các môn cơ sở ngành thì sao? Trong 173 mẫu có 154 sinh viên cho là phù hợp chiếm tỉ lệ khá cao 89%. Đây là khối kiến thức nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên học tốt các môn chuyên ngành nên phải học các môn cơ sở ngành thì các sinh viên mới có nền tảng để học các môn chuyên ngành. Tuy nhiên, có 19 sinh viên chiếm tỉ lệ 11% cho rằng khối lượng kiến thức về cơ sở ngành vẫn chưa phù hợp và các sinh viên đã đưa ra lý do sau:  Các thầy cô nên cung cấp các kiến thức thực tế tại các doanh nghiệp, nghĩa là lý thuyết nên giảm bớt, hay lý thuyết bám sát thực tế, tăng cường thực hành và phải sâu vào thực tế hơn. Đồng thời nên bỏ bớt một số môn để có thể rút ngắn chương trình học giúp các sinh viên ra trường sớm.  Nên có nhiều môn để sinh viên lựa chọn và nói rõ môn nào là môn tiên quyết. Bổ sung các môn đào tạo kỹ năng giúp sinh viên phát huy tài năng của mình. Thêm những môn liên quan đến vấn đề kinh tế như Phương pháp xử lý tình huống trong kinh doanh chẳng hạn. Trang 10 Trọng tâm trong chương trình học là các môn chuyên ngành, đối với các môn này thì đòi hỏi các thầy cô cần có những phương pháp giảng dạy “hay”để giúp các sinh viên có thể tiếp thu tốt. Trong 173 mẫu có 129 sinh viên cho rằng khối lượng kiến thức chuyên ngành như vậy là phù hợp chiếm 74,6%. Đối với các sinh viên Khoá 33 vừa mới vào Trường nên về các môn học cơ sở ngành cũng như chuyên ngành thì các sinh viên chỉ được nghe các anh chị Khoá trước nhắc lại, nên chỉ có một số ý kiến thu thập được từ các sinh viên khoá 32,31,30. Với lượng kiến thức chuyên ngành này thì 44 sinh viên chiếm 25,4% cho là vẫn chưa phù hợp, các sinh viên đã đưa ra các lý do như sau:  Các môn chuyên ngành này cần tiếp xúc thực tế nhiều hơn, lý thuyết phải bám sát với thực tế. Cần nhiều thời gian làm bài tập, có một số sinh viên cho là nên rút ngắn thời gian nghiên cứu trên sách vở mà thâm nhập vào thực tế các vấn đề đang diễn ra trong xã hội và nên giữ môn Anh Văn Chuyên Ngành.  Các môn tự chọn nên có sự hướng dẫn của Cố vấn học tập để sinh viên có thể chọn phù hợp với chuyên ngành của mình. Đồng thời tăng cường môn tự chọn và giảm môn học bắt buộc để sinh viên có thể học được nhiều ngành. Khoa nên tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế nhiều hơn. Bên cạnh đó, môn tiên quyết mở trong học kỳ hè chưa phù hợp, nếu được các thầy cô có thể cho các sinh viên làm Luận văn vào học kỳ hè.  Các môn chuyên ngành này còn nặng lý thuyết không tiếp xúc thực tế nhiều, lồng các buổi thực tập và kiến tập giúp sinh viên dễ nắm bài hơn và nên giảm lượng lý thuyết. Đối với chuyên ngành Ngoại thương các sinh viên cần học thêm nhiều môn tương đương với môn chuyên ngành là môn Kinh Tế Ngoại Thương.  Khối lượng kiến thức chuyên ngành này vẫn chưa phù hợp với điều kiện thực tế làm việc, thiếu cập nhật, thời gian học chuyên ngành quá ngắn không mang lại hiệu quả hoặc là chưa đủ lượng kiến thức để sau khi ra trường sinh viên có thể tiếp xúc thực tế được. Đồng thời cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số giáo viên giảng dạy ít kinh nghiệm, ít ví dụ thực tế thường bảo sinh viên tự nghiên cứu. Còn mang tính chung chung, chưa có sự xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành, thiếu sự áp dụng thực tế. Cần bổ sung những môn gần với thực tế, một số môn thử nghiệm dạy bằng tiếng Anh. Trang 11  Tóm lại, qua bảng 23 ta thấy về các môn giáo dục đại cương thì các sinh viên cho là nên giảm cả lý thuyết lẫn số tín chỉ, và chỉ dạy các môn này với tính chất là bổ sung thêm kiến thức nhưng không quá nặng về tín chỉ vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của các sinh viên. Còn đối với các môn cơ sở ngành thì ý kiến từ các sinh viên cho rằng nên giảng dạy những môn mà sau khi tốt nghiệp các sinh viên có thể áp dụng được vào thực tế. Tuy nhiên, việc học các môn tiên quyết này là hợp lý nó sẽ là nền tảng giúp các sinh viên có thể học tốt các môn chuyên ngành. Vì vậy, đối với các môn chuyên ngành thì các sinh viên đưa ra ý kiến là nên tăng số lượng kiến thức nhưng lý thuyết phải bám sát thực tế, nghĩa là lý thuyết đi đôi với thực hành, đây cũng là lời chỉ dạy chân tình của Bác Hồ kính yêu. Lý thuyết càng nhiều nhưng không thực hành thì cũng không đem lại kết quả. Và các sinh viên cũng đưa ra ý kiến là nên tăng cường thêm các môn tự chọn vì đối với mỗi chuyên ngành đều cần có những môn học phù hợp hơn và hấp dẫn. 6.1.2. Đăng ký học phần Việc đăng ký học phần này cũng khá phức tạp cho các sinh viên nhất là các sinh viên “mới”, nhưng học kỳ đầu tiên các sinh viên được học thời khoá biểu do Trường cung cấp và học kỳ tiếp theo các sinh viên phải tự mình đăng ký. Vì vậy, đây là giai đoạn mà các sinh viên cần tiếp xúc với Cố vấn học tập nhiều hơn vì có khá nhiều điều mới mẻ mà các sinh viên sẽ không biết. Tuy nhiên, các sinh viên cũng được Trường cấp cho Khung chương trình đào tạo, nó sẽ giúp các sinh viên đăng ký dễ dàng và nhanh chóng. Sau đây là một số vấn đề về việc đăng ký học phần này: 6.1.2.1. Về số tín chỉ đăng ký Bảng 6: Số tín chỉ đăng ký trong 1 học kỳ Trang 12 Số tín chỉ đăng ký (15 – 20) Quá ít Ít 0,6Vừa đủ Quá nhiều1 Nhiều Tổng Tần số Tỷ trọng (%) 8 93 73 4,6 53,1 41,7 175 100,0 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Qua bảng 6 ta có thể nhận xét, trong 175 mẫu có 93 sinh viên chiếm tỉ lệ 53,1% đưa ra câu trả lời về số tín chỉ đăng ký trong 1 học kỳ là ít. Tuy nhiên chỉ có 1 sinh viên cho rằng với số tín chỉ 15-20 được đăng ký như vậy là nhiều chiếm tỉ lệ 0,6%. Vì vậy, một số sinh viên đưa ra đề nghị là nên đăng ký bao nhiêu tín chỉ là vừa. Bảng 7: Số tín chỉ đề nghị đăng ký tối thiểu trong 1 học kỳ Số tín chỉ tối thiểu 12 tín chỉ 15 tín chỉ 17 tín chỉ 18 tín chỉ 20 tín chỉ 22 tín chỉ 23 tín chỉ 25 tín chỉ Mẫu Tần số 175 175 175 175 175 175 175 175 Tỷ trọng (%) 1 80 3 4 84 1 1 1 0,6 45,7 1,7 2,3 48,0 0,6 0,6 0,6 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Theo phương pháp mới thì các sinh viên chỉ có thể đăng ký tối thiểu là 15 tín chỉ, với 175 mẫu thì có 84 sinh viên cho là nên đăng ký 20 tín chỉ chiếm 48%. Với số tín chỉ là 25 thì chỉ có 1 sinh viên đồng ý chiếm tỉ lệ 0,6%. Bảng 8: Số tín chỉ đề nghị đăng ký tối đa trong 1 học kỳ Số tín chỉ tối đa 15 tín chỉ 20 tín chỉ 22 tín chỉ 23 tín chỉ Mẫu Tần số 175 175 175 175 Trang 13 Tỷ trọng (%) 1 67 3 1 0,6 38,3 1,7 0,6 24 tín chỉ 25 tín chỉ 26 tín chỉ 84,628 tín chỉ 175 30 tín chỉ 175 175 175 175 5 87 1 2 2,9 49,7 0,6 1,1 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Qua kết quả xử lý trên thì với 175 mẫu có 87 sinh viên cho là nên đăng ký tối đa là 25 tín chỉ chiếm 49,7%. Với số tín chỉ là 30 thì chỉ có 8 sinh viên đưa ra ý kiến nhưng chiếm tỉ lệ khá ít 4,6%. Như vậy, theo phương pháp niên chế các sinh viên học tối đa là 40 tín chỉ. Còn phương pháp mới theo quy định là 15-20 tín chỉ. Nhưng với ý kiến trên thì các sinh viên đề nghị là từ 20-25 tín chỉ là vừa. Bảng 9: Số tín chỉ đăng ký trong học kỳ hè Số tín chỉ đăng ký (6 - 8) Quá ít Ít Vừa đủ Nhiều Quá nhiều Mẫu Tấn số 175 175 175 175 175 Tỷ trọng (%) 9 57 105 4 5,1 32,6 60,0 2,3 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Tương tự, qua bảng 9 cho ta thấy trong 175 mẫu được phỏng vấn có 105 sinh viên cho rằng đăng ký 6-8 tín chỉ ở học kỳ hè là vừa đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên cho là quá ít với 9 sinh viên chiếm tỉ lệ 5,1%, ý kiến nhiều chỉ có 4 sinh viên chiếm tỉ lệ 2,3%. Như vậy, các sinh viên đã đề nghị số tín chỉ khác, cụ thể như sau: Bảng 10: Số tín chỉ tối thiểu đề nghị đăng ký trong học kỳ hè Số tín chỉ tối thiểu 2 tín chỉ 3 tín chỉ 4 tín chỉ 5 tín chỉ 6 tín chỉ 7 tín chỉ 8 tín chỉ 10 tín chỉ Mẫu Tấn số 175 175 175 175 175 175 1 175 175 Trang 14 Tỷ trọng (%) 1 2 2 1 112 0,6 1,1 1,1 0,6 64,0 0,6 50 6 28,6 3,4 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Qua kết quả xử lý trên, có 6 sinh viên trong 175 mẫu cho rằng nên đăng ký tối thiểu là 10 tín chỉ chiếm tỉ lệ 3,4%. Tuy nhiên, có 112 sinh viên đồng ý với số tín chỉ tối thiểu mà trường đưa ra là 6 tín chỉ, với ý kiến này chiếm tỉ lệ là 64%. Hè là cơ hội để các sinh viên vừa học vừa tham gia các hoạt động vui chơi và giải trí sau 1 học kỳ nên các sinh viên chỉ cần đăng ký từ 6-8 tín chỉ là vừa đủ. Bảng 11: Số tín chỉ tối đa đề nghị đăng ký trong học kỳ hè Số TC tối đa 6 tín chỉ 8 tín chỉ 10 tín chỉ 12 tín chỉ 13 tín chỉ 15 tín chỉ 18 tín chỉ Mẫu Tần số 175 175 175 175 175 175 175 Tỷ trọng (%) 3 105 52 8 1 5 1 1,7 60,0 29,7 4,6 0,6 2,9 0,6 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Qua số liệu xử lý từ bảng 11, trong 175 mẫu có 105 sinh viên cho rằng nên đăng ký tối đa là 8 tín chỉ với tỉ lệ 60%. Chỉ có 1 sinh viên cho rằng nên đang ký 18 tín chỉ trong học kỳ hè với tỉ lệ 0,6%. Với các sinh viên cho rằng nên đăng ký nhiều hơn 6-8 tín chỉ có thể để các sinh viên trả nợ, học vượt để có thể ra trường sớm… Tuy các sinh viên đưa ra nhiều ý kiến với nhiều lý do nhưng với số tín chỉ 6-8 tín chỉ thì các sinh viên đồng ý với câu trả lời là vừa đủ. 6.1.2.2. Đăng ký học phần Bảng 12: Việc đăng ký học phần Đăng ký nếu ít hơn 20 sinh viên Không xoá Có xoá Tổng Tần số Tỷ trọng (%) 76 99 175 43,4 56,6 100,0 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Qua bảng 12 ta thấy nếu số lượng sinh viên đăng ký học phần ít hơn 20 sinh viên thì trong 175 mẫu có 99 sinh viên trả lời rằng nên xóa chiếm tỉ lệ 56,6%. Tuy nhiên, có 76 sinh viên chiếm 43,4% đưa ra ý kiến là không nên xóa và các sinh viên đã đưa ra các lý do sau: Trang 15 Bảng 13: Ý kiến về việc đăng ký học phần Các ý kiến Xoá nếu ít hơn 15 sinh viên Mở thêm nhóm Chuyển nhóm sinh viên bị xoá sang nhóm khác Mẫu 71 71 71 Tần số 40 16 15 Tỷ trọng (%) 56,3 22,5 21,1 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Qua bảng 12 trên cho ta kết quả nếu đăng ký ít hơn 20 sinh viên thì các sinh viên đồng ý là nên xoá bỏ môn học đó, có 99 sinh viên trong 175 mẫu phỏng vấn đồng ý với ý kiến trên chiếm tỉ lệ 56,6%. Một số sinh viên còn lại cho rằng không nên xoá vì các sinh viên có lý do riêng: Trong 71 sinh viên đưa ra câu trả lời có 40 sinh viên chiếm tỉ lệ 56,3% cho rằng nên xoá bỏ nhóm đăng ký đó nếu số tín chỉ đăng ký duới 15 sinh viên. Với ý kiến thứ 2 là nên mở thêm nhóm vì môn học đó có thể là môn tiên quyết hoặc môn đó có thể giúp các sinh viên năm cuối, và thêm lý do nữa là mỗi lần đăng ký rất khó khăn nếu xoá sẽ không đăng ký lại được. Với ý kiến này có 16 sinh viên trong 71 sinh viên được phỏng vấn chiếm tỉ lệ 22,5%. Ý kiến cuối cùng mà các sinh viên đưa ra là nên chuyển các sinh viên trong nhóm bị xoá sang các nhóm khác không cần biết số lượng nhiều hay ít. Với ý kiến này thì trong 71 sinh viên chỉ có 15 sinh viên chiếm tỉ lệ khá ít 22,1%. 6.1.2.3. Đăng ký hết nhóm Bảng 14: Việc đăng ký hết nhóm phải chuyển sang học kỳ kế tiếp Trường hợp đăng ký hết nhóm Không Có Tổng Tần số Tỷ trọng (%) 85 90 175 48,6 51,4 100,0 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Nếu số lượng ít hơn 20 sinh viên thì Trường sẽ xóa thì sẽ có trường hợp các sinh viên không đăng ký được phải chuyển sang đăng ký ở học kỳ kế tiếp. Có 90 sinh viên trong 175 sinh viên mà tôi phỏng vấn đã rơi vào trường hợp này chiếm 51,4%. Và có 85 sinh viên không bị trường hợp này chiếm 48,6%. Sau đây là ý kiến của các sinh viên về việc đăng ký hết nhóm phải chuyển sang đăng ký ở học kỳ kế: Bảng 15: Các ý kiến về việc đăng ký hết nhóm Các ý kiến Mở thêm nhóm, ưu tiên sinh viên năm cuối Trang 16 Mẫu 69 Tần số 62 Tỷ trọng (%) 89,9 Tăng số lượng sinh viên trong mỗi nhóm 69 7 10,1 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Trong 175 mẫu phỏng vấn từ bảng câu hỏi thì có 69 sinh viên đưa ra câu trả lời với 62 sinh viên đưa ra ý kiến nên mở thêm nhóm và cần ưu tiên cho các sinh viên nắm cuối để các sinh viên có thể trả nợ hoặc học vượt. Ý kiến này chiếm tỉ lệ khá cao 89,9%. Trong khi đó có 7 sinh viên chiếm tỉ lệ 10,1% đưa ra thêm ý kiến nữa là nên tăng số lượng sinh viên đăng ký trong mỗi nhóm, không nên xóa nhóm nếu đăng ký số lượng ít hơn 20 sinh viên. 6.1.2.4. Tín chỉ hóa giúp sinh viên có nhiều lựa chọn trong việc đăng ký Bảng 16: Việc đăng ký theo tín chỉ hóa giúp sinh viên có nhiều lựa chọn Tín chỉ có nhiều lựa chọn trong việc Mẫu Tần số Tỷ trọng (%) đăng ký Không Có 174 174 28 146 16,1 83,9 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Qua bảng 16 ta thấy có 146 sinh viên chiếm tỉ lệ 83,9% trong 174 mẫu trả lời rằng phương pháp học theo tín chỉ có giúp cho sinh viên có nhiều lựa chọn hơn trong việc đăng ký các môn học. Và có 28 sinh viên còn lại chiếm tỉ lệ 16,1% đưa ra câu trả lời là không. Bảng 17: Có nhiều lựa chọn trong việc đăng ký học phần Có lúng túng không Không lúng túng Có lúng túng Mẫu Tần số 175 175 82 93 Tỷ trọng (%) 46,9 53,1 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Việc có nhiều lựa chọn trong việc đăng ký môn học như bảng 16 thì có tạo cho các sinh viên cảm giác lúng túng không? Trong 175 mẫu có 93 sinh viên trả lời rằng có lúng túng chiếm tỉ lệ 53,1%. Tuy nhiên, có 82 sinh viên cho rằng việc có nhiều lựa chon như thế sẽ không gây cho các sinh viên cảm giác lúng túng, ý kiến này chiếm tỉ lệ 46,9%. 6.1.2.5. Tín chỉ hóa giúp sinh viên có nhiều lựa chọn giáo viên trong việc đăng ký Trang 17 Bảng 18: Việc tự chọn giáo viên Tự chọn giáo viên để đăng ký Không thuận lợi Có thuận lợi Mẫu Tần số 175 175 7 168 Tỷ trọng (%) 4,0 96,0 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Vì là đăng ký trực tuyến nên các sinh viên có thể tự chọn giáo viên mà mình thích nên trong 175 sinh viên có 168 sinh viên chiếm tỉ lệ 96% cho rằng việc tự chọn giáo viên để đăng ký là tạo thuận lợi cho các sinh viên. Chỉ có 7 sinh viên cho rằng đó là việc khó khăn chiếm tỉ lệ 4%. Bảng 19: Việc tự chọn giáo viên có tạo sức ép bắt buộc giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy 4022,9Giáo viên cần phải nâng Mẫu Tần số Tỷ trọng (%) cao chất lượng giảng dạy Có cần thiết175 175 Không cần thiết 135 77,1 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Nếu các sinh viên được quyền tự do chọn các giảng viên giảng dạy mà các sinh viên thích thì bắt buộc các thầy cô phải nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Trong 175 mẫu được phỏng vấn có 135 sinh viên đưa ra câu trả lời trên chiếm tỉ lệ 77,1%. Với tỉ lệ 22,9% thì chỉ có 40 sinh viên cho là các giảng viên không cần thiết phải nâng cao phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, các sinh viên luôn luôn mong muốn rằng nên có nhiều sự lựa chọn thầy cô trước khi đăng ký. 6.1.2.6. Đăng ký qua mạng Bảng 20: Việc đăng ký qua mạng Đăng ký qua mạng có khó khăn Tần số Trang 18 Tỷ trọng (%) Không Có Tổng 28 147 175 16,0 84,0 100,0 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Theo kết quả xử lý số liệu từ bảng 20 thì trong 175 mẫu có 147 sinh viên chiếm tỉ lệ 84% cho rằng việc đăng ký qua mạng thật khó khăn. Số còn lại 28 sinh viên chiếm tỉ lệ khá ít 16% đưa ra câu trả lời là không gặp khó khăn. Nếu các sinh viên đăng ký gặp khó khăn, vậy khó khăn đó là gì? Bảng 21: Các ý kiến về việc đăng ký qua mạng Các ý kiến Mạng chạy chậm Hay bị logout khi đăng ký Không đủ máy Thời gian đăng ký ngắn Mẫu 175 175 175 175 Tần số 110 109 66 12,0 Tỷ trọng (%) 62,9 62,3 37,7 4 Xếp hạng 1 2 3 21 (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Các ý kiến về việc đăng ký mạng Số sinh viên 120 100 80 60 40 20 0 Các ý kiến Mạng chạy chậm Hay bị logout Không đủ máy Trang 19 Thời gian ngắn (Nguồn xử lý số liệu theo điều tra từ bảng phỏng vấn) Đồ thị 1: Các ý kiến về việc đăng ký qua mạng Nhìn vào đồ thị 1 ta có nhận xét trong 175 mẫu có 110 sinh viên chiếm tỉ lệ 62,9% cho rằng khó khăn xếp hạng thứ 1 là mạng chạy chậm. Có 109 sinh viên cho rằng khi đăng ký các sinh viên thường bị logout và không đăng ký được. Khó khăn này xếp hạng thứ 2 chiếm tỉ lệ 62,3%. Không đủ máy là khó khăn thứ 3 với 66 sinh viên chiếm tỉ lệ 37,7%. Khó khăn cuối cùng, xếp hạng thứ 4 là việc đăng ký qua mạng này quá ngắn, làm cho các sinh viên không đủ thời gian để đăng ký. Với ý kiến này có 21 sinh viên chiếm tỉ lệ 12%. Sau đây là một số ý kiến của 144 sinh viên đưa ra về vấn đề khắc phục khó khăn khi đăng ký trực tuyến:  Trường có thể giảm bớt thủ tục khi vào đăng ký ở Trung tâm học liệu. Vì số lượng sinh viên quá đông nên mở thêm phòng máy và nên tăng nhiều địa điểm đăng ký để đáp ứng đủ số lượng sinh viên.  Thường xảy ra trường hợp bị nghẽn mạng vì số lượng đăng ký quá đông nên chia thời gian đăng ký theo ngành, theo Khoa và có thể chia thành 2 lần đăng ký. Đồng thời cần cải thiện nâng cấp mạng, cho đăng ký ngoài trường, đăng ký theo khung chương trình. Khi đăng ký nên hiển thị tên giảng viên và lịch học của môn đó để sinh viên dễ dàng chọn lựa.  Hạn chế những nhược điểm như: mạng chạy chậm, hay bị logout khi đăng ký, không đủ máy, thời gian đăng ký ngắn.  Đăng ký trên giấy nộp cho lớp trưởng, lớp trưởng gởi danh sách đăng ký lại cho Khoa. Hoặc thiết kế nhiều trang web nhỏ, mỗi trang dành cho một lớp đăng ký và do Khoa hoặc bộ môn quản lý.  Trường nên đăng ký sẵn cho sinh viên các môn học bắt buộc và cần có biện pháp khắc phục mạng để sinh viên có thể đăng ký lúc 12h khuya đến sáng.  Trường nên tăng thời gian đăng ký dài hơn, cho hiển thị đầy đủ thông tin liên quan đến môn học để sinh viên biết lựa chọn.  Nâng cấp mạng và không hạn chế số lượng sinh viên đăng ký cho mỗi lần nhập hoặc nâng cao chất lượng máy chủ và kéo dài thời gian đăng ký. Cần trang bị thêm nhiều máy ở nhiều địa điểm để đáp ứng đủ lượng sinh viên khi đăng ký. Nên mở thêm nhóm, nếu xoá thì chuyển sinh viên sang nhóm khác. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng