Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng 155 bài làm văn chọn lọc 12 thái quang vinh...

Tài liệu 155 bài làm văn chọn lọc 12 thái quang vinh

.PDF
331
309
128

Mô tả:

THÁI QUANG VINH THAI QUANG VINH (B iê n so ạn tuyên c h o n V3 g/O' thiêu) 155 BÀI LÀM VÂN CHỌN LỌC 1 2 NHÀ XUẤT BẢN ĐAI HOC QUỔC GIA HÀ NÔI LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh thân mến! Nhằm góp phần giúp cho các em trong việc thực hành môn văn được tốt hơn, chủng tôi biên soạn cuốn “155 bài làm văn chọn lọc 12” bao gồm những bài phân tích, bình giảng, bình luận văn chương và rất nhiều kiểu để. Những bài làm văn được bám sát chương trình Vởn trung học phổ thòng, rát đa dạng về giọng điệu giúp các em khi đọc sẽ thấy hứng thú và thấy bổ ích cho việc học văn để hướng tới kết quả mình mong ước. Chương trình Văn học 12 gồm Văn học Việt Nam với tác phẩm của Nguyễn Ải Quốc - Hồ Chí Minh và những bài thơ, truyện ngắn ra đời trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ (1945 - 1975) cùng với những tác phẩm Văn học nước ngoài. Hi vọng cuốn sách sẽ phục vụ tốt dề các em biết chủ động kết hợp và tiếp thu những nội dung tích cực của cuốn sách. Chúc các em học tốt môn Văn và giành kết quả cao trong các kì thi. C Á C T Á C GIẢ TUYÊN N G Ô N Đ Ộ C LẬP HỐ CHÍ MINH Bài 1: Phân tích giá trị bản Tuyên ngôn Dộc lập của Hổ Chí Minh. BÀI LÀM - Về giá trị lịch sử, Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện quan trọng có tính chát đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyển độc lập tự do. Tuyèn ngôn Độc lập cũng là kết quả của quá trình đấu tranh gần 100 nãm của dân tộc ta chống các loại kẻ thù trong và ngoài nứớc đê có được quyền thiêng liêng ấy. Đãng sau những lời văn trang trọng của Tuyền ngôn Độc lập là sự thật lịch sử, là hình ảnh một đất nước, một dân tộc trong những năm tháng đen tối đau thương dưới ách thống trị của kẻ thù, là biết bao cuộc đấu tranh khởi nghĩa đầy gian khổ, thất bại, hi sinh để cuối cùng có Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có lẽ vì những ý nghĩa đó mà trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, Trần Dân Tiên có viết: “Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mạng của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải dào xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu tin tưởng, gắng sức và hi vọng của hơti 20 triệu nhản dân Việt Nam”. Mặt khác, bản Tuyên ngôn Độc lập còn thể hiện tư tường mang tầm vóc lịch sử. Độc lập của dân tộc bao giừ cũng gắn liền với quyền sống của con người và hạnh phúc của đất nước cũng là hạnh phúc của mỗi cá nhân trong cộng đổng. Như vậy, quyẻn của dân tộc, quyền của con người, quyền của cá nhân là những phạm vi gán bó chặt chẽ với nhau; ban Tuyèn ngôn Độc lập đả tạo ra sự thống nhất của ba phạm vi đó: từ quyền sống của con người, tác giả nâng cao thành quyền lợi của dân tộc vồ trong quyền lợi của dân tộc đã hàm chứa quyền sốr.g của mỗi cá nhân. - Về giá trị văn chương: một áng văn chính luận mẫu mực (xét ở các mặt: dung lượng, kết cấu, ngón ngữ): Dung lượng của Tuyên ngôn Độc lập rấ t ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọa kết cấu tác phẩm rất chặt chẽ với các phần đều liên quan với nhau: cách lập luận đanh thép, chứng cứ xác thực; và tất cả đều xoáy vào một điều quan trọng nhất là độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, giàu sức biểu hiện. Từng câu, từng chữ đều được lựa chọn sao cho đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất. Trong bài “Kinh nghiệm Bác viết như thế nào?", chính Chủ 5 tịch Hồ Chí Minh cũng tự thừa nhận, sau lần đãng bài báo đầu tiên, rồi truyện ngắn đầu tiên, đây là lần thành công thứ ba khiên Người “cảm thấy thực sự sung sướng” trong cuộc đời làm báo, viết vồn để hoạt động cách mạng cứu nước đầy kinh nghiệm của mình. B à i 2; Phân tích lời tuyên bố khẳng định chủ quyển độc lập trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hổ Chí Minh. ĐOẠN V Ă N Các ý chính: Việc giành độc lập: Làm sáng tỏ quan hệ Pháp - Việt, ràng buộc Đồng minh vào việc công nhận Việt Nam độc lập - Việc giữ độc lập; sự quan tăm của cả dân tộc. (...) - Trên cơ sở pháp lí vững chắc và cơ sở thực tế hiển nhiên, phần cuối cùng của bản Tuyên ngôn là những lời tuyên bố trang trọng của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới trước quốc dân đồng bào và trước nhân dân toàn thế giới. Sau gần 100 năm bị đô hộ, đây là lần đầu tiên tiếng nói tự hào vang lên khẳng định mạnh mẽ việc giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Muốn vậy phải làm sáng rõ mối quan hệ giữa Việt Nam với Pháp bởi vì có thể nhiều người trên thế giới cho rhng Việt Nam là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng Đồng minh thì người Pháp có quyền trở lại thuộc địa của họ. Do đó, trước hết bản Tuyên ngôn bác bỏ chủ quyền của Pháp đối với Việt Nam và tuyên bố Việt Nam hoàn toàn độc lập với Pháp, thoát khỏi quan hệ thực dân với Pháp; xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam; xóa bỏ mọi đặc lợi, đặc quyền của người Pháp trên đất nước Việt Nam; kiên quyết chống lại âm mưu đen tối của thực dân Pháp nhằm tước bủ chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Đồng thời bản Tuyên ngồn còn ràng buộc các nước Đồng minh vào việc công nhận Việt Nam độc lập. Lí do thứ nhất là các nước Đồng minh đã thừa nhận “nguyên tắc dãn tộc binh đẳng” thì họ không thể không ccng nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Lí do thứ hai là dân tộc Việt Nam đã chiến đấu chống thực dân Pháp và đứng về phía Đống minh chống phát xít Nhật cho nên “Dân tộc đó phải dược tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. - Nhưng độc lập chủ quyền chỉ được giữ vững khi toàn dân tộc chung sức chung lòng, quyết tâm bảo vệ đất nước của mình, do đó bản Tuyên ngôn trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyển Ìutờìig tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dán tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Như vậy là, băng lí lẽ và sự thật, băng ý chí và quyết tâm, bản Tuyên ngôn đã khẳng định quyền được hưởng dộc lập, khẳng định thực tế dộc lạp và khẳng định lời thề giữ vững dộc lập của dân tộc Việt Nam. Đấy 6 cũng chính là góp phần vào việc bảo vệ “nguvên tác dân tộc bìnli đẳng” của nhân loại tiến bộ. B à i 3 : Phân tích cơ sở pháp lí mở đẩu bản Tuyên ngôn Độc lập ĐOẠN VĂN Trong lịch sử dân tộc VN, có những áng văn hùng tráng còn lại mãi mãi với muôn đời; đó là bài thơ Nam quốc scm hà của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi... Tuyên ngôn Dộc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một áng “thiên cổ hùng vàn” như thế. Bản Tuyên ngôn Độc lập được tuyên bố vào sáng 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, mở ra một ki nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên dộc lập tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước, quyết định vận mệnh của mình. C ác ý chính: + Nêu nguyên tác pháp lí của thế giới (Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ 1776, Pháp 1791) + Ý nghĩa của cách lập luận (khéo léo, kiên quyết, cái mới, hành động cách mạng táo bạo, tài tình) —> Khẳng định quyền được hưởng dộc lập của dân tộc Việt Nam. - Trong tranh luận, để bác bỏ luận điểm của một đối thủ nào đó không có gi đích đáng hơn là dùng ngay lí lẽ của chính đối thủ ấy. Người ta gọi dây là kiểu lập luận “Lấy gậy ông đập lưng ông”. Mở đầu bản Tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam, Bác đă nhắc tới hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thê kí XVIII, hai bản Tuyên ngôn đánh dấu buổi bình minh của Cách mạng Tư sản và nêu lẽn thành nguyên tắc pháp lí của những quyền sống cơ bản của con người. Đó là bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quvển không ai có thể xăm phạm dược, trong những quyền ẩy có quyền dược sống, quyền tự do và quyển mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó là bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” năm 1791 của Cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và binh dẳng về quyển lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đảng về quyền lợi”. Sau khi đã dẫn xong lời của hai bản Tuyên ngôn, Bác đã nhấn mạnh: “Dó là lẽ phải, không ai chối cãi được". Như vậy là trên cơ sở xác định những nguyên tắc, những chuẩn mực mang tính chân lí muôn đời, Bác đă ngầm vạch rô sự sai trái trong mưư toan xâm lược của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp đối với nước ta lúc ấy. - Về ý nghía, cách lập luận trên đây của Bác là khéo léo và kiên quyết: Khéo léo bởi vì rất trân trọng những tư tưởng tiến bộ của người Mĩ, người Pháp, cũng là của nhân loại nói chung; kiên quyết vì nhắc nhở người Mĩ, người Pháp nếu họ nhất định xâm lược Việt Nam thì họ đã phán bội tổ tiên của mình, đã làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại ở nước Mĩ, nước Pháp. Đáng chú ý là cái mới của 7 bản Tuyên ngôn này: Nếu Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp xuất phát từ quyền lực của tự nhiên (tạo hóa) để khảng định quyền sống của con người thì Bác lại xuất phát từ quyền lực, chủ quyền của mỗi dân tộc để khảng định quyền lợi của dân tộc đó. “Tất cả các dàn tộc trèn thế giới đều 3inh ra bìnli đấng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do”. Trong hoàn cảnh đương thời, sự phát triển về lập luận như thế là hành động cách mạng táo bạo, tài tình, bởi vì mở đầu Tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam mà nhắc tới nguyên tắc Tuyên ngôn của hai nước lớn là Pháp và Mĩ đồng thời nêu rõ quan điểm tư tưởng của người Việt Nam thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau. Tóm lại, việc khẳng dinh chủ quyền của mỗi dân tộc chính là cơ sở pháp lí vững chắc cho Tuyèn ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (...) B à i 4: Phân tích cơ sờ thực tế bản Tuyên ngôn Độc lập của Hổ Chí Minh ĐOẠN V Ă N Các ý chính: Cơ sở thực tế: Xác định thời điểm lịch sử; vạch rõ sự phi nghĩa của thực dán Pháp (chính trị: thâm độc; kinh tế: dã man; bản chất: đế tiện); nêu cao chính nghĩa của dân tộc Việt Nam (chiến đấu dũng cảm, bản chất nhăn đạo), Sự thật lịch sử: Kết quả của Cách mạng tháng Tám 1945 là thực tế dộìc lập của nước Việt Nam khẳng định thực tế dộc lập. (...) Ở thời điểm lịch sử khi bản Tuyèn ngôn ra đời, chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam đang bị đe dọa bởi nguy cơ xâm lược của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp. Đẩy lùi nguy cơ ấy phải là một cuộc chiến đấu vũ trang của toàn dân tộc nhưng cuộc chiến đấu ấy cần có thời gian chuẩn bị lực lượng, cần có sự đồng tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ. Do đó chỉ xác lập cơ sở pháp lí chưa đủ, cần phải bằng thực tế hiển nhiên vạch rõ sự phi nghĩa của thực dân và nêu cao sự chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. - Trước hết qua những chứng cứ cụ thể, xác thực, bản Tuyèn ngôn đã vạch trần những việc làm trái hẳn với nhân đạo và trái với chính nghĩa của thực dân Pháp. Chúng đả lợi dụng danh nghĩa của người đi “khai hóa”, “bảo hộ” và núp dưới lá cờ ‘T ự do - bỉnh đẳng - bác ái” để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. về chính trị, thực dân Pháp dùng những thủ đoạn thâm độc để tiêu diệt ý chí chiến đấu của người Việt Nam: chúng không cho nhân dân ta được hưởng tự do dân chủ, chúng chia cắt ba miền bằng ba chế độ chính trị khác nhau nhằm phá vỡ tinh thần đoàn kết thống nhất của nhân dân ta, chúng thi hành chính sách ngu dân, dùng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc nhân dân ta. về kinh tế, chúng dùng nhiều biện pháp dã man để tiêu diệt sức mạnh chiến đấu của người Việt Nam, chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, chúng giữ độc quyền xuất cảng, nhập cảng, độc quyền in giấy bạc, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí để có thể vơ vét tiền bạc, của cải. Tất cả dẫn đến thảm cảnh 2 triệu đồng bào ta chết đói. 8 về bản chất, thực dân Pháp là những kẻ đê tiện, vô nhân đạo bởi vì chúng đã không “bảo hộ” được nước ta mà trái lại chỉ trong 5 năm (1940 - 1945), chúng đã hai lẩn dâng nước ta cho Nhật, tồi tệ hơn chúng đã không hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh hợp tác chống Nhật mà chúng còn quay lại khủng bô Việt Minh, giết hại tù chính trị và những người yêu nước cúa nhân dân ta. - Bằng nghệ thuật so sánh tương phản đầy sức thuyết phục, bản Tuyên ngôn nêu rồ lẽ phải và chính nghĩa hoàn toàn thuộc về dân tộc Việ 'lam. Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng minh và đã hai lần dâng Đông Dương cho Nhật, tiếp tay, tiếp sức đế bọn phát xít mở rộng chiến tranh thì dàn tộc Việt Nam, đại diện là Việt Minh đà dũng cảm chiến đấu chống phát xít Nhật và cuối cùng giành được chủ quyền độc lập cho dân tộc. Nếu thực dân Pháp tỏ rõ bản chát dã man, vô nhân đạo thì dân tộc Việt Nam đã thể hiện sự khoan hồng và nhân đạo ngay với kẻ thù đà bị thất thế “Sau cuộc biến dộng ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho người Pháp ra khỏi nlừi gicun Nhậỉ, bào vệ tính mạng và tài sản c/w họ”. - Từ tất cả những diều đó, bản Tuyẽn ngôn di tới những sự thật lịch sử quan trọng. Trước hot, có thể thấy từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp; khi Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân ta đã giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Điều đó có ý nghĩa bác bò chủ quyển của Pháp với Việt Nam đồng thời cho thấy dân tộc ta đã khẳng định chủ quyền độc lập không chỉ bằng cơ sở pháp lí vững chắc mà còn bằng hành động cụ thể trong Cách mạng tháng Tám. Một sự thật hiển nhiên nữa là bọn thực dân, phát xít, phong kiến đều hết thời, độc lập đã là một thực tế ở Việt Nam, dân tộc ta đã có một chính thể mới để bảo vệ nền độc lập của mình: “Pháp chạy, Nhật hàng, viưi Bảo Đại thoái vị. Dán ta đã đánh đổ các xiềng xích gần 100 năm nay để gây dựng nèn nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ trong mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. (...) V IỆ T B Ắ C TỐ HỮU B à ỉ 5: Bình giảng đoạn thơ: Từ câu "Nhú khi giặc đến giặc lủng" ơến câu: "Đèn pha bật sáng như ngày mal lên" trong bài Việt Bắc của Tố Hữu. BÀI LÀ M Trong gian khổ, khó khăn, ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta càng được nhân lên gấp bội. Cũng chính nhờ sức mạnh của khối đại đoàn kết dàn tộc, nhân dân ta đã bao lần đánh tan mọi thế lực hung tòn. Cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp lần thứ hai của cả dân tộc đã khép lại trong quá khứ song lớp lớp thế hệ 9 hôm nay và mai sau vẫn được nhắc nhở, được hiểu phần nào về quá khứ hào hùng của cha ông. Theo dòng hồi tưởng của nhà thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc, bạn đọc lại một lần chứng kiến cuộc kháng chiến chống Pháp ấy của đất nước ta với những sức mạnh anh hùng của khối đại đoàn kết, sức mạnh của tình quân dân để tạo nên bao thắng lợi lẫy lừng. Khối đoàn kết và những chiến công, sức mạnh của đội quân anh hùng đó được thể hiện rất đậm nét trong đoạn thơ: Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng căy núi đá ta cùng đánh Tây Nghìn đèm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên... Những kỉ niệm thời kháng chiến cứ dần dần hiện lên trong tâm trí nhà thơ. Trong nỗi nhớ đó, có nỗi nhớ về những ngày tháng cách mạng còn trong trứng nước, có nỗi nhớ về con người Việt Bắc ân tình, thuy chung và cũng có những nỗi nhớ về những trận đánh. Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cày núi đá ta cùng đánh Tây Làm sao quên được cái cảnh càn quét, sẴn lùng của kẻ thù một bầy chó săn khát máu. Đã bao lần chúng tắm nhân dân trong bể máu, trong tiếng kêu khóc đau thương dậy đất trời. Quân giặc muốn tìm mọi cách đàn áp, khủng bố để nhấn chìm đất nước ta. Không chỉ trong thơ Tố Hữu mà ở những bài thơ khác, bao tiếng thơ ai oán, căm hờn đà bật lên trước tội ác quân xâm lược: Giặc kéo lèn ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy... ... Chó ngộ từng đàn Lưỡi dài iè sắc máu (Bên kia sông Duôhg - Hoàng cám ) Song âm mưu nham hiểm và dã tâm của kẻ thù cũng không thể cản trở được lòng yêu quê hương đất nước của nhân dân ta, cụ thể là nhân dân Việt Bắc. Trong giờ khắc quyết định số phận của mình, quân dân đã vùng lên. Không chỉ con người mà cả rừng núi cũng chung sức đánh Tây. Thiên nhiên đất trời núi rừng Việt Bắc đã trở thành những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của quân dân ta. Vậy núi, rừng góp gì cho cuộc kháng chiến gian khổ ấy? Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù Những dây núi trùng điệp dàn trải như thành lũy kiên cố mà kẻ thù không thể nào đột nhập. Bên cạnh núi có rhững cánh rừng vừa bao vây quân thù, vừa chở che cho bộ đội. Núi, rừng vốn là những vật vô tri, song giờ đây dưới con mắt của nhà thơ, hay nói đúng hơn trước cuộc kháng chiến gian khổ của người dân Việt Bắc, núi rừng thiên nhiên cũng trở nên có ý chí, có tình người. Chúng cùng quân dân tham gia chiến đấu. Tư thế hiên ngang kiêu hùng của bao vách núi làm cho kẻ thù bất 10 lực. Cái dáng ngay thẳng cua tre nứa đầy dũng khí đâm thăng lên trời xanh như luôn khiêu khích quân giặc. Với nghệ thuật nhân hóa, Tố Hữu đã biến núi rừng, thiên nhiên thành những người con Việt Bắc anh dũng kiên cường. Hai từ “che” và “vây”, đối lập nhau, càng làm nổi bật vai trò cua những cánh rừng. Quả thật Việt Bắc là một vùng đất địa linh quý báu. Đế từ đó: Mẽnh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng Khung cảnh chiến đấu vừa hùng dũng, vừa mơ mộng. Đất trời bao la chim trong sương mù dày đặc. Sương như cũng che chở cho ẹuân ta và cần bước quân thù. Cả núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng chung một nhịp đập trái tim. Tất cả đang hướng về cuộc chiến đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ mảnh đất, bảo vệ quê hương yêu dấu. Cụm từ “cả chiến khu một lòng” đã nhấn mạnh thêm tình đoàn kết quân dân, sự gắn bó con người và thiên nhiên. Mọi cánh vật, con người đan xen vào nhau, tuy nhiều mà thành một. Tất cả bừng lên một .ngọn lửa căm hờn, một ngọn lứa hừng hực quyết chiến. Viết câu thơ này, Tô Hữu như tự hào, hân hoan hết sức trước nhiệt huyết của quân dân, núi rừng. Có thể nói trong lòng bạn đọc cũng dậy lên một dùng khí chiến dấu, quyết thắng. Phải chàng khi Tô quốc, khi quê hương cần đến, tất cả thiên nhiên và con người dều sẵn sàng? Họ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì qué hương, Tổ quốc. Trong hòa bình họ yêu thương, quý mến nhau. Tinh đoìtn kết, quyết chí trong họ lại càng được nhân lên gấp bội khi họ cùng đấu tranh. Sáu câu thơ đã phần nào thể hiện lòng yêu mến, tự hào và cảm phục của nhà thơ trước mảnh đất và con người Việt Bắc nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung. Sức m(ạ nh của khối đại đoàn kết cộng đồng cùng ý chí anh hùng đã tạo nên cho nhân dân Việt Bắc làm nên những chiến công anh hùng. Hàng loạt những địa danh vang lên. Mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vinh quang. Đây Phủ Thông, kia đèo Giàng rồi những trận thủy chiến trên sông Lô... Cuộc kháng chiến đà nổ ra ở khắp mọi nơi. Nhừng chiến tháng đó không chỉ trải dài theo chiều rộng không gian mà còn trải cả trong chiều dài nỗi nhớ. Nhà thơ đặt câu hỏi, nói đúng hơn là người ở lại hỏi người ra đi: Ai về ai có nhớ không? Người ra đi làm sao mà quên được những trận đánh, nhửng chiến công. Bởi trong nhừng vinh quang đỏ còn có bao dòng máu của đồng đội, bạn bè. Có chiến thắng nào mà không phải trả giá. Hơn nữa trong cuộc kháng chiến này, cái giá mà ta phải trả lại quá đắt. Càng dau thương, lòng ta lại càng nhớ, nhớ về những chiến công, cũng là tưởng nhớ về những người anh hùng đã ngã xuống. Để hôm nay, đồng đội, bạn bè và con cháu được sống và được tự hào về thắng lợi, về sức mạnh anh hùng của dân tộc. Bằng biện pbáp liệt kê, nhà thơ đã nhắc lại bao chiến công hào hùng của quàn và dân ta. Thật tự hào và đáng trân trọng xiết bao. Từ những chiến công, từ nỗi nhớ của người ra di và người ở lại, những đêm hành quân thật hùng dũng đã hiện về: Những đường Việt Bác của ta 11 Đèm đềm rầm rập như là đất rung Cả núi rừng, đất trời vang dậy trong bước hành quân: Thiên nhiên chuyên mình hay cũng chính là lúc nước ta chuyển sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến. Từng đoàn quân nối nhau ra tiền tuyến. Trong trái tim họ, những lời thề vang vọng, măi thúc giục họ đi lên, họ đã quyết một đi không trở lại: “Ba năm mẹ già cũng đừng mong” (Thâm Tâm). Tất cả những lo toan bề bộn của cuộc sống hằng ngày, họ đều dẹp lại sau lưng. Từng dòng chữ trong câu thơ như cũng đang rung lôn theo nhịp bước. Những người chiến sĩ anh hùng cứ tiến lên phía trước, tiến đến một ngày mai tươi sáng. Vê đẹp hùng dũng của đoàn quân được tái hiện rất cụ thể qua câu thơ so sánh: Đèm dèm rầm rập như là đất rung Hình tượng người lính trong đêm hành quân gợi nhớ tới thơ Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm (Táy Tiến) Trong bài Tây Tiến, hình ảnh người lính hiện lên hào hùng trong gian khổ. ơ thơ Tố Hữu, những khó khăn gian khổ đã phần nào được gác lại, để chi tái hiện lên một đoàn quân dũng mạnh: Quán đi điệp điệp trùng trùng Ảnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Từng đoàn binh “điệp điệp, trùng trùng” tiến đi. Trong họ là cả một bầu trời đầy dũng khí. Cảnh tượng hành quân dài dặc, đông đảo như những dãy núi kế tiếp trùng lên nhau. Miêu tả cảnh hành quân, nhà thơ sử dụng cụm từ “điệp điệp trùng trùng”. Có lẽ chẳng còn từ ngữ nào có thể diễn đạt được sức mạnh của đoàn binh hơn thê. Trong đoàn quân đó có những con người không chỉ biết cầm súng chiến đấu mà họ còn là những thanh niên đầy lãng mạn. Họ làm bạn với trăng, sao. Trong đêm tối, ánh sao soi đường cho các chiến binh, chia sẻ với họ nhừng tâm tư tình cảm. Cảnh thật đẹp và mơ mộng quá. Không gian đang sục sôi bỗng như lặng đi trước một cảnh tượng đẹp. Nhạc thơ cùng trầm lắng lại khiến hồn thơ bay bổng diệu kì. Hình ảnh “ánh sao đẩu súng” khồng mới. Chính Hữu đã từng viết: Đẩu sủng trăng treo (Đổng chí) Song sự chuyển đổi nhịp nhàng giữa hai câu thơ: Quăn đi điệp diệp trùng trùng Ảnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan làm câu thơ và hình ảnh người lính bỗng đẹp thêm. Ở họ tiềm tàng hai tâm hồn: Một tâm hộn của người chiến sĩ và một tâm hồn củu người thi sĩ. Họ thật đáng cảm phục biết bao. Trong đêm tối hình ảnh đoàn 12 binh hiện lén càng rõ nét. Họ làm chủ đất trời, vũ trụ bao la. Đó là những con người anh hùng của mảnh đất anh hùng. Cùng với những chiến binh, bao đoàn dân công xung phong ra tiền tuyến: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chăn nát đá, muôn tàn lửa bay Ánh đuốc bập bùng sáng lên trong đêm tối. Đoàn dân công ra đi cũng hùng dũng, hiên ngang không kém. Họ muốn đem tiếng hát của mình, sức lực nhỏ bé của mình góp chung vào cuộc đại chiến của dân tộc. Họ không còn yếu đuối nữa mà trờ nên anh dũng, hiên ngang. Khắc họa hình tượng những đoàn dân công, tác giả sử dụng hình ảnh “bước chân nát đá”. Sức mạnh của những con người đó thật phi thường. Qua biện pháp tu từ thậm xưng sức mạnh của họ được nhân lên gấp bội. Muôn tàn lửa bay sau lưng họ như những khó khăn đã bị dẹp lại phía sau. Đoàn binh và những người dân công là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Bác anh hùng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Với sức mạnh phi thường, họ là niềm tin, là tương lai của đất nước. Và trong đoàn binh đó chắc chắn có phần của “người ra đi" hay chính là của Tô Hữu, để cuối cùng sức mạnh anh hùng đã vượt qua: Nghìn đèm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lèn Khó khàn gian khổ như những bóng đêm triền miên đã khép lại. Trước mắt đoàn quân, ánh đèn pha bật sáng như ánh nắng của ngày mai. Đoàn quân cứ bước đi trong niềm tin và hi vọng. Họ hi vọng ở một ngày mai tươi sáng. Toàn bộ tâm trí và dũng khí của họ đều vì một ngày mai đó. Có thể nói câu thơ thể hiện niềm lạc quan cúa nhà thơ cũng như cả quân dân, núi rừng Việt Bắc, những câu thơ âm vang niềm tin và như một dự cảm về ngày chiến thắng. Chỉ với một đoạn thơ ngắn, Tố Hữu đã tái hiện được vẻ đẹp anh hùng của nhân dân, núi rừng Việt Bắc nói riêng và sức mạnh anh hùng của dân tộc Việt Nam nói chung. Sức mạnh của khối đoàn kết cộng đồng chính là sức mạnh làm nên chiến thắng. Thể thơ lục bát, nhip điệu trầm hùng, uyển chuyển càng làm bồi thơ thêm trang trọng, giàu chất hồi tưởng. Bài thơ cũng chính là “cái tôi trữ tình”, là tấm lòng thi sĩ hướng về con người, đất trời Việt Bắc - cái nôi của cách mạng Việt Nam. Qua bài thơ này, chúng ta có thể phần nào hiểu được Tố Hữu - một nhà thơ cùa lí tưởng cách mạng. Cái tôi của Tố Hữu luôn hài hòa với cái ta chung của dan tộc. Vì thế, đoạn thơ nói riêng, cả bài Việt Bắc nói chung mang âm hưởng sử thi khá đậm nét. Và dây cũng chính là một phần tiêu biểu của một diện mạo thơ riêng - diện mạo thơ Tố Hữu vừa giàu chốt lí tưởng vừa ngọt ngào tha thiết và thấm đẫm chất dân tộc. PHẠM THÚY HỔNG 13 B à i 6: Nối nhớ da diết và sâu nặng đối với quê hương cách mạng dã dệt nẽn bức tranh tứ bình về Việt Bắc đẹp như trong cảnh thẩn tỉẽn: Ta về, minh có nhớ ta Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Tố Hữu - Việt Bắc) Phân tích ổoạn thơ trên, nêu lên những cảm nhận của anh (chi) vể cảnh vằ người Việt Bẩc, về tình nghĩa gắn bó với quẽ hương cách mạng của nhà thơ. BÀI L À M Bài thơ Việt Bắc đã dược đánh giá là đinh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của vàn học Việt Nam thời kỉ kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có nhiều đoạn tuyệt đẹp, “không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà nhiều ngọn bút cùng nở một lúc: bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người”. Đoạn thơ đang được bình giảng này là một đoạn thơ hay, thể hiện khá đặc sắc những nội dung dó. Mười dòng thơ này thực chất có thể xem như một bài thơ độc lập để thể hiện nỗi nhớ của “ta” khi rời Việt Bắc. “Ta về”, nhưng lòng ta có bao vấn vương, thương nhớ cảnh sắc và con người Việt Bắc. Bắt đầu bằng câu hỏi tu từ: “Ta ưề mình có nhớ ta”, Tố Hữu đã gợi liên tưởng đến câu ca dao rất quen thuộc: Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. Cách xưng hô mình - ta được tác giả học tập từ những áng ca dao xưa. Nhưng đến Tố Hữu, giữa ta và mình có sự chuyển hóa, kh: thì trỏ người ra di, lúc thì trỏ người ở lại. Sự đắp đổi luân chuyển này góp phần thể hiện tình cảm gắn bó thân thương giữa người ra đi và nguôi ở lại. Cảnh chia tay giữa “mình” và “ta” hiện lên có nỗi lưu luyến, nhớ nhung nhưng hoàn toàn không mang vẻ sầu bi. Lời thơ chuyển sang thể hiện nỗi nhớ của “ta” với cảnh Việt Bắc. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ngày xuân mơ nở trắng rừng Ve kêu rừng phách đổ vàng Rừng thu trăng rọi hòa bình Bốn câu thơ đều là câu lục trong cặp lục bát nhưng dược chia ra để chỉ thể hiện nỗi nhớ cảnh của “ta”. Thiên nhiên Việt Bắc ở mỗi mùa, mỗi thời điểm lại mang vẻ đẹp riêng. Mùa xuân, đó là “mơ nở trắng rừng”, còn mùa hạ, đó là tiếng ve ngân và sắc vàng rực rỡ của rừng phách. Cảnh ở đây khi thì tươi xanh, mát dịu, lúc lại bừng lên, rực rỡ với “hoa chuối đỏ tươi” và “rừng phách đổ vàng”. Bông hoa chuối đỏ tươi giữa rừng Việt Bắc đang ngày đông giá, người di đường bắt gặp bỗng thấy ấm lòng. Câu thơ viết về mùa đông Việt Bắc mà thày toàn màu “đỏ tươi” và ánh sáng - “nắng ánh dao gài”. Thật ấm áp và sống động. 14 sắc màu và âm thanh của tiếng ve ngân mang đến cho cảnh Việt Bắc một vẻ quyến rũ riêng. Đứng ở mùa thu hiện tại với “trăng rọi hòa bình”, nhà thơ đã có những hoài niệm về một mùa hạ ở Việt Bắc với ấn tượng mạnh mẽ nhất khi “Ve kèu rừng phách đổ vàng”. “Phách” là loại cây riêng có ở núi rừng Việt Bắc, thường nở hoa tháng 6, tháng 7. Trước lúc nở hoa, rừng cây đồng loạt thay lá, chuyển từ màu xanh sang sắc vàng chỉ trong vài ngày. Trong câu thơ, chữ “đổ” được sử dụng thật đắc địa. Nó nhằm diễn tả sự chuyến màu đồng loạt, mau lẹ, như ai đổ tràn cốc màu xuống cánh rừng. Nói đến “rừng phách đố vàng” tức là đã thể hiện nét đẹp đặc thù của thiên nhiên Việt Bắc. Sự hòa điệu của sắc màu và âm thanh được nói đến một cách tự nhiên. Không biết tiếng ve ngân đã làm cho “rừng phách đổ vàng” hay sắc vàng của rừng phách đã làm dậy lên những tiếng ve ngân? Bút pháp tả cảnh của nhà thơ dã có nhiều đặc sắc, nhưng nỗi nhớ Viột Bắc còn khiến cho bút tả người, tả tình của nhà thơ độc đáo hơn: Đeo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Nhớ cô em gái hái măng một mình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Đều là những câu thơ tái hiện lại con người Việt Bắc nhưng mỗi câu lại có một nét riêng. Có khi đó là hình ảnh cụ thể, chi tiết “chuốt từng sợi giang”, có khi đó chỉ là dấu ấn khó phai mờ. Gắn với cảnh Việt Bắc, đó là những con người trong lao động, nhẫn nại, cần cù “chuốt từng sợi giang”. Hình ảnh của những con người ấy lồng lộng giữa khung cảnh núi rừng nhưng không bị mờ, nhòa đi mà ánh nắng đèo cao kia chỉ làm đẹp thêm cho họ. Những bàn tay cần mẫn chuốt giang đan nón, “hái măng một mình” cùng với “tiếng hát ân tình” nơi núi rừng Việt Bắc chính là những gì còn đọng sâu trong tâm trí và tình cảm của “ta” để khi “ta về”, “ta” sẽ nhớ mãi “những hoa cùng người”. Cảnh ấy và người ấy, nằm trong sự gắn bó, cứ nhớ cảnh lại nhớ người, nhớ người lại nhớ cảnh. Cấu truc thơ lục bát được tác giả sử dụng trong dụng ý không thể tách rời cảnh và người. Cứ nhớ đến “Rừng xanh hoa chuối dò tươi” lại hiện lên trong tâm khảm ánh dao gài thắt lưng của người đi rừng làm nương... Những điệp từ “nhớ” trở đi trở lại nhiều lần càng làm nổi rõ hơn tình cảm của “ta” khi rời Việt Bắc. Người ở lại đã cất lên tiếng hát “ân tình thủy chung” nhưng cũng là nói hộ nỗi lòng của người đi với bao nhiêu ân tình. “Ta” hẳn phải có một tình cảm yêu thương sâu sổc với cảnh và người Việt Bắc thì mới được có những dòng thơ mang nét đẹp và nhiều cảm xúc đến như thế. Sử dụng thể thơ lục bát, mỗi câu lục bát lại nhằm diễn tả một mùa, đoạn thơ có một cấu trúc cân đối, hài hòa, trôi chảy. Chính điều này góp phồn tạo nên âm điệu ngọt ngào như khúc hát ru quen thuộc, như rót vào lòng bạn dọc. Đoạn thơ mười câu thể hiện nỗi niềm nhớ cảnh, nhớ người Việt Bắc. Qua nỗi nhớ ấy ta thấy tình cảm cách mạng và tành cảm dân 15 tộc đã quyện hòa. vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc dung dị hiền hòa gắn bó với những con người lao động đẹp đẽ, sáng trong. Tình cảm giữa “ta” và “mình” rồi đây sẽ xa cách nhưng mãi mãi vẫn là ân tình, thủy chung. ĐÀO HỒNG XIẾM (THPT Phon Đnh Phùng - Hò Nội) B à i 7: Bình giảng úoạn đẩu trong bài thơ Việt Bắc của TO' Hữu: Mình về mình có nhớ ta Mười lãm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chổn bước đi Áo chàm dưa buổi phân li Cẩm tay nhau biết nói gì hôm nay... Mình di, có nhớ những ngày Mưa nguồn suôi lũ, những mây cùng mù Mình vê, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi dể rụng, mãng mai dể già Mình di, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, dậm dà lòng son Mình vể, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Minh đi, mình có nhớ mình Tẳn Trào, Hồng Thái, mái đình cây da? GỢl ỷ l à m bài 1. MỞ BÀI Việt Bắc là tốc phẩm thơ trường thiên, dài 150 dòng, được Tố Hữu viết vào tháng 10 - 1954, khi Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, một trong những khúc trữ tình hay nhất, tha thiết mà đằm thắm nhất, thể hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước. Đoạn trích mở đầu chỉ vẻn vẹn có 20 dòng, chỉ băng non 1/7 bài thơ, nhưng đã thể hiện khá đầy đủ diện mạo, phẩm chất nghệ thuật và tình cảm của tác phẩm. 2. T H Â N BÀI Việt Bắc là bài thơ kết tinh cho khuynh hướng học tập ca dao, học tập tiếng nói quần chúng rất nổi bật của thơ Việt Bắc. Tố Hữư đã làm rất nhiều bài thơ theo tiếng nói quần chúng, theo lối trừ tình nhập vai 16 như Phả dường, Dà ơi, Bầm ơi, tìà mẹ Việt Bác, Dời dời nhớ ông... nhưng không phải bài nào ngọt ngào, thiết tha và điêu luyện như bài thơ này. Tố Hữu học tập ca dao nhưng không hề lặp lại ca dao. Cả bài thơ là một khúc hát đối dáp ân tình, bên hỏi, bên trả lời, giãi bày kỉ niệm, ước mơ, cho đến cuối bài thì đã “Ngược xuôi đôi mặt một lời song song”, cùng gửi trọn niềm tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tương lai đất nước. Bài thơ mở đáu bằng một loạt câu hỏi rất ngọt ngào: Minh về mình có nhớ ta, Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mới đọc câu thơ lục bát này, ta ngỡ như nghe một câu ca dao tình yêu, người tình nhắc nhở về kĩ niệm “mười lăm năm ấy”. Nhưng đọc tiếp câu sau: Minh về mình có nhớ không, Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? thì lại không giống thơ tình yêu nữa, vì nó gợi nhớ đến một cái gì lớn lao hơn tình yêu đôi lứa, đó là tinh yêu cội nguồn. Sự láy đi láy lại “Mình về mình có nhớ ta", “Mình vế mình có nhớ không” vang lên như một niềm day dứt khôn nguôi của người ở lại. Hai câu hỏi này được nêu ra rất khéo. Một câu hỏi về thời gian, một câu về không gian, gói gọn một thời cách mạng, một vùng cách mạng. Tiếp theo là tiếng lòng cùa người ra đi. Người đi đã nghe câu hỏi, lòng tràn đẩy bâng khuâng, bồn chồn và bối rối. Những chữ dùng ở đây đã gợi lên hết sức chính xác các tâm trạng lúc chia tay. “Bâng khuâng trong dạ, bôn chôn bước d i”, “Cầm tay nhau biết nói gi hôm nay” nhịp thơ lục bát đều đặn, nhịp nhàng ở bốn dòng đầu, đến đây như cũng vì chút bối rối trong lòng mà thay đổi: Áo chàm dưa! buổi phân li, Cầm tay nhau ỉ biết nói gi/ hôm nay. Nhịp thơ diễn tổ thần tình một thoáng ngập ngừng của tình cảm. Chút ngập ngừng này tạo ra một chút lặng cho chuỗi câu hỏi tiếp theo được vang lên dồn dập tha thiết hơn. Mười hai dòng lục bát tạo thành sáu câu hỏi như khơi sâu vào kỉ niệm. Mỗi câu thơ đều gợi lại một cái gì rất tiêu biểu trong kỉ niệm về Việt Bắc, mưa nguồn suối lũ, mảy mù, miếng cơm chấm muối, măng mai, trám bùi, hắt hiu lau xám, mái đình Hổng Thái, cây đa Tân Trào. Nhưng nếu ch| những kỉ niệm như vậy thì rõ ràng không tạo thành cái ma lực tha thiết, quyến luyến nó tạo thành chất thơ ở từng câu. Cái làm thành chất thơ ở đây và ở cả bài thơ là nhạc điệu. Chính nhạc điệu đã làm cho các kỉ niệm trở thành ngân nga, trầm bổng, réo rắt, thấm sâu vào tâm tư. Thật vậy, nhìn ki ta thấy những câu lục bát rất chuẩn về thanh luật, ngắt nhịp đểu đặn, tự nó đã thành trầm bổng, ngân nga. Các câu tám, câu nào cũng cản đối khá tương xứng nhau vể cấu trúc, chẳng nhừng nhấn mạnh cho ý, mà còn tạo thành vẻ d ẹp n h ịp n h à n g : Mưa nguồn suôi lũ/ nhữìịg ì&ây^oủn&ơịiảr nAr •'•V' TRUNG TÂM ~~Lc. / j ü î VIỆN Ị ị7 Miếng cơm chấm m uốn mối thù nặng vai. Trám bùi để rụng/ măng mai để già. Hắt hiu lau xám / đậm đả lòng son. Nhớ khi kháng N hật/ thuở còn Việt Minh Tân Trào Hồng Thái/ mái đình cây đa Ngay trong từng vế của câu tám cũng có tiểu đối: mưa nguồn / suối lũ, những m ây/ cùng mù. Câu tám cuối cùng có sự đổi chỗ thú vị: Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào được viết thành Tân Trào Hồng Thái, mái đình cây đa. Yếu tố đối phát huy tác dụng rất lớn. Nếu chỉ nói riêng, “miếng ccnn chấm muối”, “hắt hiu lau xám" hay “trảm bùi để rụng” chưa gây được cảm xúc gì, nhưng đặt trong câu đối thì lại trở thành nhịp nhàng, nổi bật và rất đẹp, Hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son... Những vế đối này đã mang một tính chất vãn chương bác học cổ điển của Truyện Kiều. Các câu sáu luân phiên nhau, cứ một câu “Mình đi”, lại một câu “Mình về”, mà cả “đ i” lẫn “về” đều chỉ hướng về xuôi cả. Tuy vậy, dối lập, luân phiên “đi”, “về” lại tạo thành dáng vẻ của điệu ru: đi - về, về - đi, về - đi hết sức êm ái, nhịp nhàng và du dương. Những kỉ niệm được gợi nhớ đều là kỉ niệm của cuộc sống chung: tình cán bộ với nhân dân chia ngọt sẻ bùi, chung gian lao, chung mối thù, đậm đà lòng son. Tân Trào, Hồng Thái là những địa điểm xuất phát, khởi đầu của cách mạng. Những cách xưng hô “m ình”, “ta” của ca dao rất riêng tư (Mình về ta chẳng cho về, Ta nắm vạt áo ta để câu thơ...), ở đây, đã mang một ý nghĩa chung của những người đồng chí, không hề có ý nghĩa nam nữ. Các câu hỏi ở đây cũng không đơn điệu. Nói chung các câu đều hỏi người về xuôi. Nhưng câu hỏi: Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng nun để già. thì lại như không hỏi người về, mà hỏi vào sự trống vắng nay mai của lòng mình, hỏi rừng núi, hỏi người ở lại. Hay như câu: “Mình đi, minh có nhớ mình” có một chút khó hiểu, chữ “m ình” lặp lại ba lẩn. “Minh di mình có” là chỉ người về. Còn “nhớ m ình” là mình nào? Người nói tự xưng một cách nũng nịu, thân mật với người đi, hay là nhắc nhở cái “mình” của người về: Anh đi anh còn nhớ chính bản thân anh không? Dấu hiệu này cho thấy thơ Tố Hữu nặng nghĩa tình, giàu suy tưởng và những câu thế này vẫn đa nghĩa để cho người đọc tự lựa chọn. 3. K Ế T BÀI Hai mươi dòng đầu của bài Việt Bắc, tuy chỉ mới là phần đầu của bài thơ 150 dòng, đã đưa ta vào thế giới của hoài niệm và kỉ niệm, vào một thế giới êm ái, ngọt ngào du dương của tình nghĩa cách mạng. Cấu từ đối đáp tạo thế cho chuỗi câu hỏi dồn dập, láy đi láy lại, xoáy vào tâm tư, gây ấn tượng không phai mờ. Ai đà một lần thưởng thửc bài thơ, âm điệu du dương ngọt ngào mãi còn trong tâm trí. 18 B ả i 8: Có ý kiên cho rằng bài thơ Việt Bắc là bản tình ca vể đất nước, con người Việt Nam. Hãy phân tích bài thơ để làm nối bật điểu đó. HƯỚNG DẦN LÀM BÀI 1. Trong câu chuyện tâm sự với Mi-rây Găng-xen về văn học, Tô Hữu có nói: “Tôi “phải lòng” đất nước và nhân dân mình và đã nói về đất nước và nhản dân như nói với người đàn bà mình yêu”. Cho nên có thê nói thcí Tô Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong đó hài thơ Việt Bắc đã ngân lên những âm thanh trong trẻo và trầm hùng uạt dào tình nghĩa. 2. Mở đầu là tám câu diễn tả buổi tiễn đưa. Mình với ta, ta với mình, những đại từ quen thuộc của ca dao gợi lên trong ta tình cảm thiết tha mặn nòng, ơ đây còn phảng phất không khí Chinh phụ ngâm. Nhủ rồi tay lại cầm tay ** Bước đi một bước giây giây lại dừng Đoạn thơ dã tái tạo được không khí tiễn đưa vừa chân thành vừa cổ kính. Đặc biệt xúc động là hình ảnh “Áo c/iòm đưa buổi phân li”. Mười lăm nàm trước trong đói nghèo Việt Bắc đã nhận người cán bô cách mạng về nuôi. Mười lăm năm sau cuộc sống có thay đôi được bao nhiêu đâu, những người dân Việt Bắc vẫn chiếc áo chàm ấy tiễn người cán bộ về xuôi. Biết bao thương nhớ, biết bao tình nghĩa trong buổi tiễn đưa ấy. 2.1. Tám mươi hai câu tiếp theo thấm đẫm nồi nhớ tràn đầy. Đoạn thơ có nhiều càu hỏi “Mình về mình có nhớ không”, “Mình về tninh có nhớ ta” v.v... nhưng thực chất là một màn độc thoại nội tâm về những kỉ niệm đã qua. Thông qua nỗi nhớ ấy mà cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến chín nàm chống Pháp hiện lên như một bức tranh hùng tráng. Bằng lối đối à câu bát, Tố Hữu gợi lên những con người Việt Bắc có trái tim như ngọc sủng ngời. Hắt hiu lau xám đậm dà lòng son Nhà thơ nhìn được đúng bản chất con người. Những người nghèo khổ nhất là nhừng con người giàu lòng yèu thương, đậm đà lòng chung thủy nhất. Tác giả phát hiện được vẻ đẹp bên trong của con người Việt Bắc sống giữa núi rừng hoang dại hiu hắt. Theo sự tuôn chảy của dòng thơ trữ tình những bức tranh đẹp đẽ hiện lên. Vè dẹp của thiên nhiên muôn hình nghìn vẻ. “Trăng lèn dầu núi” có lẽ chỉ có nhũng người từng sống ở núi rừng Việt Bắc mới đồng cảm được với tác giả. Núi rừng đang chìm trong bóng tối bỗng dưng trăng hiện lên đột ngột tỏa ánh sáng trong ngần, cảnh vật trở nên lung linh huyền ảo. Nắng chiều đọng lại ở lưng nương, thời gian như ngừng trôi, dìíng lại ở sự tĩnh lặng êm ả vô cùng. Tố Hùu vẽ bức tranh bốn mùa với tín hiệu của màu hoa. Hoa mơ nở trắng, hoa chuối đỏ tươi báo hiệu mùa xuân. Trong tiếng nhạc ve, lá phách trải nệm vàng trong núi rừng. Ai bảo Việt Bắc là thế giới bí hiểm. Việt Bắc tươi tắn nở nụ cười chào đón con người. Giữa cảnh ấy con người miền núi lung linh vẻ đẹp đa dạng. Cái đẹp của sự thương 19 yèu. Ba hình ảnh: “củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” đi liền trong một câu lục bát cho ta thấy ngưòi dân miền núi tuy cực khổ nhưng có một tấm lòng nhân hậu bao la, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo. Cái đẹp của người lao động “người mẹ nắng cháy lưng” là hình ảnh điển hình. Tấm lưng trần ấy là cả một cuộc đời lam lũ, là thời gian dài của đời người, là cái khắc nghiệt của không gian. Tuổi thơ bao nhiêu em bé đã trôi trên lưng mẹ. Hình ảnh chắt lọc mà giàu ý nghĩa khái quát biết bao. Một hình ánh khác mang tính chất tiêu biểu cho người dân Việt Bắc: Rừng xanh hoa chuối dỏ tươi Đèo cao nấng ánh dao gài thắt lưng Ánh sáng của dao cài th ắt lưng, bước đi của người đàn ông miền núi trèo lên núi giữa màu hoa chuối đỏ tươi gợi lên hình ảnh trang dũng sĩ trong thần thoại. Bên cạnh vẻ đẹp của người dân là vẻ đẹp của người lính anh hùng bước đi làm rung động cả núi rừng. Tứ thơ “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” đã miêu tả được phẩm chất đẹp đẽ của anh bộ đội Cụ Hồ. Các anh di trong đêm nhưng đó không phải là những bóng người lậng lẽ im lìm. “Anh sao" lấp lánh “dầu súng” hay chính là ánh sáng của tâm hồn các anh? Anh sao ấy gợi lên bóng dáng hùng vĩ của anh bộ đội thạm đến trời cao. Những vật vô tri vô giác bỗng sống dậy cả lèn. Mũ nan, mũi súng cùng hòa hợp với nhau như sự nhất trí trong con người anh. Tiếp đó hiện lên hình ảnh người dân công: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Ngày xưa người nông dân trông cho chân cứng đá mềm. Nhưng ngày nay người nông dân đă thực sự đạp tan đá sắc, tiến lên trong ánh hào quang của cách mạng. 2.2. Bốn mươi câu thơ tiếp theo là những lời dặn dò chung thuy. Thơ Tố Hũu là thơ dự báo bước đi của đường đời. Trong hoàn cảnh rời miền núi về xuôi, “xa mặt” thường “cách lòng” cho nèn nhà thơ nhắc nhở khuyên nhủ: Phô đông còn nhớ bản làng Sáng đèn C Ò II nhớ mảnh trăng giữa rừng Thòng thường có phú quý vinh hoa người ta hay quên thuở hàn vi. Câu tho Tố Hữu lặp lại lời dặn của cha ông “Uống nước nhớ nguồn”, “Án quả nhớ hẻ trồng cây”. Những lời dặn đó cho đến nay vẫn còn tươi nguyên giá trị, phải tìm mọi cách nâng cao đời sống cho người dân miền núi. Đạc trưng cho thơ Tố Hữu là tính trừ tình chính trị được thể hiện đậm nót ờ đây. Hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh trung tâm của mười sáu câu thơ sau cùng. Đúng như Xuân Diệu đã nhận xét đây là một bức d.anh họa. Khác với bài Sáng tháng năm Tố Hữu miêu tả Bác Hồ trong một buổi gặp gỡ và nói lên suy ngẫm của mình. Đoạn thơ này là bức tranh di dộng bằng lời. Nét vẽ thanh thoát, chấm phá, vờn nhẹ của phương Đông. Nguời và cảnh hài hòa với nhau trong một gam màu tươi sáng. Bức chán dung của Bác được đặc ta với những nét riêng không th ể trộn lẫn với ai được. “Mắt sáng ngời” - cặp mắt trong đời thực của Bác nhưng mang 20 tính ẩn dụ, cập mắt nhìn xa trông rộng. Áo nâu, túi vải ấy là vẻ đẹp giản dị của người nông dân Việt Nam. Bác quả là người lãnh tụ kiểu mớ) gắn bó với quần chúng. Hình ảnh của Người vừa đôn hậu lại vừa hào hùng, hình ảnh vừa của người dân lại vừa của người chiến sĩ. Bức họa vừa như ngưng đọng nhưng lại vừa bay bổng. Hai từ ung dung gợi lên cách sống b*nh tĩnh không một chút vội vàng của một nhà hiền triết phương Đông. Trong đoạn thơ này không những có họa mà còn có nhạc. Người đi trong tiếng nhạc tâu trong trẻo, vui tươi của núi rừng. Người đi khuất rồi mà con mắt của núi rừng còn dõi theo Người. Người d i/ rừng núi/ trông theo/ bóng Người Nhịp 2/2/2/2 thanh thản, đều đặn của câu thơ gợi lên được sự nhớ nhung của núi rừng với Bác Hồ thân yêu. Thơ, họa, nhạc hài hòa đến mức tuyệt vời, đến nỗi khó mà tách riêng từng yếu tố. Điều quan trọng nữa, mạch thơ trữ tình đã gán các yếu tố với nhau tạo nên sự lắng đọng và ngân vang. Đây là lời nói ân tình của người dân Việt Bắc. Biết bao tình cảm khác gói gọn trong chữ thưa. Vừa kính trọng vừa thương mến. Nỗi nhớ không nguôi về hình ảnh Bác đã khắc sâu trong tâm khảm người dân Việt Bắc. Nỗi nhớ cháy mãi như nước trong nguồn chảy ra. Tình, nhac, họa, thơ veri tài thơ của Tô Hĩtu đã làm nên bức hình của Bác trong chín năm kháng chiến chống Pháp thần thánh ở chiến khu Việt Bắc. 3. Việt Bác là bài thơ hay của Tô Hữu. Hay ở sự hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, hài hòa giữa cảnh và người, tình và lí, hài hòa giữa các loại hình nghệ thuật thi ca, âm nhạc, hội họa. - Việt Bác của Tô Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 - 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch *sử ấy, Tô Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. - Việt Bác chính là “tiếng hát ăn tình”. Tiếng hát ân tình son sắt ấy biểu hiện ngay ở đoạn thơ đầu của bài thơ, tạo ầm hưởng ngọt ngào, tha thiết của toàn bài. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan