Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 138422443-phan-2...

Tài liệu 138422443-phan-2

.DOC
74
217
54

Mô tả:

Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CẦU VỒNG 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY - Công ty TNHH CẦU VỒNG được hình thành theo giấy phép kinh doanh kinh doanh lần đầu số 052472 vào ngày 7 tháng 7 năm 1995 và được cấp lại lần 10 số 0301441858 vào ngày 8 tháng 10 năm 2009 của sở kế hoạch và đầu tư. - Tổ chức bộ máy hoạt động gồm: 3 đơn vị chức năng và 1 đơn vị sản xuất với tổng số CB.CNV lúc ban đầu la 105 người và đến nay là 131 người. 1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY Công Ty TNHH kinh doanh những ngành nghề cụ thể sau: - Tư vấn đầu tư. - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng, trang trí nội thất. - Kinh doanh nhà. - Môi giới thương mại. - Đại lý ký gửi hàng hóa. - Thiết kế tạo mẫu. - Quảng cáo thương mại. - Dịch vụ tổ chức triển lãm, hội nghị, hội thảo. 1.3. QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY Điều hành nguồn nhân lực, vật lực được giao để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Công ty tnhh chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất theo loại hình kinh doanh phù hợp với điều kiện làm việc và trình độ năng lực của cán bộ. Được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước, được sử dụng con dấu theo tên gọi để giao dịch, được ký hợp đồng kinh tế trong xây dựng, tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê theo pháp lệnh TC – KTTK hiện hành. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 1 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ Xây dựng chương trình hoạt động khoa học kỹ thuật cho đơn vị. Xây dựng, tổ chức bộ máy, các bộ phận sản xuất kinh doanh, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động nội bộ, tuyển dụng lao động. 1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY Theo giấy phép kinh doanh số 030144858 cấp ngày 8/10/2009 của sở kế hoạch đầu tư thì công ty được chủ động xây dựng kế hoạch phương án tổ chức sản xuất, phương thức kinh doanh phù hợp với năng lực trình độ và tổ chức bộ máy sản xuất với 151 CB.CNV ( nam: 118, nữ: 33 ) với thu nhập bình quân là 3.000.000đ/người/tháng. Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, tạo điều kiện cho đội ngũ sản xuất tiếp cận với các thiết bị phương tiện hiện đại nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đó, hầu hết CB.CNV của công ty là những người có kinh nghiệm chuyên môn cao, bên cạnh đó đơn vị còn chú trọng đến việc đảm bảo an toàn lao động cho người làm việc. cơ cấu của công ty tnhh hiện nay gồm có: - Ban giám đốc - 03 Phòng ban chức năng - 01 Đội sản xuất 1.4.1. Ban Giám Đốc: Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty. Phó giám đốc là những người giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về trách nhiệm được phân công. 1.4.2. Khối Chức Năng: Phòng kinh doanh: Là đơn vị chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác – kế hoạch – kinh doanh – vật tư trên cơ sở mục tiêu, phương án được lãnh đạo đề ra. Phòng kế toán: SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 2 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ Là đơn vị chức năng tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác tài chính kế toán thống kê. Phòng tổ chức hành chính: Là đơn vị chức năng tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác tổ chức hành chính và quản trị. 1.4.3. Đội Sản Xuất: Là đơn vị trực tiếp sản xuất, có nhiệm vụ thi công các công trình, xây dựng mới và sửa chữa các công trình, tái lập mặt đường, vận chuyển vật tư, dụng cụ. 1.5. TÀI SẢN CỦA CÔNG TY : Trong đó: Vốn cố định: Vốn lưu động: 11.888.508.595 đvn 3.012.553.878 đvn Cơ sở vật chất: Trụ sở chính: SỐ 8 ĐƯỜNG 6A PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Máy móc thiết bị: Công ty có 1 hệ thống các dụng cụ như sau: máy cắt sắt, máy khoan hàn, máy hàn, máy tán đinh boulon, xe đào rãnh, máy trộn bê tông, máy cắt bê tông, máy phát điện, máy nén hơi, máy in plotter, digitiger phục vụ trong vẽ kỹ thuật đảm bảo phục vụ yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Các loại xe phục vụ thi công và quản lý, công ty hiện có những loại xe như sau: xe mazda, xe ford và một số xe công ty thuê để phục vụ yêu cầu công tác. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 3 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ 1.6. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2007 2008 -1,1032009 201145.117 Doanh thu 20.965 27.476 43.461 46.408 Lợi nhuận 0,453 1,097 1,153 0,00861 2010 Nhận xét về xu hướng phát triển của công ty: Từ năm 2007 đến năm 2011 kết quả sản xuất kinh doanh ổn định và chiều hướng tăng dần. Nhưng đến năm 2010 tình hình sản xuất kinh doanh bị giảm sút do một số công trình chưa nghiệm thu, quyết toán là năm công ty gặp khó khăn nhất. Sang năm 2011 công ty đã dần củng cố khắc phục bắt đầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả trở lại. 1.7. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 1.7.1. Thuận Lợi 1.7.1.1. Yếu Tố Khách Quan: Nền kinh tế đất nước đang đi lên từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngày càng phát triển. Đất nước ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu ngày càng phát triển, nhất là nhu cầu về dịch vụ, giao tiếp. 1.7.1.2. Yếu Tố Chủ Quan: Sự quan tâm, tập trung chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ và sâu sát của ban giám đốc công ty, kịp thời đưa ra những giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc, chủ động trong điều sản xuất tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng và các cán bộ, công nhân viên trong công ty. Thông qua chế độ SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 4 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ khoán đã tạo động lực cho các đơn vị cơ sở phát huy năng lực và trí tuệ để đẩy mạnh tốc độ phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Đội ngũ cán bộ chức năng và đội ngũ lãnh đạo các tổ đội sản xuất có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, nhiệt tình và có tinh thần chủ động trong công tác được giao góp phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. 1.7.2. Khó Khăn: 1.7.2.1. Yếu Tố Khách Quan: Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì cạnh tranh là điều không tể tránh khỏi, nhất là đối với những công ty có kinh nghiệm và quy mô lớn hơn. 1.7.2.2. Yếu Tố Chủ Quan: Nhà xưởng, phòng làm việc, kho bãi còn chật hẹp gây khó khăn cho công việc, cho công tác chuẩn bị vật tư để phục vụ thi công kịp thời và cho công tác bảo quản các loại vật tư hàng hóa, thiết bị. Phương tiện cơ giới, dụng cụ thi công trang bị còn thiếu cho các tổ đội sản xuất. Các công trình mà công ty thi công hầu hết chưa đấy đủ thủ tục xây dựng cơ bản, thiếu giấy phép cần thiết gây gián đoạn thi công, làm chậm thời gian quyết toán. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 5 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 2.1.1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh: So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính, để thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp kịp thời. So sánh kỳ này với mức trung bình của Ngành nghĩa là so sánh với những doanh nghiệp cùng loại để thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở tốt hơn hay xấu hơn, đươc hay chưa được. Những chỉ tiêu trung bình của Ngành là những tiêu chuẩn được đánh giá là khá tốt cho những doanh nghiệp cùng loại. Nghĩa là một Doanh nghiệp có các tỷ số tài chính phù hợp với mức trung bình của Ngành là những Doanh nghiệp đang sử dụng các chính sách tài chính thông thường và phổ thông cho thấy tình hình tài chính được đánh giá tốt. Trong điều kiện nước ta, khi các tỷ số tài chính trung bình của Ngành chưa được thông kê thì phân tích tài chính các nhà phân tích có thể đưa ra những tỷ số tài chính mẫu mà được đánh giá là tốt để so sánh. Hoặc chọn một doanh nghiệp cung loại được đánh giá là hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, để từ đó chọn các tỵ số tài chính của doanh nghiệp này là thước đo là tiêu chuẩn để đánh giá so sánh. Tuy nhiên trong những chừng mực nhất định các tỷ số tài chính riêng rẽ cũng cho thấy một mức độ nào đó khi đánh giá tài chính. 2.1.2. Điều Kiện So Sánh Được: Điều kiện có thể so sánh được giũa các chỉ tiêu kinh tế được quan tâm cả về không gian lẫn thời gian. Những chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng thời gian cần chú ý đến các điều kiện. Phản ánh cung một nội dung kinh tế. Có cùng phương pháp tính toán. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 6 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ Cùng đơn vị tính toán. Ngoài ra các chỉ tiêu đó cần được quy đổi về cùng quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương tự. 2.1.3. Mục Tiêu So Sánh: Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những mục tiêu so sánh, quá trình phân tích so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới các hình thức sau: Số tuyệt đối là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thể hiện bằng phép trừ giữa các mức độ chỉ tiêu đang xét ở các kỳ khác nhau. Phân tích bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích. Số tương đối là kết quả giữa các kỳ phân tích được thể hiện bằng phép chia ở các mức độ của chỉ tiêu đang xét các kỳ khác nhau. So sánh bằng số tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ,kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các kỳ khác nhau. Số bình quân là số biểu hiện cho chỉ tiêu trung bình của từng ngành nghề và mỗi khu vực ngành nghề có một chỉ tiêu trung bình riêng và được tính trên cơ sở tập hợp kết quả các chỉ tiêu hoạt động của các doanh nghiệp có cùng một ngành nghề kinh doanh. 2.2. NGUỒN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Cơ sở phân tích tài chính là hệ thống các báo cáo tài chính gồm Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng lưu chuyển tiền tệ. Ta chỉ xem xét qua Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là tài liệu chính để phân tích tình hình tài chính của công ty. 2.2.1. Bảng Cân Đối Kế Toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính được lập vào thời điểm nhất định theo 2 phân loại tài sản và nguồn hình thành tài sản đồng thời phải cân đối nhau. Do đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ tài chính trong quá trình hoạt động của con doanh nghiệp và nguồn tài SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 7 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ trợ cho tài sản đó tại một thời điểm cụ thể. Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: 2.2.1.1. Phần Bên Trái – Tài Sản: Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế và công dụng của từng loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Về mặt kinh tế: số liệu bên phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản, tài sản doanh nghiệp hiện có đến thời điểm báo cáo đang tồn tại dưới hình thức vật chất, cụ thể là: + Tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho. + Tài sản cố định bao gồm: tài sản cố định hữu hình, vô hình, tài sản cố định thuê dài hạn, đầu tư dài hạn, chi phí sản xuất dở dang, ký cược dài hạn. Căn cứ vào các chỉ tiêu bên phần tài sản có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, tính chất hoạt động và trình độ sử dụng tài sản. - Về mặt pháp lý: số liệu bên phần tài sản thể hiện số tài sản đang thuộc về quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. 2.2.1.2. Phần Bên Phải - Nguồn Vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu phản ánh bên phần nguồn vốn được sắp xếp theo tính chất sở hữu và thời hạn của các loại nguồn vốn. - Về mặt kinh tế: Số liệu bên phần nguồn vốn thể hiện cơ cấu nguồn vốn được tài trợ và huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn có thể đánh giá khái quát khả năng, mức tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và thời hạn tài trợ của các nguồn vốn. - Về mặt pháp lý: Sồ liệu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu về số vốn được đầu tư, đối với ngân hàng và các bên cho vay vốn, góp vốn về số vốn cho vay,vốn liên doanh liên SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 8 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ kết góp cổ phần , đối với khách hàng và các đối tượng khác về các khoản phải trả. 2.2.2. Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh: Trong Bảng Cân Đối kế toán chỉ rõ tính chất hợp lý cơ bản của doanh nghiệp bằng cách phản ánh tình hình tài chính tại thời điểm nhất định, thì bảng Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn bởi vì nó cho thấy các số liệu về những hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nó có thể được sử dụng như một bảng hướng dẫn để tính xem doanh nghiệp sẽ tạo ra trong tương lai. Bảng Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh đối chiếu những khoản tiêu thụ được khi bán hàng hóa và dịch vụ cũng như những khoản thu khác với tất cả các chi phí phát sinh để vận hành doanh nghiệp. Kết quả thu được là một khoản thu lời hay lỗ trong kỳ. Những chi phí phát sinh thường bao gồm các chi phí trực tiếp như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động trực tiếp và định phí bán hàng, trong đó bao gồm nhiều chi phí khác như: lương quản lý, chi phí thuê mượn, chi phí khấu hao, trả lãi cho các khoản tiền vay, thuế. Vậy Bảng Báo Cáo Kết Qủa Kinh Doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm tàng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 2.3.1. Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp dự đoán được tình SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 9 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ hình kinh doanh là gia tăng hay suy giảm. Trên cơ sở đó có nhũng biện pháp hữu hiệu để quản lý. Đánh giá tình hình tài chính căn cứ vào số liệu phản ánh trên bảng Cân Đối Kế Toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn đầu kỳ và cuối kỳ để thấy được quy mô nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động từ các nguồn vốn khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản mục trong Bảng Cân Đối Kế Toán. Phương pháp cơ bản xác định Bảng Cân Đối Kế Toán: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NỢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2011 TÀI SẢN Mã số A. TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ 100 NGẮN HẠN I. Tiền 1. Tiền mặt tại quỹ Số dư đầu năm 102,721,797,012 115,051,348,044 110 111 2. Tiền gửi ngân hàng 112 3. Tiền đang lưu chuyển 113 II. các khoản đầu tư tài 120 Số dư cuối năm 4,676,894,424 3,493,237,593 527,719,802 520,620,760 4,104,174,622 2,972,616,833 0 0 chính ngắn hạn 1. Đầu tư chứng khoán 121 ngắn hạn 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu 129 tư ngắn hạn SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 10 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH III. Các khoản phải thu 130 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người 132 GVHD:Nguyễn Đăng Đệ 25,278,157,217 4,722,565,889 10,314,572,054 38,127,679,597 22,816,868,000 5,246,025,910 10,241,019,274 9,844,785,687 72,182,285,423 72,925,694,880 5,549,073,334 18,120,563 66,577,122,135 3,559,885,643 26,746,686 69,318,766,795 37,969,391 20,295,756 584,459,948 584,459,948 504,735,970 504,735,970 0 0 bán 3. VAT khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh trong 135 các đơn vị trực thuộc - Phải thu nội bộ khác 5. Các khoản phải thu 136 138 6. Dự phòng các khoản 139 phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng mua đang đi trên 141 đường 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ dụng cụ 143 4. Chi phí sản xuất dở 144 dang 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá 149 hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 150 151 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các tài sản thế chấp ký 155 quỹ cược NH VI. Chi sự nghiệp 1.Chi sự nghiệp 160 năm 161 trước SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 11 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 2. Chi sự nghiệp năm sau GVHD:Nguyễn Đăng Đệ 162 B. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ 200 634,857,000 298,673,000 DÀI HẠN I. Tài sản cố định 210 0 0 1. Tài sản cố định hữu hình 211 - Giá trị hao mòn lũy kế212 213 0 0 tư dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản 230 0 0 dở dang IV. Các khoản ký quỹ ký 240 643,857,000 cược dài hạn TỔNG CỘNG TÀI SẢN 298,673,000 103,365,654,012 115,350,021,040 - Nguyên giá 2. Tài sản cố định thuê tài 214 chính - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kể 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn lũy kế 219 II. Các loại đầu tư tài chính 220 dài hạn 1. Đầu tư CK dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Các khoản đầu tư dài 228 hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu 229 (A + B) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ Ngắn Hạn Mã Số Dư nợ đầu năm 300 310 103,114,431,481 115,269,607,429 103,114,431,481 115,269,607,429 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc Dư nợ cuối năm 12 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ 1. Vay ngắn hạn 311 2. Nợ dài hạn đến hạn 312 trả 3. Phải trả cho người 313 9,384,783,036 5,103,131,198 bán 4. Người mua trả tiền 314 62,373,553,480 64,226,488,441 phải nộp nhà nước 6. Phải trả CNV 316 7. Phải trả cho các đơn 317 34,632,189 30,482,806,483 2,068,459,295 43,643,942,515 vị nội bộ 8. Các khoản phải trả 318 838,656,293 227,585,980 0 0 0 0 251,222,531 251,222,531 80,413,611 80,413,611 36,143,250 36,143,250 trước 5. Thuế và các khoản 315 phải nộp khác II. Nợ Dài Hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn III. Nợ Khác 1. Chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ xử 320 321 322 330 331 332 lý 3. Nhận ký quỹ ký 333 cược dài hạn B. NGUỒN VỐN CSH 400 I. Nguồn Vốn – Quỹ 410 1. Nguồn vốn ngân 411 sách - Ngân sách - Tự bổ sung + Của công ty + Của đơn vị 411A 411B 411B1 411B2 - Liên doanh 411C 2. Chênh lệch đánh giá 412 lại tài sản 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ phát triển kinh 414 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 13 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ doanh 5. Quỹ dự phòng TC 415 6. Quỹ dự phòng về trợ 416 cấp mất việc 7. Lãi chưa phân phối 417 8. Quỹ khen thưởng 418 215,079,281 44,270,361 phúc lợi 9. Nguồn vốn đầu tư 419 xây dựng cơ bản II. Nguồn Kinh Phí 420 1. Quỹ quản lý của cấp 421 trên 2. Nguồn kinh phí sự 422 nghiệp - Nguồn kinh phí sự 423 nghiệp năm trước - Nguồn kinh phí sự 424 nghiệp năm nay 3. Nguồn kinh phí đã 425 hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN 103,365,654,012 115,350,021,040 VỐN (A + B) 2.3.2. Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp Thông Qua Bảng Báo Cáo Kết Qủa Kinh Doanh: Báo cáo này phản ánh tình hình lãi, lỗ của một công ty trong một thời kỳ nhất định. Ta có: DOANH THU – CHI PHÍ = LÃI ( LỖ ) SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 14 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã CHỈ TIÊU Kỳ trước số (31/12/2010) Doanh thu cước phải chia 00 Doanh thu chia cho các đơn 00A vị Tổng doanh thu thực 01 Kỳ này (31/12/2011) 45,117,611,578 46,408,007,294 thuế XNK phải nộp 1. Doanh thu thuần(01C- 10 45,117,611,578 46,408,007,294 03) -1,303,646,9658,614,0872. 11 46,421,258,543 46,399,393,207 Giá vốn hàng bán 4. Chi phí bán hàng20 21 39,920,917 100,875,632 hiện(01=00-00A) Doanh thu phải trả 01A Doanh thu được điều tiết 01B Phần doanh thu được 01C hưởng(01-01A+01B) Doanh thu xuất 02 khẩu(trong tổng doanh thu thực hiện) Các Khoản Giảm Trừ - Chiết khấu - Giảm giá - Giá trị hàng bán bị trả lại - Thuế tiêu thụ đặc biệt, 03 04 05 06 07 3. Lợi nhuận gộp(10-11) 5. Chi phí quản lý doanh 22 nghiệp 6. Lợi nhuận từ hoạt động 30 kinh doanh(20-21-22) - Thu nhập hoạt động tài 31 chính - Chi phí hoạt động tài 33 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 15 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ chính 7. Lợi nhuận từ hoạt động 40 tài chính - Các khoản thu nhập bất 41 168,562,432 146,307,124 thường - Chi phí bất thường 43 8. Lợi nhuận từ hoạt động 50 108,281,603 60,280,829 79,669,769 66,637,355 bất thường(41-43) 9. Tổng lợi nhuận trước 60 thuế(30+40+50) 10. Thuế thu nhập DN 70 phải nộp - Trực tiếp nộp ngân sách 11. Lợi nhuận sau thuế - Kỳ trước - Kỳ này 70A 80 80A 80B 2.3.3. Phân Tích Các Tỷ Số Tài Chính: 2.3.3.1. Các Tỷ Số Về Thanh toán: Để biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu người ta cần phải xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông thường các nhà phân tích tài chính nghiên cứu các tỷ số tài chính tài chính nhất định của các báo cáo tài chính để định hướng. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không. Tỷ lệ thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cho thấy khả năng có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ lệ này là 2:1 thí doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ này thuộc vào các loại hình kinh doanh và chu kỳ SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 16 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ hoạt động của từng doanh nghiệp. Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu, bởi vì các vấn đề rắc rối về tiền chắc chắn sẽ xuất hiện. Một tỷ lệ thanh toán quá cao có thể nói rằng đơn vị không quản lý được tài sản lưu động của mình. Tài sản lưu động Tỷ lệ thanh toán hiện hành = ─────────── Nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán nhanh: Thể hiện mối quan hệ so sánh giũa tiền và tiền tương đương so với các khoản nợ ngắn hạn. Tiền và tiền tương đương Tỷ lệ thanh toán nhanh = ─────────────────── Nợ ngắn hạn Tiền tương đương là những tài sản quay vòng có thể chuyển đổi bằng tiền mặt. Tiền tương đương được tính: Loại A, Mục I + Mục II + Mục III: Tài sản. Tỷ lệ thanh toán nhanh là tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản ngắn hạn so với tỷ lệ thanh toán hiện hành. Nguyên tắc cơ bản đưa ra tỷ lệ thanh toán nhanh là 1: 1. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt: Tỷ lệ này so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và doanh nợ ngắn hạn. Tiền mặt ( Loại A, Mục I:tài sản ) Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt = ─────────────────── Nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt là tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán nhanh, nó đòi hỏi cần có sẵn tiền để thanh toán. Nguyên tắc cơ bản của tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt được đưa ra là 0.5 : 1. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 17 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ Tỷ Lệ Tài Trợ: Thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng và cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tự tài trợ = ──────────────── Tổng nguồn vốn Tỷ lệ này càng cao nói lên mức độ tự chủ về tài chính càng cao, ít bị ràng buộc bởi chủ nợ vì hầu hết mọi tài sản của đơn vị được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. 2.3.3.2. Các Tỷ Số Về Công Nợ: Phân tích tình hình thanh toán: Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, đơn vị đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn bù đắp cho tài sản dư thừa, đơn vị bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn nguồn vốn bị chiếm dụng thì đơn vị có thêm một phần nguồn vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, đơn vị sẽ bị giảm bớt một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng số nợ phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu = ─────────────── . 100 So với các khoản phải trả Tổng số nợ phải trả Vòng luân chuyển các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng và số dư bình quân của các khoản phải thu. Doanh thu Vòng luân chuyển các khoản phải thu = ──────────────── Số dư bình quân các khoản thu SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 18 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ Doanh thu ở đây là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Số dư bình quân các khoản phải thu thường được tính bằng số dư đầu kỳ cộng cuối kỳ rồi chia đôi. Trường hợp không có số liệu so sánh có thể sử dụng số cuối kỳ thay cho số dư bình quân. Kỳ Thu Tiền Bình Quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần mất khoảng thời gian bao lâu. Thời gian của một năm quy ước 360 ngày. Thời gian của kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân = ────────────────────── Vòng luân chuyển các khoản thu 2.3.3.3. Các tỷ số về tình hình luân chuyển vốn: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng tốt hay không thể hiện qua tốc độ luân chuyển của tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp có tốc độ luân chuyển vốn cao thể hiện tình hình sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tình hình luân chuyển vốn nhưng các chỉ tiêu cơ bản sau đây thường được các nhà phân tích sử dụng. Vòng luân chuyển của nguyên vật liệu: Tốc độ vòng quay của NVL cho thấy công ty hoạt động đang có hiệu quả trong chừng mực liên quan đến NVL dự trữ nhằm: giảm được lượng vốn đầu tư cho NVL dự trữ, rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc đưa NVL vào sản xuất, giảm nguy cơ để NVL dự trữ ứ đọng. Giá trị NVL xuất dùng Vòng luân chuyển NVL = ────────────────── Giá trị NVL dự trữ bình quân Số ngày của kỳ phân tích Số ngày của một vòng luân chuyển = ───────────────── SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 19 Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD:Nguyễn Đăng Đệ Số vòng luân chuyển NVL Một năm quy ước 360 ngày. Vòng quay cố định: Nhằm để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn cố định bình quân trong kỳ. Doanh thu thuần Vòng quay vốn cố định = ──────────────── Vốn cố định bình quân Vòng quay toàn bộ tài sản: Nhằm để phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị, được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và tổng số tài sản. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ tài sản = ───────────────── Tổng số tài sản bình quân 2.3.3.4. Các Tỷ Số Về Khả Năng Sinh Lời: Để đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất danh lợi. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng nhiều chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Trước khi đầu tư vào doanh nghiệp các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về doanh lợi và chỉ tiêu này thay đởi thế nào qua quá trình hoạt động kinh doanh bởi vì mức lợi tức sau thuế thu được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Lợi tức sau thuế SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phúc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng