Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học 115 bài tập hóa học hữu cơ tổng hợp từ các đề thi thử có đáp án chi tiết từng câ...

Tài liệu 115 bài tập hóa học hữu cơ tổng hợp từ các đề thi thử có đáp án chi tiết từng câu

.PDF
52
2440
76

Mô tả:

115 BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ TỔNG HỢP Câu 1: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Thế – Lần 2 Cho các phát biểu sau: (a) Trong phân tử benzen (C6H6) có chứa 3 liên kết π. (b) Propan-1,2-điol hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (c) Tất cả các anđehit đều tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2nO2 (n ≥ 2). Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 2 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chưa nguyên tố cacbon và hidro. (c) Axit axetic thể hiện tính axit khi tác dụng với tất cả các chất sau: Na; NaOH; K2S; CuO; C2H5OH. (d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, nhưng thành phần phân tử hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau. (g) phản ứng ứng thế brom vào nhân benzen cần xúc tác là bột Fe. Số phát biểu không đúng là A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 3: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quỳnh Lưu 1 – lần 3 Cho các chất: HCOO-CH3, CH3-COOH, CH3-COOCH=CH2, CH3-CH2-CHO, (COOCH3)2. Số chất trong dãy thuộc loại este là A. 4 B. 2. C. 3. D. 1. Câu 4: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Lần 2 Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai? A. Có 3 chất làm mất màu nước brom. B. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm. C. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở. D. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 5: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 1 Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH (phenol) và pH của các dung dịch trên được ghi trong bảng sau: Nhận xét nào sau đây đúng? A. Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic. C. Y tạo kết tủa trắng với nước brom. D. T cho được phản ứng tráng bạc. Câu 6: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Tự Trọng – Nam Định – Lần 1 Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5 Câu 7: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lao Bảo Cho các chất a) đimetyl oxalat b) o-cresol c) 0-xylen d) phenol e) etanal g) axit fomic h) anlyl propionat. Chất nào trong số trên phản ứng được với nước Brom, Na, dung dịch NaOH nhưng không phản ứng được với NaHCO3 A. a,c B. b,d C. b,d,g D. b,e,h Câu 8: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 5 Cho dãy các chất : etilen ; axetandehit ; triolein ; etyl axetat ; glucozo ; etylamin. Số chất trong dãy có thể dùng để điều chế trực tiếp ra etanol là : A.3 B.4 C.5 D.6 Câu 9: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ lần 1 Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3. CH3COOC(Cl2)-CH3. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 10: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế lần 1 Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là : A. etan ,etanal , etanol , nước, axit etanoic B. axit etanoic , etan ,etanal , etanol , nước C. etan , etanol , etanal , axit etanoic , nước D. etan , etanal , etanol , axit etanoic , nước Câu 11: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Lần 2 Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn axetilen (xúc tác Ni) thu được etilen. Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 2 (b) Phân tử toluen có chứa vòng benzen. (c) Etylen glicol và glixerol là đồng đẳng của nhau. (d) Anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (e) Axit axetic hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 12: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa – Lần 2 Cho dãy các chất sau: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 13: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa – Lần 7 Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2(anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch nước brom là : A. 7 B. 6 C. 5 D. 8 Câu 14: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – Lần 1 Cho các hợp chất hữu cơ: (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức. Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là: A. (3), (4), (6), (7), (10). B. (3), (5), (6), (8), (9). C. (1), (3), (5), (6), (8). D. (2), (3), (5), (7), (9). Câu 15: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh – Lần 2 Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2 (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ. (g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là . A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 16: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Tự Trọng – Nam Định – Lần 1 Cho các phát biểu sau: Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 3 (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (b) Phenol không tham gia phản ứng thế (c) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành thuốc nổ TNT. (d) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2/OH- cho dung dịch phức có màu xanh tím (e) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen (f) Có thể phân biệt Glucozo và Fructozo bằng Cu(OH)2/OH- đun nóng Số phát biểu đúng là: A. 4 . B. 5. C. 3. D. 2 Câu 17: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 3 Cho các phát biểu sau : (1) Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (2) Phenol tham gia phản ứng thế Brom khó hơn benzen (3) Amin bậc 2 có lực bazo mạnh hơn amin bậc 1 (4) chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen ; benzen ; stiren (5) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quì tím chuyển màu đỏ (6) Trong công nghiệp , axeton và phenol được điều chế từ Cumen (7) Đun nóng C2H5Br với KOH/C2H5OH thu được sản phẩm là ancol C2H5OH Số phát biểu luôn đúng là : A.2 B.4 C.3 D.5 Câu 18: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Hạ Long lần 3 Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là A. etanal. B. etan. C. etanol. D. axit etanoic. Câu 19: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế lần 1 Cho các hợp chất sau : CH3CH2CH=C(CH3)2 ; FClC=CBrI ; CH3CCl=CBrCl ; CH2=CCl-CH=CH2 ; CH3CH=CHCOOH ; CH2=C(CH3)-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là : A.3 B.6 C.4 D.5 Câu 20: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quỳnh Lưu 1 – Lần 3 Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH (phenol) và pH của các dung dịch trên được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T pH ( dung dịch nồng độ 0,01M, 250C) 6,48 3,22 2,00 3,45 Nhận xét nào sau đây đúng? A. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic B. Y có phản ứng tráng gương Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 4 C. Z tạo kết tủa trắng với nước brom D. T cho phản ứng tráng gương Câu 21: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp Cho dãy các chất sau: axit axetic, anđehit fomic, ancol benzylic, cumen, etylaxetat, glucozơ, etylamin. Số chất trong dãy có thể tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 22: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 1 Cho sơ đồ phản ứng : Công thức của X,Y,Z là : A. C2H4 , C2H5OH , C2H6 B. CH3CHO , C2H5OH , CH3COOH C. C2H6 , C2H5Cl , C2H4 D. CH3CHO , C2H5OH , C4H6 Câu 23: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế lần 1 Có 7 ống nghiệm đựng 4 dung dịch : C6H5ONa ; (NH4)2CO3 ; BaCl2 ; Na2SO4 và 3 chất lỏng : C2H5OH ; C6H6 ; C6H5NH2. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm : A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 24: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế Cho các phát biểu sau: (a).Có hai dung dịch làm quì tím hóa xanh trong số các dung dịch: Glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, anilin. (b).Có hai chất tham gia tráng gương trong dãy các chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. (c). Có hai polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng trong số các polime: tơ olon, tơ lapsan, P.E, tơ nilon-6,6. (d). Ancol thơm C8H10O có hai đồng phân tách nước tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 25: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phú Nhuận – Lần 1 Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là : A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 26: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phú Nhuận – Lần 1 Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 5 Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinylaxetat, phenol, glixerol, gly-gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là : A. 5 B. 4. C. 6 D. 3. Câu 27: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phụ Dực – Thái Bình Cho các chất sau: etyl axetat, lòng trắng trứng, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất trên, số chất tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 28: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa – Lần 2 Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử; (2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen; (3) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1; (4) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren; (5) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ; (6) Trong công nghiệp, axeton va phenol được sản xuất từ cumen; (7) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 29: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa – Lần 7 Trong các chất: m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, (CH3NH3)2CO3, HOOCCH2CH(NH2)COOH, ClH3NCH(CH3)COOH. Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH? A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 30: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Sỹ Liên – Lần 2 Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 31: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Sỹ Liên – Lần 2 Cho các chất: etyl axetat, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, p- crezol, axit lactic, alanin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch nước brom là: A. 7 và 4 B. 6 và 3 C. 5 và 4 D. 7 và 3 Câu 32: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – Lần 4 Cho các hợp chất có cấu tạo mạch hở có công thức phân tử lần lượt là: CH4O, CH2O, CH2O2, CH2O3, CH4N2O, CH5NO3, CH8N2O3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 33: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nghèn – Hà Tĩnh Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2(anilin), C6H5OH (phenol), C6H6(benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom ở điều kiện thường là: A. 6 B. 8 C. 7 D. 5 Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 6 Câu 34: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên – Lần 2 Trong số các chất : C2H5OH; CH3NH2 ; CH3NH3Cl ; CH3COONa ; CH3CHO ; CH2 = CH2 ; CH3COOH ; CH3COONH4 ; C6H5ONa. Số chất tác dụng với dung dịch HCl loãng là : A.7 B.6 C.4 D.5 Câu 35: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc – Lần 2 Cho các phát biểu sau : (1) Andehit vừa có tính oxi hóa ,vừa có tính khử (2)Phenol tham gia phản ứng thế khó hơn benzen (3) các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng màu biure (4) dung dịch axit axetic tác dụng với CaCO3 (5) Dung dịch phenol trong nước làm quì tím hóa đỏ (6) Tính bazo của anilin mạnh hơn của amonic (7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên (8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được axit và ancol Số phát biểu luôn đúng là : A.4 B.2 C.3 D.5 Câu 36: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Vinh lần 3 Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước X, Y ,Z, E, F Chất X Y Z E F Không sủi bọt khí Thuốc thử Dung dịch NaHCO3 Không sủi bọt Không sủi khí bọt khí sủi bọt khí Không sủi bọt khí Dung dịch AgNO3/NH3 đun nhẹ Không có kết tủa Ag↓ Ag↓ Không có kết Không có kết tủa tủa Cu(OH)2, lắc nhẹ Cu(OH)2 không tan Dung dịch xanh lam Dung dịch xanh lam Dung dịch xanh lam Nước Brom Không có kết tủa Không có kết Không có kết Không có kết Có kết tủa tủa tủa tủa Cu(OH)2 không tan Các chất X, Y ,Z ,E, F lần lượt là: A. etyl axetat, glucozo , Axit formic, glixerol, phenol B. etyl axetat, glucozo , axit axetic, etylen glicol ,Anilin C. etyl format, glucozo, Axit formic, glixerol,Anilin Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 7 D. etyl axetat, fructozo, , Axit formic, ancol etylic, phenol Câu 37: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên lần 1 Dùng ít nhất bao nhiêu phản ứng để tách anilin khỏi hỗn hợp 3 chất anilin, phenol và benzen A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 38: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Diễn Châu 5 – Lần 1 Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiiệt độ sôi (oC) 182 184 -6,7 -33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng? A. T là C6H5NH2 B. Z là CH3NH2 C. Y là C6H5OH. D. X là NH3 Câu 39: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thoại Ngọc Hầu Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử; (2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen; (3) Oxi hoá ancol bậc 1 thu được anđehit; (4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3; (5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ; (6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac; (7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên; (8) Thuỷ phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol. Số phát biểu luôn đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 40: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 4 Cho dung dịch các chất : CH3COOH ; C3H5(OH)3 ; Ala-Gly-Ala , C12H22O11(saccarozo) , CH3CHO ; HOCH2CH2CH2OH ; C2H3COOH. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là : A.6 B.4 C.5 D.3 Câu 41: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, phenol, benzen, pentan, axit acrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 42: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Tính bazơ của các chất: NaOH, C2H5NH2, CH3-NH2, NH3 giảm dần từ trái sang phải. Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 8 B. Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường C. Glucozơ, metyl fomat, fructozơ, fomanđehit là những cacbohidrat có phản ứng tráng bạc. D. Nhóm các chất: Val, Glu, Lys đều làm đổi màu quỳ tím ẩm. Câu 43: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang Có các kết luận sau: (a) Từ glyxin, alanin và valin sẽ tạo ra được 6 tripeptit chứa đồng thời glyxin, alanin và valin. (b) C8H10O có 4 ancol thơm khi bị oxi hóa bởi CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. (c) C4H8 có 4 đồng phân mạch hở làm mất màu dung dịch brom. (d) C4H11N có 4 đồng phân khi tác dụng với HCl tạo ra muối dạng RNH3Cl. Số kết luận đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 44: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang Cho các phát biểu sau: (a) Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (b) Gly – Ala có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím. (c) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1. (d) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. (e) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren. (f) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen. (g) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. (h) Để khử mùi tanh của cá, người ta có thể dùng dung dịch giấm ăn. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 45: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Sư Phạm lần 2 Cho các nhận xét sau: (1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin. (2) Khác với axit axetic, axit aminoaxit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng. (3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazo tạo ra muối và nước. (4) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. (5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly. (6) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím. Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 9 Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 46: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Lào Cai lần 2 Trong số các chất : phenylamoni clorua, natri phenolat, vinyl clorua, anlyl clorua, benzyl clorua, phenyl clorua, phenyl benzoat, tơ nilon-6, propyl clorua, ancol benzylic, alanin, tripeptit Gly-Gly-Val, mCrezol, số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng ,đun nóng là : A. 8 B. 9 C. 10 D. 7 Câu 47: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Hạ Long lần 1 Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozơ. (b) Anilin là một bazơ, dung dịch của nó làm giấy quì tím chuyển thành màu xanh. (c) Ở nhiệt độ thường, axit acrylic phản ứng được với dung dịch brom. (d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic. (e) Ở điều kiện thường, etilen phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa màu vàng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 48: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Biên Hòa lần 1 Có các dung dịch (1) Alanin; (2) Axit Glutamic; (3) metylamin; (4) Lysin và (5) CH3COONa. Trong các dung dịch trên, các dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là: A. (1), (3), (5) B. (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (5) D. (1), (2), (3) Câu 49: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Sư phạm lần 1 Cho dãy các chất sau : H2NCH(CH3)COOH ; C6H5OH(phenol) ; CH3COOC2H5 ; C2H5OH ; CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH đun nóng là : A.3 B.2 C.5 D.4 Câu 50 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Bến Tre lần 1 Cho các phát biểu sau : (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 51 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Bến Tre lần 1 Cho các phát biểu sau : Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 10 (a) Các amin đều có khả năng nhận proton (H+) (b) Tính bazo của các amin đều mạnh hơn amoniac. (c) Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH. (d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước. (e) Anilin có tính bazo, dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphthalein. (f) Đốt cháy hoàn toàn 1 anken thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (g) Sobitol là hợp chất hữu cơ đa chức. (h) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là ? A. 6. B. 4. C. 7. D. 5. Câu 52: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục Cà Mau Cho các phát biểu sau: 1. Có hai đồng phân amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N. 2. Tristearin tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường và có khả năng làm mất màu nước brom. 3. Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được CH3COONa và C6H5OH. 4. Benzyl axetat là este có mùi chuối chín. 5. Đốt cháy hoàn toàn este đơn chức thu được số mol H2O bằng số mol khí CO2. 6. HCOOH, HCHO, HCOONa, HCOOCH3 đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 53: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 3 – Lần 1 Đốt cháy hoàn toàn 0,05mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,08mol O2, thu được 0,08mol CO2 và 1,44 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 21,6. B. 30,24. C. 10,8. D. 32,04. Câu 54: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 3 – Lần 1 Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđrô hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 57,2. B. 53,2. C. 52,6. D. 61,48. Câu 55: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 2 – Lần 2 Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 11 Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khốilượngcủa Z trong X là A. 19,75 gam. B. 18,96 gam. C. 23,70 gam. D. 10,80 gam. Câu 56: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 2 – Lần 1 Hỗn hợp X gồm HCHO, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 10,08. B. 11,20. C. 8,96. D. 13,44. Câu 57: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Thế – Lần 2 Hỗn hợp X gồm CH3CHO, CH3COOH và HCOOCH3. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là A. 0,9. B. 2,7. C. 1,8. D. 3,6. Câu 58: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Thế – Lần 2 Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ đơn chức (chứa ba loại nhóm chức khác nhau), mạch hở, và có công thức phân tử là CH2O, CH2O2, C3H2O2. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 10,64 lít O2 (đktc), thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác, đun nóng m gam E với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì lượng AgNO3 phản ứng tối đa là A. 0,40 mol. B. 0,70 mol. C. 0,85 mol. D. 1,00 mol. Câu 59: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với A. 46,3 B. 43,5 C. 41,3 D. 48,0 Câu 60: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế lần 1 Chia 10,3g hỗn hợp gồm HCOOCH2CH2OH ; HCOOCH3 ; HOC2H4OH thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy phần 1 cần 4,088 lit O2(dktc) , dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lit dung dịch Ba(OH)2 0,15M thấy dung dịch giảm 14,62g. Cho phần 2 tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường . Khối lượng Cu(OH)2 bị hòa tan ở phần 2 là : A. 4,165g B.1,225g C.2,450g D.7,105g Câu 61: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lam Kinh – Lần 2 Hỗn hợp X gồm ancol đơn chức Y, axit hữu cơ đơn chức Z và este T tạo ra từ Y và Z. Cho m gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 0,5M (dư 25% so với lượng phản ứng) đun nóng, sau khi kết thúc Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 12 các phản ứng thu được dung dịch M. Cô cạn M thu được 8,96 gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trên bằng O2 lấy dư, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của T là A. CH3COOCH3 B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5. Câu 62: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lam Kinh – Lần 2 Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Vậy giá trị của V tương ứng là A. 6,72. B. 8,40. C. 7,84. D. 5,60. Câu 63: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Diễn Châu 2 Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, vinyl axetat, buta-1,3-dien và vinyl axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X bằng 54,88 lít khí O2 (đktc, vừa đủ), thu được khí CO2 và 23,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl axetilen trong X là A. 30,50%. B. 31,52%. C. 21,55%. D. 33,35%. Câu 64: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Định 1 Hỗn hợp R chứa các hợp chất hữu cơ đơn chức gồm axit (X), ancol (Y) và este (Z) (được tạo thành từ X và Y). Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam este (Z) trong O2 vừa đủ rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 13,95 gam. Mặt khác, 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với NaOH được 1,7 gam muối. Axit X và ancol Y tương ứng là A. HCOOH và C3H5OH. B. C2H3COOH và CH3OH. C. HCOOH và C3H7OH. D. CH3COOH và C3H5OH. Câu 65: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Lê Khiết lần 1 Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ mạch hở: axit cacboxylic X, anđehit Y, ancol Z; trong đó X và Y đều no; Z không no, có một nối đôi C=C và không quá 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol E, thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và 28,8 gam H2O. Biết E lần lượt phản ứng với Na (tạo ra khí H2) và NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng nE : nNa = 3 : 5 và nE : nNaOH = 3 : 2. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 35,86%. B. 52,59%. C. 14,25%. D. 36,89%. Câu 66: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Định – Lần 2 Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400ml dd NaOH x mol/l thu được dd Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là: A. 2,4 B. 1,6 C. 2,0 D. 1,8 Câu 67: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 2 – Lần 1 Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 13 Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 2,4a mol CO2 và a mol nước. Nếu cho 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì số mol AgNO3 phản ứng tối đa là A. 2,0. B. 1,8. C. 1,4. D. 2,4. Câu 68: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 2 – Lần 1 Hỗn hợp X gồm etan, propen, benzen và axit propanoic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 4,592 lít O2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 4,3 gam. Đun nóng dung dịch thấy xuất hiện thêm kết tủa. Phần trăm khối lượng của axit propanoic trong X là A. 36,21%. B. 45,99%. C. 63,79%. D. 54,01%. Câu 69: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO, CnH2n-1COOH, CnH2n-1CH2OH (đều mạch hở, n  N*). Cho 2,8 gam X phản ứng vừa đủ 8,8 gam brom trong nước. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 2,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của CnH2n-1CHO trong X là A. 20,00%. B. 26,63%. C. 16,42%. D. 22,22%. Câu 70: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 16,5 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là A. 9,72. B. 8,64. C. 2,16. D. 10,8. Câu 71: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phương Sơn Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là A. 10,8 gam. B. 43,2 gam. C. 21,6 gam. D. 64,8 gam. Câu 72: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phúc Thành Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là : A. 20%. B. 50%. C. 40%. D. 30%. Câu 73: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – Lần 1 Trung hoà 5,4 gam X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOH, C6H5OH và C6H5COOH cần dùng Vml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,94 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của V là. A. 450 ml B. 350 ml C. 900 ml D. 700 ml Câu 74: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Quí Đôn Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 14 X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là A. 8,8. B. 4,6. C. 6,0. D. 7,4. Câu 75: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên – Lần 2 Hợp chất hữu cơ X (C,H,O) có MX < 140. Cho 2,76g gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ , sau đó chưng khô phần hơi chỉ có H2O , phần rắn Y chứa 2 muối nặng 4,44g. Nung nóng Y trong O2 dư thu được 0,03mol Na2CO3 ; 0,11 mol CO2 ; 0,05 mol H2O. Số công thức cấu tạo có thể có của X là : A. 2 B.3 C.4 D.5 Câu 76: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc – Lần 2 hỗn hợp X gồm 1 andehit và 1 ankin ( có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X, thu được 3 mol CO2 và 1,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của ankin trong hỗn hợp X là: A.25,23% B.74,77% C.77,47% D.80,00% Câu 77: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Hồng Lĩnh - Lần 1 Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức Y và este đơn chức Z. Đun nóng hỗn hợp X với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam một ancol T và 24,4 gam hỗn hợp rắn khan E gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Cho a gam T tác dụng với Na dư thoát ra 0,56 lít khí (ở đktc). Trộn đều 24,4 gam E với CaO, sau đó nung nóng hỗn hợp, thu được m gam khí G. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 3,2. B. 6,4. C. 0,8. D. 1,6. Câu 78: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Hậu Lộc – Thanh Hóa - lần 2 X là hỗn hợp chứa 1 axit, 1 ancol, 1 andehit đều đơn chức, mạch hở có khả năng tác dụng với Br2 trong CCl4 và đều có ít hơn 4 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,34 mol O2. Mặt khác, cho 0,1 mol X vào dung dịch NaOH dư thì thấy có 0,02 mol NaOH phản ứng. Nếu cho 14,8 gam X vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng là: A. 0,35 B. 0,45 C. 0,55 D. 0,65 Câu 79: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên sư phạm lần 3 Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là : A. 13,32 gam. B. 18,68 gam. C. 19,04 gam. D. 14,44 gam. Câu 80: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đặng Thai Mai Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX < MY); cho Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 15 E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là A. 5,44 g B. 5,04 g C. 5,80 g D. 4,68 g. Câu 81: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Quí Đôn Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần 0,41 mol O2, thu được 0,54 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng muối thu được là A. 39,2 gam. B. 27,2 gam. C. 33,6 gam. D. 42,0 gam. Câu 82: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Quí Đôn Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là A. 0,45. B. 0,40. C. 0,50. D. 0,55. Câu 83: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thoại Ngọc Hầu Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và Y là một ancol hai chức mạch hở (trong đó số mol X nhỏ hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784ml khí H2 (đktc). Z được tạo thành khi este hoá hỗn hợp E, biết Z có cấu tạo mạch hở và có một nhóm chức este. Số đồng phân cấu tạo có thể có của Z là A. 6. B. 8. C. 7. D. 9. Câu 84: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 5 Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic và 1 ancol (đều no, đơn chức,có cùng phân tử khối).Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư tạo thành 1,68 lit CO2 (dktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 2,8 lit CO2(dktc). Nếu thực hiện phản ứng este hóa toàn bộ X với hiệu suất 40% thu được m gam este . Giá trị của m là : A.1,76 B.1,48 C.2,20 D.0,74 Câu 85: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 3 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm andehit fomic ; axit axetic ; fructozo ; glixerol thu được 43,68 lit CO2 (dktc) và 40,5g H2O. % khối lượng của glixerol trong hỗn hợp nói trên là : A.23,4% B.46,7% C.35,1% D.43,8% Câu 86: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Quang Diệu lần 1 Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở (đều chứa C, H, O) trong phân tử mỗi chất có hai nhóm trong số các nhóm –CHO, –CH2OH, –COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 8,64 gam H2O. Cho m gam X tác dụng hết với Na dư, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 64,8 Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 16 gam Ag. Giá trị của m là: A. 19,68 B. 6,3 C. 14,5 D. 12,6 Câu 87: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Lào Cai lần 2 Cho ba chất hữu cơ X, Y ,Z( có mạch cacbon hở , không phân nhánh , chứa C, H,O) đều có phân tử khối là 82, trong đó X và Y là đồng phân của nhau. Biết 1 mol X hoặc Z phản ứng vừa đủ với 3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3; 1 mol Y phản ứng với vừa đủ 4 mol AgNO3/NH3. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử Y phản ứng với H2 (xúc tác Ni) theo tỉ lệ tương ứng 1 : 3. B. X là hợp chất tạp chức. C. Y và Z thuộc cùng dãy đồng đẳng. D. X và Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Câu 88: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Hạ Long lần 3 Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là A. 43,5. B. 64,8. C. 53,9. D. 81,9. Câu 89: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Hạ Long lần 3 Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là A. 32,4 gam. B. 21,6 gam. C. 54,0 gam. D. 43,2 gam. Câu 90 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Xoay lần 1 Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), hỗn hợp sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 11%. B. 7%. C. 9%. D. 5%. Câu 91 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Xoay lần 1 X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 17 A. 8,8. B. 4,6. C. 7,4. D. 6,0. Câu 92 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Bình Lục A Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehitfomic , metylfomat, axit lactic, glucozơ cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí O2 (đktc) ,sau phản ứng thu được CO2 và H2O, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình thay đổi như thế nào? A. tăng 3,8 gam B. giảm 3,8 gam C.tăng 6,2 gam D. giảm 6,2 gam Câu 93: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Hạ Long lần 2 Hỗn hợp X gồm nhiều ancol, andehit và axit cacboxylic đều mạch hở. Cho NaOH dư vào m gam X thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng. Nếu cho Na dư vào m gam X thì thấy có 12,32 lít khí H2 (đo ở đktc) bay ra. Cho m gam X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy có 43,2 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 57,2 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tổng số mol các ancol trong X là 0,4 mol, trong X không chứa HCHO và HCOOH. Giá trị đúng của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 43. B. 41. C. 40. D. 42. Câu 94: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 hiđrocacbon mạch hở (2 chất hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,8 mol hỗn hợp X thu được 2,6 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu cho 63,6 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là A. 432,90 gam. B. 418,50 gam. C. 273,60 gam. D. 448,20 gam. Câu 95: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục Bắc Giang Hỗn hợp X gồm ancol Y, anđehit Z, axit cacboxylic T (Biết Y, Z, T có cùng số nguyên tử cacbon, mạch hở, đơn chức, trong gốc hiđrocacbon đều có một liên kết π). Cho 5,6 gam X tác dụng với dung dịch nước brom dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 17,6 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 4,32 gam Ag. Phần trăm khối lượng của anđehit trong X là A. 22,22%. B. 16,42%. C. 20,00%. D. 26,63%. Câu 96: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Tiên Lãng X là hỗn hợp gồm một axit no, một andehit no và một ancol (không no, có một nối đôi và số C < 5 trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X thu được 0,18 mol CO2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, cho Na dư vào lượng X trên thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Nếu cho NaOH dư vào lượng X trên thì số mol NaOH phản ứng là 0,04 mol.Biết các phản ứng hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của andehit trong X là: A. 12,36% B. 13,25% C. 14,25% D. 11,55% Câu 97: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Quí Đôn Hỗn hợp X gồm etan, propen, benzen và axit propanoic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 4,592 lít O2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 5 gam kết tủa và khối Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 18 lượng dung dịch tăng 4,3 gam. Đun nóng dung dịch thấy xuất hiện thêm kết tủa. Phần trăm khối lượng của axit propanoic trong X là A. 36,21%. B. 45,99%. C. 63,79%. D. 54,01%. Câu 98: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Quí Đôn Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 2,4a mol CO2 và a mol nước. Nếu cho 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì số mol AgNO3 phản ứng tối đa là A. 2,0. B. 1,8. C. 1,4. D. 2,4. Câu 99 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Hiệp Hòa - Lần 1 Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ancol etylic và axit axetic thu được 8,96 lit CO2 (dktc) và 9,36g H2O. Nếu thêm H2SO4 ( đóng vai trò xúc tác ) vào hỗn hợp X và đun nóng thu được 5,28g este thì hiệu suất phản ứng este hóa là bao nhiêu ? A. 75% B. 60% C. 50% D. 80% Câu 100: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là: A. 230,4 gam. B. 301,2 gam. C. 308,0 gam. D. 144 gam. Câu 101: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và một este đơn chức (các chất trong X đều có nhiều hơn một cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam X là 0,15 mol. Cho Na dư vào m gam X thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam X vào dung dịch Br2 dư. Số mol Br2 phản ứng tối đa là A. 0,75 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,85 Câu 102: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa – Lần 1 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp có giá trị là A. 35,1 % B. 43,8 % C. 46,7 % D. 23,4 % Câu 103: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế lần 1 Hỗn hợp X gồm CH3OH ; CH3COOH ; HCHO trong đó CH3OH chiếm 40% số mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 1,512 g H2O và 1,4336 lit CO2 (dktc). Cho Cu(OH)2 dư tác dụng với 4,9g hỗn hợp X ở điều kiện thường . sau phản ứng hoàn toàn số gam Cu(OH)2 tham gia phản ứng gần nhất với giá trị : Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 19 A.1,70 B.2,50 C.9,60 D.17,40 Câu 104: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (mạch thẳng, chỉ chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 82 (trong đó X và Y là đồng phân của nhau). Biết 1,0 mol X hoặc Z tác dụng vừa đủ với 3,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3; 1,0 mol Y tác dụng vừa đủ với 4,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Kết luận không đúng khi nhận xét về X, Y, Z là A. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 39,02% và trong Z là 19,51%. B. Số liên kết π trong X, Y và Z lần lượt là 4, 4 và 3. C. Số nhóm chức -CHO trong X, Y và Z lần lượt là 1,2 và 1. D. Phần trăm khối lượng của hiđro trong X là 7,32% và trong Z là 2,44%. Câu 105: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Thuận Thành 2 – Lần 1 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần 0,41 mol O2, thu được 0,54 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng muối thu được là A. 39,2 gam. B. 27,2 gam. C. 33,6 gam. D. 42,0 gam. Câu 106: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Triệu Sơn – Lần 1 Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH. Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 0,672. Câu 107: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Việt Yên – Lần 1 Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là A. 0,1. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,5. Câu 108: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Định – Lần 2 Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm andehit acrylic, metyl axetat, andehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dd AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là : A. 43,5 B. 64,8 C. 53,9 D. 81,9 Câu 109: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ lần 3 Cho hỗn hợp X gồm axit butanoic, butan-1,4-điamin, but-2-en-1,4-điol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thu được kết tủa và dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 lại thấy xuất hiện kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa ở hai lần là 4,97 gam . Giá trị của m là A. 0,94 B. 0,88 C. 0,82 D. 0,72 Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan