Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 1 (37)...

Tài liệu 1 (37)

.DOC
53
143
80

Mô tả:

Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015 Người thực hiện: Trần Thị Huyền Trang Hiệp hội Da giày Việt Nam Theo yêu cầu của Cục Xúc tiến Thương mại (Dự án VIE 61/94) Dự thảo Tháng 01-06 năm 2009 Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 1 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Mục lục Tóm tắt.......................................................................................................................................5 1 Giới thiệu............................................................................................................................7 1.1 Cơ sở............................................................................................................................7 1.2 Các nguyên tắc phân tích.............................................................................................7 1.2.1 Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành........................................................7 1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản lý chiến lược................................................8 1.2.3 Phân tích chuỗi giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh......................8 2 Tầm nhìn..........................................................................................................................10 3 Đánh giá hiện trạng ngành...............................................................................................12 3.1 Ngành da giày toàn cầu.............................................................................................12 3.1.1 Thị trường toàn cầu.................................................................................12 3.1.2 Năng lực sản xuất....................................................................................12 3.1.3 Xu hướng sản phẩm................................................................................12 3.2 Phân loại sản phẩm-thị trường...................................................................................13 3.2.1 Phân loại theo nhóm khách hàng............................................................13 3.2.2 Phân loại theo công dụng sản phẩm........................................................13 3.2.3 Phân loại theo nguyên liệu mũ giày........................................................13 3.3 Hoạt động xuất khẩu..................................................................................................14 3.3.1 Xuất khẩu giày thể thao..........................................................................15 3.3.2 Xuất khẩu giày da nam nữ......................................................................15 3.3.3 Xuất khẩu giày vải..................................................................................15 3.3.4 Xuất khẩu xăng đan và dép đi trong nhà.................................................15 3.4 Các thị trường xuất khẩu chủ đạo..............................................................................16 3.4.1 Các nền kinh tế phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản)......................................16 3.4.2 Các nước Trung Cận Đông và châu Phi.................................................19 3.4.3 Các nước châu Đại Dương (Úc & New Zealand)...................................20 3.5 Cạnh tranh.................................................................................................................20 3.5.1 Đối thủ cạnh tranh...................................................................................20 3.5.2 Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam................................22 3.5.3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu.................................................................29 3.6 Chuỗi giá trị hiện tại của ngành.................................................................................30 3.7 Phân tích chiến lược và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với Ngành...................32 3.7.1 Các chính sách phát triển chiến lược......................................................32 3.7.2 Các chính sách khác của nhà nước - Thuế..............................................32 3.8 Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành...................................................................32 3.8.1 Hỗ trợ xúc tiến thương mại.....................................................................32 3.8.2 Dịch vụ thông tin thương mại.................................................................33 3.8.3 Dịch vụ tài chính thương mại.................................................................33 3.8.4 Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu....................................................34 3.8.5 Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác.......................................................34 4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT).........................................36 5. Các lựa chọn chiến lược......................................................................................................38 5.1. Chuỗi giá trị tương lai của ngành.................................................................................38 5.2. Những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai......................................40 Phụ lục 1: Hồ sơ ngành da giày Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội Lefaso )...................................44 Phụ lục 2: Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngành da giày 2007-2009................................45 Viettrade...............................................................................................................................45 Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 2 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Hiệp hội Lefaso....................................................................................................................47 Phụ lục 4: Ngành da toàn cầu..................................................................................................48 Phụ lục 5: Các trang web tham khảo.......................................................................................48 Các trang web thương mại toàn cầu.....................................................................................48 Các trang web ngành da giày...............................................................................................48 Phụ lục 6: Tài liệu tham khảo..................................................................................................48 Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 3 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Các cụm từ viết tắt SES VIETRADE TPO VCCI LEFASO SLA ITC MPI MOIT MOF MOLISA MOET WTO APEC AFTA ILO QMS TQM STAMEQ ECVN B2B SWOT LC D/A D/P Vietcombank PwC KCS Chiến lược xuất khẩu ngành Cục xúc tiến thương mại Tổ chức xúc tiến thương mại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hiệp hội Da giày Việt Nam Hiệp hội da giày thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Thương mại quốc tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Công thương Bộ Tài chính Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức Thương mại thế giới Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Khu vực tự do thương mại ASEAN Tổ chức Lao động quốc tế Hệ thống quản lý chất lượng Quản lý chất lượng toàn diện Cục tiêu chuẩn chất lượng Cổng thương mại điện tử Việt nam Doanh nghiệp với doanh nghiệp Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức Thư tín dụng Nhờ thu trả chậm Nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Pricewaerhouse and Coopers Kiểm tra chất lượng sản phẩm Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 4 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Tóm tắt Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 5 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Lời cảm ơn Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 6 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 1 Giới thiệu 1.1 Cơ sở Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu về tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2010 định hướng 2020, Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại) và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đồng thực hiện) đã tiến hành xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành đối với một số ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu. Các chiến lược xuất khẩu ngành này dựa trên cơ sở chiến lược phát triển chung của nhà nước. Chính phủ Việt Nam đã xác định da giày là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006. Ngành da giày có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 23%/năm từ 2002 đến 2008, với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 4.768 tỉ USD, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế. Cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp. Ngành công nghiệp da giày cũng được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, công nghệ và hàm lượng chất xám cao so với sản phẩm xuất thô. Chiến lược xuất khẩu ngành (SES) cập nhật giai đoạn 2010-2015 là cơ sở để tiếp tục thực hiện các kế hoạch hành động của Chương trình xuất khẩu quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 1.2 Các nguyên tắc phân tích 1.2.1 Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành Chiến lược xuất khẩu đối với ngành sản xuất da giày (gọi tắt là Ngành) là chiến lược cấp ngành được xây dựng cho giai đoạn 2006-2010 và cập nhật cho giai đoạn 2010-2015. Đây là chiến lược xuất khẩu trung hạn nhằm thực hiện các hoạt động mang tính sáng kiến, hỗ trợ ngành củng cố và tối ưu hóa khả năng xuất khẩu, đồng thời tạo đà phát triển xuất khẩu bền vững theo tầm nhìn 2020. Những khó khăn ngắn hạn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay không nằm trong phạm vi giải quyết của chiến lược này, tuy rằng tình hình này cũng được tính đến trong việc đưa ra các lựa chọn chiến lược. Tại Việt Nam, da là phân ngành chủ yếu cung ứng nguyên liệu trực tiếp cho ngành sản xuất giày dép, bên cạnh một khối lượng sản phẩm hàng hóa nhỏ (về mặt giá trị) cặp xách và phụ kiện thời trang. Do đó các phân tích về phân ngành da sẽ được trình bày chủ yếu ở phần sử dụng nguyên liệu thô và các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ (3.4.2.3 & 3.4.2.5) trong chiến lược này. Khách hàng của chiến lược là những nhà sản xuất/xuất khẩu hiện tại và tiềm năng của sản phẩm da giày ở Việt Nam. Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 7 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản lý chiến lược Chiến lược xuất khẩu ngành da giày được xây dựng dựa trên phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành của ITC. Phương pháp này có 3 nguyên tắc cơ bản: a) vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong ngành; b) vai trò hỗ trợ, điều phối của nhà nước và c) ứng dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị. Quy trình xây dựng chiến lược bao gồm 13 bước và cơ bản gồm những nội dung sau:    Vị thế xuất khẩu hiện nay của ngành trong tương quan với các hoạt động và năng lực cạnh tranh quốc tế; Vị thế xuất khẩu tương lai của ngành so với hoạt động và năng lực cạnh tranh trong 5 năm tới; và Làm thế nào để ngành có thể đạt được vị thế tương xứng trong tương lai. Việc cập nhật chiến lược đã được thực hiện thông qua quá trình rà soát kỹ lưỡng các nguồn thông tin thứ cấp về ngành, các khảo sát đánh giá doanh nghiệp trong thời gian qua và các quy định, chính sách của nhà nước. Chuyên gia chiến lược cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng những hoạt động của ngành trên thế giới và xu hướng thị trường quốc tế nhằm xác định rõ vị thế của ngành da giày Việt Nam tại thời điểm hiện tại và cách thức để đạt được mục tiêu đến năm 2015. Bản chiến lược cập nhật sẽ được đưa ra thảo luận tại hai cuộc tọa đàm ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để xác nhận cụ thể các thông tin thu thập được trong quá trình cập nhật và thu thập ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, phục vụ hoạt động xây dựng chiến lược, đặc biệt là tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của họ đối với những hỗ trợ của nhà nước trong khuôn khổ chiến lược. Thành phần tham dự chính của hai cuộc họp này là các nhà sản xuất và xuất khẩu trong ngành da giày. 1.2.3 Phân tích chuỗi giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh Chuỗi giá trị biểu thị một loạt các hoạt động tạo giá trị và các mối liên kết của chúng với những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Một mô hình chuỗi giá trị cơ bản như sau: Hình 1: Mô hình chuỗi giá trị ngành Cung ứng đầu vào VD: -Nhà cung cấp nguyên liệu thô - Nhà cung cấp máy móc - Nhà cung cấp vật liệu phụ trợ Hoạt động SX/dịch vụ VD: - SX giày thể thao - SX giày vải - SX giày da Hậu cần ngoài nước VD: - kho bãi - vận chuyển - Chứng nhận, kiểm định CL Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 8 Marketing và bán hàng VD: - Giá cả - Quảng cáo - Phân phối Dịch vụ VD - Dịch vụ khách hàng Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Những hoạt động này được tiến hành thuận lợi hơn khi công nghiệp phụ trợ được phát triển, trong đó có khâu mua nguyên liệu thô, vật liệu phụ trợ và trang thiết bị máy móc; nghiên cứu phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm/dịch vụ, tự động hóa quy trình; phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, năng lực quản lý; và phát triển cơ sở hạ tầng như luật pháp, quy định, quản lý chất lượng và tài chính. Phân tích chuỗi giá trị để hiểu rõ hơn các hoạt động sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tiềm năng, giúp xác định những khâu giá trị được tạo ra lớn hơn so với chi phí sản xuất và dịch vụ, những điểm có thể đạt được sự tối ưu hóa cũng như điều hoà được các liên kết hoạt động. Mặc dù được mô tả như những yếu tố về chi phí, nhưng những hoạt động bổ trợ cũng có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh của ngành và của công ty, chẳng hạn như việc áp dụng hệ thống thông tin trong sản xuất và quản lý, lao động có chuyên môn và phát triển sản phẩm và dịch vụ có tính sáng tạo.1 Chuỗi giá trị của ngành da giày xuất khẩu có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng công nghệ sản xuất và việc sử dụng nguồn lực đầu vào trong nước như nguyên liệu thô, máy móc sản xuất và dịch vụ hỗ trợ. 1 Khái niệm chuỗi giá trị-http://www.quickmba.com/strategy/value-chain/ Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 9 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 2 Tầm nhìn Ngành xuất khẩu da giày Việt Nam có tầm nhìn như sau: Ngành da giày xuất khẩu Việt Nam phấn đấu trở thành một trung tâm có trình độ quốc tế về sản xuất giày dép giá trị cao, phù hợp xu hướng của các thị trường dẫn đầu toàn cầu EU, Mỹ, Nhật Bản và châu đại dương với giá cả cạnh tranh thông qua việc xây dựng năng lực sản xuất toàn diện, nâng cao trình độ quản trị và kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong ngành, củng cố liên kết ngành chặt chẽ và xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ hiệu quả. Tầm nhìn này phù hợp với mục tiêu tổng quát “nâng cao chất lượng sản phẩm…nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất” đã được đề cập đến trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Tầm nhìn này cũng ghi nhận những nỗ lực của các bên liên quan nhằm tập trung xây dựng hình ảnh quốc tế tích cực của ngành/quốc gia cho các thị trường mục tiêu cao cấp và xây dựng năng lực sản xuất toàn diện, hướng tới sản phẩm cao cấp, phù hợp xu hướng thị trường, đảm bảo yêu cầu về môi trường và xã hội. Sản phẩm cần được tập trung vào khâu tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là với các sản phẩm đại trà của Trung Quốc. Tầm nhìn này đề cập đến sự cần thiết phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu chất lượng xuất khẩu, nhằm tối ưu hóa năng lực nội địa, chủ động và giảm chi phí sản xuất, một trong những yếu tố quan trọng tạo năng lực cạnh tranh bền vững. Trong giai đoạn phát triển 2010-2015, Hiệp hội Lefaso đề xuất mục tiêu cụ thể cần đạt được là “chuyển đổi thành công từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện, tập trung vào sản phẩm thời trang và chất liệu da”. Mục tiêu này đặt trọng tâm vào việc a) tối ưu hoá những năng lực gia công hiện có và những công nghệ, thiết bị hiện đang sử dụng; và b) gắn kết và xây dựng các liên kết ngành nhằm mang lại lợi ích thực tế cho tất cả các nhà sản xuất và kinh doanh trong ngành; ví dụ như các nỗ lực chung trong xúc tiến xuất khẩu, chủ động ứng phó với các vụ kiện thương mại, các chương trình đào tạo chung về phát triển sản phẩm và đào tạo kỹ năng quản lý nhằm phát triển kỹ năng của người lao động và năng lực làm việc cao cấp. Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 10 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Bảng 1: Mục tiêu phát triển ngành (2010-2015) Chỉ tiêu Đơn vị tính TH năm 2000 TH năm 2005 TH 2006 2010 2010 I Sả n phẩ m chủ yếu Kim ngạch XK Tr.USD Tầm nhìn 2015 Tăng BQ 2005 - 2010 1.486,00 3.039,00 3.400,0 6.200,00 20,22 2015 11.470,00 Tăng BQ 2010-2015 17,00 - Giầy dép các loại Tr.đôi 276,60 499,00 503,00 720,0 10,91 1.188,00 13,00 - Cặp túi xách CL Tr. chiếc 31,30 51,70 52,70 80,70 11,22 129,12 12,00 - Da thuộc TP Tr.Sqft 15,10 47,00 51,00 80,00 20,00 140,00 15,00 Lao động sử dụng 1000 540 540 820 8,27 1.189,0` 9,00 40,00 40,00 - 85,00– - II III người IV Tỷ lệ nội địa hoá % 30,00 65,00 -70,00 Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 11 90,00 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 3 Đánh giá hiện trạng ngành 3.1 Ngành da giày toàn cầu 3.1.1 Thị trường toàn cầu Về tổng thể, giày dép được đánh giá là một phụ kiện thời trang quan trọng nhất và tiêu thụ giày dép vẫn có xu hướng tăng cao, đặc biệt là ở thị trường châu Á và Mỹ la tinh. Tuy nhiên EU vẫn là thị trường giày dép lớn nhất thế giới, trị giá 50.43 tỉ euro với 2.155 tỉ đôi, chiếm gần 1/3 giá trị thị trường toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng bình quân 1.9%/năm từ 20022006. Mỹ là thị trường lớn thứ 2 với 2.4 tỉ đôi, giá trị 44 tỉ euro năm 2006. Mức tiêu thụ giày bình quân của người Mỹ lại đứng đầu thế giới với 8 đôi/người/năm trong khi đó ở EU là 4.3 đôi/người/năm. Xu hướng thị trường cho thấy phân đoạn thị trường cao cấp giày da và giày thời trang tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt là các loại giày dép da đi ngoài trời. Nhóm thị trường giày dép chất liệu chất dẻo/cao su có xu hướng chững lại ngoại trừ phân đoạn nhỏ của giày thể thao giả da chất liệu nhựa và cao su. Nhóm giày thể thao mũ vải cùng với dép đi trong nhà có xu hướng giảm đi. (CBI 2008) 3.1.2 Năng lực sản xuất Dự kiến sản lượng giày dép toàn cầu lên tới 15.585 tỉ đôi (tương ứng với số dân 6.87 tỉ người) và Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất hàng đầu với sản lượng chiếm tới gần 60% sản lượng giày dép toàn cầu. Ấn độ, Braixin, Việt Nam, Indonesia là các trung tâm sản xuất giày dép lớn tiếp theo. (Unido, Rolan Steyns, 2007) Bảng 2: Dự kiến sản lượng giày dép toàn cầu Năm 1999 2004 2011 3.1.3 Sản lượng (triệu đôi) Dân số (triệu người 11,590 5,914 14,390 6,396 15,585 6,870 (Nguồn: Unido, Rolan Steyns, 2007) Xu hướng sản phẩm Càng ngày các công nghệ mới càng được ứng dụng trong ngành da giày để đưa ra các sản phẩm cực kỳ sáng tạo, đi trước xu hướng thời đại và vì vậy có giá trị rất cao. Đơn cử như nhãn hiệu giày dép Geox (http://www.geox.com) của Ý với ý tưởng độc đáo thiết kế những đôi giày có thể “thở” được, đặc biệt cho giày thể thao với công nghệ thiết kế giày thẩm thấu được tối đa mồ hôi chân. Công nghệ này hiện nay được ứng dụng nhiều nơi và thậm chí cả trong ngành dệt may. Công ty này cũng phát triển công nghệ sản xuất da chống thấm nước. Những sáng tạo thành công này đã trở thành một phân ngành mới trong ngành giày dép và đưa tên tuổi những hãng giày dép này nổi tiếng toàn thế giới. Hoặc công ty Nike thể hiện đẳng cấp đầu đàn của mình với các dự án thân thiện với môi trường như “tái chế” giày Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 12 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 (http://www.nikereuseashoe.com/) với công nghệ phân tách, tái chế và tái sử dụng lại các nguyên liệu của đôi giày cũ. 3.2 Phân loại sản phẩm-thị trường Do tính chất phong phú, đa dạng về sản phẩm-thị trường của Ngành mà có nhiều hình thức phân loại khác nhau. Mỗi phương thức sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm-thị trường ở các góc độ khác nhau. Phần dưới đây trình bày 3 cách phân loại phổ biến. 3.2.1 Phân loại theo nhóm khách hàng Phương thức phân loại này dựa trên cơ sở giới tính người sử dụng sản phẩm giày dép: phụ nữ, nam giới và trẻ em (bao gồm cả lứa tuổi vị thành niên). Cách phân loại này giúp cung cấp thông tin dưới khía cạnh nhu cầu và xu hướng của người sử dụng sản phẩm trong tương lai, rất hữu ích cho các hoạt động marketing. Ví dụ, nhóm khách hàng phụ nữ thường chú trọng đến tính chất thời trang của giày dép bên cạnh tính năng sử dụng, trong khi đó nam giới thường chú trọng hơn đến tính năng sử dụng. Đối với trẻ em, mối quan tâm hàng đầu là tính năng bảo vệ, phù hợp tiêu chuẩn sức khỏe của giày dép. Tuy nhiên khó có thể có số liệu chi tiết về thống kê sản phẩm theo cách phân loại này vì các đối tượng sử dụng sản phẩm thường sử dụng nhiều loại sản phẩm một lúc, ví dụ một phụ nữ thường có cả giày cao gót, giày thể thao và giày vải. 3.2.2 Phân loại theo công dụng sản phẩm Đây là phương thức phân loại phổ biến ở Việt Nam, bao gồm các nhóm sản phẩm thị trường:     Giày thể thao (sport): dành cho các hoạt động thể thao như chạy, đi bộ, bóng đá, thể dục thẩm mỹ. Tuy nhiên một số khách hàng cũng mua những loại giày thể thao này cho các hoạt động đi lại thường ngày. Giày thông dụng (casual, leisure, health): dành cho các hoạt động thường ngày. Xu hướng hiện nay là một số loại giày này cũng được dùng trong môi trường công sở, văn phòng, ví dụ như giày bệt (ballerina). Giày công sở và dạ hội (classic, formal): Đây là các loại giày dùng cho các hoạt động chính thức, truyền thống trong văn phòng, công sở và tại các sự kiện, dạ hội, ví dụ như giày nữ cao gót, giày da nam. Giày bốt, dã ngoại (outdoor, rugged): Các loại giày thường cao đến mắt cá chân, dùng cho hoạt động ngoài trời. Phổ biến nhất là các loại ủng, bốt, giày leo núi. Cách phân loại này cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà sản xuất về tính năng cần có của từng loại sản phẩm, qua đó các công nghệ, nguyên liệu và thiết kế phù hợp được lựa chọn cho từng loại sản phẩm. Số liệu thống kê ở Việt Nam có sẵn cho các phân loại này, tuy chưa ở mức cụ thể như trên. 3.2.3 Phân loại theo nguyên liệu mũ giày Phương thức phân loại này dựa trên nguyên liệu chủ yếu làm mũ giày. Phân loại này cũng giúp các nhà sản xuất định hình được nhóm sản phẩm của mình. Các phân loại cơ bản bao Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 13 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 gồm: da, chất dẻo/cao su, vải và chất liệu khác. Phân loại này, trong nhiều trường hợp, thường được phối hợp với phân loại ở phần 3.1.2 để tạo ra các phân loại sản phẩm-thị trường chi tiết hơn, ví dụ giày thể thao mũ da, đế cao su hoặc giày thông dụng mũ vải. 3.3 Hoạt động xuất khẩu Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ý, Hồng Kông, chiếm 7.4% thị phần xuất khẩu toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng hàng năm 17% (từ 2000-2006) (ITC). Năm 2007, giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam là gần 4 tỉ đô la với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày vải và giày da nam nữ. Thị trường xuất khẩu chủ đạo là EU và Mỹ. Tuy nhiên các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giày thể thao), tận dụng nguồn nhân công phổ thông giá rẻ, vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận cũng không cao. Gía bán lẻ giày dép xuất xứ từ Việt Nam tại các siêu thị hoặc cửa hàng ở thị trường xuất khẩu rất cao nhưng phần giá trị gia tăng giữ lại trong nước cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và gia công thành phẩm chỉ chiếm khoảng 5-10% giá bán lẻ sản phẩm. Biểu đồ dưới đây trình bày tương quan giá trị trung bình của một tấn sản phẩm của các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị trên 100 triệu đô la mỹ của Việt Nam. Biểu đồ 1: Giá trị XK trung bình/tấn sản phẩm theo nhóm mặt hàng và nước xuất khẩu GT TB toàn cầu USD (nguồn: ITC, 2006) Các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện như cung ứng phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm, marketing, phân phối và phát triển thương hiệu hầu như vắng bóng ở Việt Nam. Một số nhà sản xuất trong nước đã có khả năng nhân dưỡng mẫu và kiểm nghiệm chất lượng nội bộ, tuy nhiên chỉ một số ít cơ sở sản xuất liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là có thể tiếp cận với các công đoạn hỗ trợ sản xuất một cách liên tục và đầy đủ từ phía công ty mẹ hoặc từ đối tác “ruột”. Liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất với nhau, với các nhà cung ứng, phân phối và hậu cần cũng hầu như không có. Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 14 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Do chuyên làm gia công nên sản phẩm giày của Việt Nam cũng không mang thương hiệu riêng. Tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, người tiêu dùng quốc tế vẫn không biết đến các thương hiệu giày dép Việt Nam. Đi cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của mình, Việt Nam cũng đang ngày càng phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá ở các thị trường chính. Hiện tại giày mũ da của Việt Nam phải chịu thuế suất bán phá giá ở EU là 10% và Canada đã chính thức điều tra chống bán phá giá giày chống thấm nước của Việt Nam 2/2009. Dưới đây là trình bày về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam theo các phân loại sản phẩm-thị trường chính (theo công dụng sản phẩm). 3.3.1 Xuất khẩu giày thể thao Đây là mặt hàng giày xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 68% tổng doanh thu xuất khẩu giày năm 2007 (2.7 tỉ USD) và có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn toàn ngành (20%) về số lượng. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại tăng ít hơn trong cùng kỳ 20022007, chỉ đạt 16%, với đơn giá xuất khẩu trung bình giảm còn 6.9 USD/đôi năm 2007 từ 7.74 USD năm 2002. Các nhà xuất khẩu chính là các nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc chuyên cung cấp cho một số thương hiệu giày nổi tiếng Nike, Rebok, Addidas. Một số nhà máy vốn trong nước chủ yếu gia công các đơn hàng xuất khẩu giày thể thao thông dụng cho các nhà buôn và bán lẻ lớn như các chuỗi siêu thị ở châu Âu và Mỹ. Rất ít đơn vị xuất khẩu được trực tiếp mà đều phải thông qua nhiều đầu mối trung gian ở nước ngoài. 3.3.2 Xuất khẩu giày da nam nữ Đứng thứ hai về doanh số và số lượng xuất khẩu là giày da nam nữ với 803 triệu USD cho 111 triệu đôi năm 2007. Nhóm hàng này có mức tăng trưởng rất cao về giá trị xuất khẩu, với mức tăng đơn giá từ 3.93 USD/đôi năm 2002 lên 7.26 USD/đôi năm 2007. Các nhà sản xuất Việt Nam thường cung ứng các loại giày da nữ cổ điển thông dụng dưới nhãn hiệu của các nhà bán lẻ lớn ở châu Âu và Mỹ. Sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đã đạt mức tối đa công suất sản xuất (xấp xỉ 100%) năm 2007. 3.3.3 Xuất khẩu giày vải Nhóm giày vải có doanh thu ít nhất trong các nhóm giày dép xuất khẩu, đạt 207 triệu USD năm 2007 với 38 triệu đôi. Mức tăng trưởng bình quân về số lượng cũng khá thấp, chỉ đạt 6%/năm, giai đoạn 2002-2007. Đơn giá sản phẩm trung bình tăng đều hàng năm, đạt 5.35USD/đôi năm 2007. 3.3.4 Xuất khẩu xăng đan và dép đi trong nhà Nhóm mặt hàng này tuy có doanh thu xuất khẩu khá khiêm tốn, đạt 285 triệu USD năm 2007, nhưng lại là nhóm xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng bình 37%/năm Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 15 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 từ 2002-2007. Đơn giá sản phẩm cũng tăng gần gấp đôi, từ 1.52 lên 3.84 USD/đôi trong thời kỳ này. Biểu đồ 2: Tăng trưởng giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm (2000-2007) Triệu USD (nguồn: Hiệp hội Lefaso) 3.4 Các thị trường xuất khẩu chủ đạo 3.4.1 Các nền kinh tế phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản) EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới với giá trị lên tới 26.244 tỉ euro với số lượng gần 3 tỉ đôi năm 2006, chiếm 52% toàn thị trường giày dép của khối. Trung Quốc và Việt Nam là hai nhà cung ứng hàng đầu vào thị trường này, tuy nhiên thường ở phân loại sản phẩm giá trị thấp và trung bình. Trong khi đó xuất khẩu nội khối đang trên đà tăng lên, dẫn đầu là Ý, Đức và Bỉ và các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu như Rumani và thường nằm ở phân loại sản phẩm cao cấp và giày dép thời trang giá trị cao. Năm 2006, xuất khẩu nội khối EU chiếm 50% tổng giá trị nhập khẩu nhưng chỉ chiếm 25% về số lượng. Trong khi đó, các nước đang phát triển dẫn đầu là Trung Quốc và Việt Nam chỉ chiếm 42% tổng giá trị nhập khẩu cho 71% tổng số lượng. Giày dép mũ da là thị trường nhập khẩu lớn nhất EU, chiếm tới 60% tổng giá trị nhập khẩu, tiếp theo là các loại giày dép mũ cao su, chất dẻo, và giày vải. Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 16 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Bảng 3: Tiêu thụ giày dép của các nước EU năm 2006 Nước Toàn EU Germany France United Kingdom Italy Spain Netherlands Poland Portugal Belgium Greece Austria Sweden Denmark Romania Finland Czech Republic Ireland Hungary Slovakia Slovenia Lithuania Bulgaria Latvia Luxembourg Estonia Cyprus Malta Gía trị (triệu euro) 50,430 8,455 8,354 8,176 6,321 4,224 2,413 1,688 1,510 1,316 1,264 1,157 1,108 732 610 523 496 477 319 316 212 195 181 128 108 68 53 26 Số lượng (triệu đôi) 2,155 323 381 338 250 212 70 123 49 40 40 41 41 31 42 21 33 26 30 15 8 9 14 6 2 4 3 11 Tăng trưởng giá trị bình quân/năm từ 2002-2006 1.9 -0.3 1 1.9 1.5 3.3 1.3 6.3 2.7 0.1 3.5 2.1 4.5 2.1 16.3 2.9 3.8 2.2 3.8 6.5 4.9 6.1 8.2 10.1 1.7 10.2 4.8 5.5 (nguồn: CBI, 2008) EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam, tập trung vào một số nước Tây Âu: Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan và Pháp, đều là những thị trường có doanh số xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Tuy vậy từ năm 2002, tỉ trọng xuất khẩu vào khối này ngày càng giảm đi, từ 73% xuống còn 55% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, một phần do việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu và tránh các vụ kiện thương mại về bán phá giá. Từ ngày 06 tháng 10 năm 2006, EU áp đặt thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Bảng 4: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 17 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Nhóm sản phẩm xuất khẩu giày mũ da giày giả da, đế nhựa cao su giày mũ vải SL 2006 (triệu đôi) 105 tăng trưởng TB/năm (2002-2006) 5% giá trị (triệu Euro) 1,110 tăng trưởng TB/năm (2002-2006) 2% 84 65 -3% 3% 517 426 -5% 3% Bảng 5: Xuất khẩu giày dép của Trung Quốc vào EU Nhóm sản phẩm xuất khẩu giày mũ da giày giả da, đế nhựa cao su giày mũ vải SL 2006 (triệu đôi) 202 tăng trưởng TB/năm (2002-2006) 46% giá trị (triệu Euro) 1,893 tăng trưởng TB/năm (2002-2006) 36% 691 525 44% 29% 1,769 1,406 27% 21% (Nguồn: CBI) EU cũng còn là một trung tâm sản xuất giày dép dẫn đầu của thế giới với các thương hiệu truyền thống và sáng tạo nổi tiếng từ Ý, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, đặc biệt là ở phân loại thị trường sản phẩm cao cấp giày da. Các trung tâm thời trang và thiết kế ở EU thường định hình xu hướng giày dép trên toàn thế giới. Ý là nước xuất khẩu hàng đầu, chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu của khối, theo sau là Bỉ thường đứng ngay sau Việt Nam trong các phân loại hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, chủ yếu là tái xuất sản phẩm giá trị rất cao. Bỉ là một đầu mối nhập khẩu giày vào EU quan trọng, với sự hiện diện của các nhà môi giới, bán lẻ quốc tế ở trung tâm Antwerp. Mặc dù xuất khẩu nội khối là chủ yếu, xuất khẩu từ EU sang các nước đang phát triển đang ngày càng tăng lên. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 sau EU, với doanh số nhập khẩu 18.7 tỉ đô la cho 2.3 tỉ đôi, chiếm 96% khối lượng giày dép tiêu thụ của cả nước năm 2006. Trung Quốc là nhà cung ứng lớn nhất với 86.2% thị phần nhập khẩu, tiếp theo là Việt Nam với 3.6% thị phần nhập và Braxin với 3% thị phần. Tuy nhiên đơn giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam cao hơn Trung Quốc khi Việt Nam chiếm tới 5.1% tổng thị phần nhập khẩu về giá trị trong khi của Trung Quốc chỉ là 72.8%. Việt Nam đứng đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ (33.6%) trong khi đó Trung Quốc chỉ tăng 6.2% và Braxin thậm chí giảm gần 16% từ 20052006. (AAFA). Sự tăng trưởng xuất khẩu đột biến này của Việt Nam là do việc ký kết các hiệp định thương mại và qui chế tối huệ quốc giữa hai nước và sự gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO gần đây. Sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao và giày da nam nữ. Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 18 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Bảng 6: Gía trị nhập khẩu giày dép vào Mỹ (đơn vị: 1,000 USD) Nước cung ứng Trung Quốc $12,467,866 Việt Nam Braxin Indonesia Ý Thái Lan 291,618 Hồng Kông Mê Hi Cô Ấn Độ Đài Loan Các nước khác Tổng giá trị NK 2005 2006 % tăng trưởng 2005-06 thị phần 2006 $13,600,167 716,111 1,017,196 510,098 1,128,717 9.1% 950,833 893,488 471,113 1,101,622 72.8% 32.8% -12.2% -7.6% -2.4% 5.1% 4.8% 2.5% 5.9% 292,940 50,730 203,886 138,056 56,594 0.5% 70,856 222,156 153,343 47,370 889,883 -2.5% $18,693,771 1.6% 39.7% 9.0% 11.1% -16.3% 0.4% 1.2% 0.8% 0.3% 4.8% 6.9% 100.0% 912,778 $17,493,650 (nguồn: ShoeStats 2007) Nhật Bản là thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam và có mức tiêu thụ giày dép bình quân theo đầu người cao trên 3 đôi/người/năm. Tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn, đạt 3% tổng giá trị nhập khẩu giày dép của Nhật (3.8 tỉ USD) năm 2006. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu giày thể thao, giày da nam nữ và dép đi trong nhà sang Nhật. Trung Quốc, Ý, Campuchia, Indonesia là những nhà cung ứng chính cho thị trường này. Người Nhật thường được coi là khó tính, tiêu dùng ở mức cao, chất lượng và mẫu mốt thời trang đối với người Nhật quan trọng hơn giá cả, nhiều người Nhật mua hàng đánh giá vì chất lượng và mẫu mốt thời trang. 3.4.2 Các nước Trung Cận Đông và châu Phi Trung Cận Đông là một thị trường tiềm năng cho sản phẩm giày dép cao cấp do thu nhập bình quân đầu người rất cao từ dầu mỏ. Tổng giá trị nhập khẩu của khối này là 1.6 tỉ USD năm 2006. Các Tiểu vương quốc Ả rập, Ả rập Xê út và Ixaren là 3 nước nhập khẩu giày dép lớn trong khối này. Trung Quốc là nhà cung ứng chủ yếu, bên cạnh đó là Ý, Braxin và các nước tây âu. Tuy nhiên một trong những rào cản chính vào thị trường khối này là tình hình chính trị, xã hội không ổn định và tôn giáo đặc thù. Châu Phi cũng là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm giày dép thông dụng giá trị thấp. Tuy nhiên tình hình chính trị phức tạp và rủi ro thanh toán là những rào cản hàng đầu vào thị trường này. Sự có mặt rộng khắp của người Trung Quốc ở lục địa này cũng là một rào cản rất lớn đối với những nhà xuất khẩu giày dép giá rẻ vào thị trường này. Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 19 Chiến lược Xuất khẩu Ngành Da giày Việt Nam Tháng 1-6/2009 Bảng 7: Gía trị thị trường nhập khẩu giày dép Trung Cận Đông (2006) Số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Nước GT nhập khẩu (triệu USD) UAE Saudi Arabia Isarel Egypt Kuwaid Quatar Liban Iraq Oman Jordan Yemen Barain Syria Iran Tổng 625.5 301.2 256 89.5 56.5 49.7 48 45 37 36 22 11.7 5 2.2 1,585 (nguồn: ITC) 3.4.3 Các nước châu Đại Dương (Úc & New Zealand) Đây cũng là nhóm thị trường có thu nhập cao và mức độ tiêu thụ giày dép lớn. Nhập khẩu giày dép của khối này năm 2006 là 1.062 triệu USD, chủ yếu từ Trung Quốc. Cộng đồng người Việt Nam nhiều thế hệ sinh sống, kinh doanh và học tập ở Úc sẽ là một lợi thế tiềm năng trong việc thâm nhập thị trường này. Tóm lại, từ 2002 đến nay, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ đứng trong tốp 5 nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới. Sản phẩm của Việt Nam chủ yếu là gia công, không có thương hiệu và thường nằm ở phân loại sản phẩm giá trị thấp và trung bình. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu giày thể thao và giày da nữ và giày vải. Những năm gần đây, một số nhà sản xuất thực hiện những đơn đặt hàng lớn dép đi trong nhà. Việc tập trung mạnh vào các thị trường phát triển EU và Mỹ và còn bỏ ngỏ một số thị trường tiềm năng khác như châu Đại Dương, Nhật Bản và Trung Đông làm gia tăng nguy cơ sức ép thương mại và chưa tận dụng được lợi thế đa dạng hóa thị trường. 3.5 Cạnh tranh 3.5.1 Đối thủ cạnh tranh 3.5.1.1 Trung Quốc Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần 29% và giá trị xuất khẩu 21.8 tỉ USD năm 2006. Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu với gần 2.04 tỉ đôi năm, giá trị 13.6 tỉ USD (73% thị phần), theo sau là EU với 1.446 tỉ đôi với giá trị xuất khẩu là 5.3 tỉ Euro (6.8 tỉ USD) (20.2% Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Vie 61/94 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan