Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 1 (35)...

Tài liệu 1 (35)

.DOC
9
131
89

Mô tả:

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Tổng quan về ý tưởng 1. Khơi nguồn ý tưởng Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng trở nên tất bật, căng thẳng ngày càng nhiều. Đồng thời đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xu hướng uống cà phê thư giãn đang dần trở thành nhu cầu phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Giờ đây, giới trẻ còn chọn cà phê là cớ tụ tập, gặp gỡ nhau thật nhanh và thuận tiện. Với người bận rộn, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật viên thì cuộc hẹn bên ly cà phê cũng là “thượng sách”. Một tách cafe mỗi buổi sáng sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái trước khi bước vào một ngày làm việc mới. Những giây phút thư giãn, nhâm nhi tách café cùng bạn bè, người thân sẽ là những giây phút để mọi người cùng nhau trò chuyện, hàn huyên tâm sự, chia sẻ những lo toan, muộn phiền từ công việc, từ cuộc sống… giúp mọi người gần gũi, hiểu nhau hơn. Hiện tại, có quá nhiều quán để khách hàng lựa chọn, mỗi người mỗi kiểu. Có quán cà phê là không gian riêng tư để bàn công việc làm ăn, khách hàng đến đó chủ yếu là dân kinh doanh, văn phòng. Cũng có quán là khoảng thời gian yên tĩnh để tâm sự bạn bè, hay những khoảng lặng sau giờ làm việc mệt mỏi. Đó cũng là nơi con người tìm đến với niềm đam mê của riêng mình như một số quán cà phê guitar trên các con phố Hà Nội. Qua tìm hiểu nhóm nhận thấy có rất nhiều người yêu thích nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật Bản. Và không gian yên tĩnh nơi quán cà phê rất phù hợp để các tín đồ môn nghệ thuật này trao đổi với nhau. Vì vậy nhóm đã quyết định kết hợp Guitar Classic và Origami trong quán cà phê “MOMENT” 2. Nét độc đáo và giá trị của ý tưởng Nét độc đáo của ý tưởng chính là việc nhâm nhi ly cà phê và thưởng thức những bản Classic lãng mạn, hay tự mình xếp nên những đồ vật bằng giấy dễ thương. Khách hàng được tự do thể hiện sự khéo léo của mình, với những tờ giấy nhỏ thể tạo nên những vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Quán có giành riêng một khu nhỏ để trưng bày các tác phẩm của khách. Đặc biệt việc thưởng thức các tuyệt phẩm Guitar classic bên ly cà phê, tâm sự cùng bạn bè, thả hồn vào những bản nhạc du dương và miên man với những dòng suy nghĩ là những khoảnh khắc thư giãn tuyệt vời. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG I. Phân tích thị trường 1. Thị trường tiêu thụ cà phê ở Việt Nam và Hà Nội Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, nhịp sống hiện đại, tỷ trọng chất xám có trong sản phẩm ngày càng gia tăng, do vậy con người ngày càng làm việc căng thẳng hơn. Thời gian dành cho nghỉ ngơi và thư giãn đang có xu hướng giảm dần. Đặc biệt, đối với người đân thành thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí MinhTheo kết quả điều tra từ 540 gia đình có 60 người uống cà phê tại quán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, việc tiêu dùng cà phê tăng lên cả về lượng và giá trị.. Năm 2002, Tổng cục Thống kê thông qua số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam, cho biết bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê mỗi năm và số tiền người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm, tức chỉ nhỉnh hơn 0,5 đô la Mỹ và chỉ có 19,2% người dân uống cà phê vào ngày thường, còn ngày lễ Tết thì tăng lên 23%. Điều dễ dàng nhận thấy là người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn. Nếu chia các hộ ra thành năm nhóm dựa vào thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập cao nhất uống cà phê nhiều gấp 18 lần so với nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất.Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng. Trong khi duyên hải Nam Trung bộ và ĐBSCL là những khu vực tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể với... 30 gam/người/năm. Thói quen uống cà phê cũng liên quan mật thiết tới nghề nghiệp, cạn ở Hà Nội thì tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19,8%, còn sinh viên thì ít nhất, chỉ có 8% người uống.( theo nghiên cứu của IPSARD). Theo nghiên cứu gần đây, lượng cà phê tiêu thụ tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng mạnh tới 31% từ 1,208 triệu bao năm 2009 lên 1,583 triệu bao trong năm 2010. Tại Hà Nội các quận có lượng tiêu thụ cà phê chính là quận Ba Đình ( 1150gr/ người/năm), Cầu Giấy (828gr) và Hoàng Mai (837gr), tốc độ tiêu thụ cà phê năm 2004 trên địa bàn Hà Nội tăng mạnh từ 566-725gr/người/năm đạt 25%. Tình hình bán cà phê tại Hà Nội trung bình một quán bán được 20 cốc, các loại cà phê bán chính là cà phê đen( vào buổi sáng), cà phê nâu (vào buổi tối). Theo điều tra của Trung Nguyên đối với 2000 khách hàng trong vào ngoài quán cà phê cho thấy trong các loại đồ uống, cà phê đóng vai trò khá quan trọng, họ uống 7 lần/tuần, trong số các loại nước uống tại quán có 43% số khách được hỏi tới quán để uống cà phê. Dựa trên những số liệu trên cho thấy thị trường tiêu thụ cà phê ở Hà Nội đầy tiềm năng, đặc biệt, lượng tiêu thụ cà phê ở Cầu Giấy chiếm khối lượng lớn, đứng thứ 3 về lượng tiêu thụ cà phê trên địa bàn Hà Nội. Mặt khác, quận Cầu Giấy là một trong những quận có dân cư đông, tại đây có nhiều trường đại học: Học viện Báo Trí và Tuyên Truyền, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Giao Thông Vận Tải, đại học Thương Mại, đại học Điện Lực….với số lượng lớn các trường đại học trên khiến cho số lượng khách hàng tiềm năng của quán khá cao do quán chủ yếu tập trung vào việc phục vụ cà phê cho sinh viên. Sinh viên sẽ là khách hàng đầy tiềm năng và có triển vọng trong tương lai. Theo đánh giá thì tỉ lệ sinh viên đi chơi tối chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó vào quán cà phê với bạn bè chiếm một tỉ lệ lớn. Uống cà phê từ lâu đã trở thành thú vui của sinh viên. Ngoài thời gian dành cho học tập, nhưng ngày cuối tuần, ngày nghỉ, các bạn sinh viên thường rủ nhau đến các quán cà phê để có một chút thời gian thảnh thơi để nghe nhạc hay tâm sự với bạn bè sau những ngày học tập căng thẳng. 2. Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của quán cà phê. a. Đối thủ cạnh tranh Theo kết quả điều tra các quán cà phê ở Hà Nội cho thấy các quán ra đời từ sớm cách đây gần 20 năm, về mặt quy mô quán cà phê có diện tích trung bình khoảng 100m2. Mỗi quán có khoảng 26 bàn và 9 nhân viên phục vụ. Đối tượng khách hàng của các quán bao gồm nhiều thành phần: sinh viên, cán bộ, giới kinh doanh…trong đó khách hàng chủ yếu là sinh viên, thanh niên, cán bộ. Mặc dù mở ra quán cà phê có nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan thận lợi nhưng để thành công không phải là chuyện dễ vì không chỉ có quán cà phê của mình mà còn của đối thủ cạnh tranh, họ cũng muốn đạt những gì họ muốn, do đó chúng tôi phải làm tốt hơn đối thủ thì mới thu hút được khách hàng. Ở Nguyễn Phong Sắc- nơi quán cà phê của chúng tôi sẽ mở rất nhiều quán cà phê đã mở và kinh doanh hiệu quả với nhiều phong cách cũng rất ấn tượng. họ đã có những mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp trong vùng từ khá lâu, phong cách phục vụ cũng khá tốt. Đó là những đối thủ cạnh tranh mà chúng tôi đã xác định. Tuy nhiên, ngay từ đầu thành lập quán chúng tôi xác định phải chuẩn bị mọi thứ một cách tốt nhất để làm hài lòng khách hàng với phong cách riêng sẽ mang tới cho khách hàng của chúng tôi sự trải nghiệm và sáng tạo. b. Năng lực cạnh tranh của quán cà phê trên thị trường: - Về vị trí: quán được đặt tại vị trí thuận lợi trên đường Nguyễn Phong Sắc, đây là tuyến đường mới mở, tiện cho phương tiện giao thông qua lại, không khí thoáng đãng và trong lành, nó tránh được sự ồn ào do những phương tiện giao thông gây ra. Đồng thời, tuyến đường này nối với đường Xuân Thủy là tuyến đường chính và sầm uất của quận Cầu Giấy, gần với các trường đại học lớn và khu ký túc xá do vậy nó thu hút được khách hàng mục tiêu của quán là tầng lớp sinh viên do việc đi lại thuận tiện. - Về sản phẩm dịch vụ: quán không chỉ cung cấp sản phẩm cà phê, nước giải khát, đồ ăn nhanh… ngoài ra quán còn cung cấp thêm cho khách hàng những dịch vụ đi kèm khác: khách tới quán ngoài việc uống cà phê và thư giãn, họ còn có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình: chơi đàn Guitar, học và tìm hiểu thêm về nghệ thuật gấp giấy origami, đồng thời, khách hàng còn có cơ hội trưng bày sản phẩm của mình tại quán. Đây chính là điểm độc đáo của quán so với những quán cà phê trên địa bàn quận Cầu Giấy. - Về giá: giá bán tại quán khoảng 20-50 nghìn đồng/ cốc, so sánh với giá bán tại các quán cà phê khác thì giá bán của quán thuộc mức trung bình, phù hợp với khả năng thanh toán của sinh viên và người có thu nhập trung bình. 3. Đặc điểm khách hàng. Khách hàng mục tiêu của quán bao gồm sinh viên và những người có thu nhập trung bình trên quận Cầu Giấy, theo nghiên cứu tỉ lệ người có thu nhâp trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm 71% trong tổng dân số tại thành phố. Khách hàng tới uống cà phê không chỉ muốn tận hưởng hương vị của ly cà phê mà con vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau khác: muốn có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, thưởng thức âm nhạc (Guitar) hay học hỏi thêm về nghệ thuật gấp giấy origami. 4. Nhà cung cấp: Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố làm nên thành công của quán. Do vậy chọn nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng, vệc tạo quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng tạo ra không ít thuận lợi cho quá trình kinh doanh của quán. Qua khảo sát thị trường, nhóm quyết định chọn nhà cung cấp sản phẩm cà phê cho quán là công ty cà phê Trung Nguyên và công ty Vinamilk, và công ty nước giải khát khác: pepsi, Tân Hiệp Phát… 5. Phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Ma trận SWOT. Cơ hội (O) Thách thức (T)  Tập khách hàng  Cạnh tranh với tiềm năng: sinh viên, các quán cà phê cũ, dân cư có thu nhập kinh doanh trước. trung bình.  Có nguồn cung cấp nguyên liệu tốt.  Mật độ dân cư cao, dân số đông. Điểm mạnh.(S) SW ST  Sản phẩm đa  Thu hút khách  Có những chiến dạng. hàng tiềm năng. lược marketing và quản  Phong cách phục  Nguồn cung cấp lý chất lượng phục vụ tại quán phù hợp. vụ chuyên nghiệp, nguyên liệu ổn định. nhân viên nhiệt tình, không gian yên tĩnh.  Địa điểm thuận lợi.  Điểm yếu(W) WO WT  Quán mới thành  Huy động nguồn  Học hỏi thêm lập, gây khó khăn cho vốn. kinh nghiệm thực tế từ việc thu hút khách những người đi trước. hàng mới.  Chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh quán cà phê. Diễn giải ma trận SWOT:  SO: Phát huy điểm mạnh để nắm bắt những cơ hội: với sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, không gian quán đặc sắc, giao thông thuận lợi kết hợp với khả năng tiếp thị, marketing và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động hoạt bát có thể thu hút được lượng khách hàng đến với quán.  ST: Với việc là sinh viên năm 3 chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, nhân viên và đội ngũ quản lý quán có đầy đủ kiến thức kinh doanh, marketing phục vụ cho việc quản lý và cạnh tranh với những quán cà phê khác.  WO: Do vốn kinh doanh hạn chế, nên sẽ kết hợp với những nhà đầu tư khác để thu hút nguồn vốn đầu tư cho quán.  ST: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không tránh khỏi việc cạnh tranh với những đối thủ nhưng đồng thời, nó giúp cho nhóm học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, củng cố thêm những kiến thức kinh doanh được trang bị trên giảng đường đại học. II. Mô tả dự án 1. Các loại sản phẩm kinh doanh Cafe Trà, nước hoa quả Sinh tố, hoa quả dầm Sản phẩm đi kèm Cafe đen đá Trà lipton Sinh tố bơ Hạt hướng dương Cafe đen nóng Lipton trà sữa Sinh tố dưa hấu Hạt dẻ cười Cafe nâu đá Trà bí đao Sinh tố xoài Giấy gấp Origami Cafe nâu nóng Cam vắt Sinh tố mãng cầu Dụng cụ Origami (free) Cafe capuchino Chanh leo Sinh tố quả việt quất Cacao đá Chanh muối Sinh tố socola Cacao nóng Cocacola Sinh tố cam chanh Sữa tươi Pepsi Sinh tố đào Switer 2. Địa điểm, hình thức kinh doanh a. Địa điểm - Cửa hàng Nằm trên đường Nguyễn Phong Sắc - Quận Cầu Giấy. Đây là khu vực nhiều công ty, nhiều trường đại học, đông dân. - Xu hướng phát triển đô thị của Hà Nội là mở rộng ra khu vực này và lân cận. b. Hình thức kinh doanh Sẽ có một màn hình lớn sân khấu để post những video dạy Origami và thật nhiều video để có thể sẵn sàng phục vụ khi khách yêu cầu. Trên mỗi bàn có đặt một hoặc vài hình mẫu để kích thích trí tò mò của khách hàng. Quán cũng chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết cho origami.............. Tối đến sẽ là khoảng thời gian yên tĩnh để hòa mình vào âm nhạc. Những bản Guitar Classical nhẹ nhàng, hay những phút ngẫu hứng khách hàng tự mình biểu diễn cùng với tiếng đệm guitar của các nghệ sỹ của quán. Riêng tốt thứ 7 hàng tuần sẽ chỉ giành để chơi nhạc Trịnh. Khách hàng có thể yêu cầu bản nhạc. 3. Tổ chức nhân sự III. Kế hoạch marketing CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH I. Vốn đâu tư II. Kế hoạch chi phí 1. Chi phí ban đầu STT Trang thiết bị 1 Bàn + thảm theo phong cách Nhật Bản (1 bàn + 4 thảm) 2 Gạt tàn thuốc bằng gốm (TA58) 3 Đế lót ly bằng gổ (hiệu: Cty Chân Đơn giá 750.000 Số lượng 10 Thành tiền 7.500.000 19.300 3.600 10 100 193.000 360.000 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Minh) Mâm Inox bưng nước cho nhân 100.900 viên (304-36cm) Ly nhỏ uống trà đá cho khách 5.500 (Lucky LG-36-213, 75ml) Ly uống cà phê đá (Ocean Nyork 11.400 B07811, 320ml) 7.600 Ly nhỏ uống café sữa nóng (Lucky LG-36-203, 50ml) Ly uống cam vắt, uống sinh tố 10.600 (Ocean Pils.B00910, 300ml) Ly uống Lipton, đá chanh, đá me, 7.200 đá chanh, … (Ly ống cao LG-32, 370.5ml) Muổng cà phê đá và cà phê sữa 4.800 bằng Inox Cây khuấy nước (cam vắt, Lipton, 1.200 nước khác, ...) Bình thủy tinh lớn châm trà đá 63.000 (LUMINARC, 1,3 lít) Phin lớn pha cà phê bằng Inox 60.000 Tấm lượt pha cà phê 25.000 Bình chứa cà phê pha sẵn 120.000 Máy quay sinh tố (SANYO) 950.000 Tivi Sony LCD 40 inch màu đen 18.900.000 KLV- 40NX500 Dàn âm thanh Sony DAV-DZ810 15.100.000 ( gồm 1 âmly và 1 bộ loa 5.1 + 2 micro) Tủ gỗ (tủ tính tiền và tủ quầy bar) 4.000.000 Máy vi tính phục vụ thống kê, kế 10.000.000 toán, lưu nhạc Tủ đông đá, để kem, trái cây 8.500.000 dừa lạnh, yaourt, đồ dùng lạnh khác Máy điều hòa LG 7.300.000 5 504.500 60 330.000 40 456.000 30 228.000 15 159.000 10 72.000 60 288.000 40 48.000 5 315.000 2 2 2 2 2 50.000 240.000 1.900.000 37.800.000 1 15.100.000 1 1 4.000.000 10.000.000 1 8.500.000 1 7.300.000 1- Chi phí thuê địa điểm để mở quán tại đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài,diện tích 40-50m2,giá thuê mỗi tháng 20 triệu đồng. Dự kiến chi phí sửa sang,trang trí lại cho phù hợp với không gian 1 quán cà phê khoảng 10 triệu. 2- Mua 10 bộ bàn + thảm theo phong cách Nhật Bản,chi phí cho mỗi bộ (1 bàn + 2 thảm) là 750k,tổng chi phí là 7,5 triệu. 3- Chi phí mua 2 tivi Sony LCD 40 inch màu đen KLV- 40NX500,giá mỗi chiếc 18,9 triệu. 4- Chi phí mua dàn âm thanh Sony DAV-DZ810 ( gồm 1 âmly và 1 bộ loa 5.1) với giá 13,9 triệu và 2 míc giá 1,2 triệu. 5- Mua 1 tủ đứng bằng gỗ giá khoảng 22,5 triệu. 6- Mua 1 bàn dài bằng gỗ giá khoảng 19 triệu. 7- Mua 4 bức tranh nghệ thuật để treo tường giá trung bình mỗi chiếc 1,5 triệu. 8- Hệ thống chiếu sáng gồm các đèn chiếu sáng,chi phí khoảng 1 triệu và 1 đèn chùm trang trí: 4,5 triệu. 9- Các đồ uống như cà phê,hoa quả,ca cao…chí phí ban đầu khoảng 1,5 triệu. 10- Các chi phí dành cho việc gấp giấy như mua giấy,các video hướng dẫn…1 triệu. 11- Chi phí xây dựng 1 bục biểu diễn nhỏ phục vụ văn nghệ khoảng 1,5 triệu. 2. 3. III. IV. I. II. III. Chi phí thường xuyên hàng tháng Chi phí nguyên vật liệu hàng tháng Kế hoạch doanh thu Kế hoạch lợi nhuận CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Kết luận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan