Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 1 (20)...

Tài liệu 1 (20)

.DOC
17
233
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------***------- Dự án: NẤM HẦU THỦ Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ THU TRANG Người hướng dẫn : Ks. LÊ QUANG THÁI Lớp : HÀ NỘI – 2011 PHẦN I LÍ DO ĐỀ XUẤT DỰ ÁN 1.1.Tính cấp thiết của dự án Hầu thủ theo phiên âm tiếng Trung quốc là huotu hay theo tiếng Nhật là Yamabushitake. Đấy là một laoij nấm quý cung cấp nguồn lương thực- dược phẩm có giá trị cao. Nấm Hầu thủ tươi ăn mát, mềm, bổ dưỡng, có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải, cân đối về thành phần dinh dưỡng giầu khoáng chất và vitamin. Sản phẩm được sử dụng chủ yếu là dạng sấy khô như: bột pha trà, quả thể ngâm trong rượu thành Kim tửu ( rượu vàng), hoặc được chế biến thành nước tăng lực đóng chai có tác dụng mạnh tỳ vị, bổ ngũ tạng, trị viêm dạ dày, thực quản, vị môn. Đặc biệt, nấm Hầu thủ là một biệt dược quí có giá trị cao trong bồi bổ sức khỏe và có hoạt tình dược lý chống phát sinh ung thư. Trên thế giới nấm Hầu thủ được nghiên cứu và nuôi trồng thành công từ những năm 1960 ( Chen, 1960; Xu và Li, 1984). Nhiều tác giả nghiên cứu rất sâu về nấm Hầu thủ như Mizuno, Kimuza, Y., M.Nishibe, H. A.shimada, A.Tsuneda and N. Shigematsu ( Nhật Bản), Hamasaki, A. Shimada, Chen (Trung Quốc), Chang (Hong kong)…Các tác giả đã tách chiết được từ nấm Hầu thủ các hoạt chất chống ung thư, có tác dụng diệt tế bào ung thư gan, phòng ngừa bệnh ung thư các cơ quan tiêu hóa. Các hoạt chất trong nấm Hầu thủ còn có tác dụng điều trị bênh lú lẫn (Mizuno, 1994). Hiện nay công nghệ nuôi trồng và sử dụng nấm Hầu thủ đnag phát triển rất mạnh mẽ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Koong và Đài Loan. Ở Việt Nam, đã có gi nhận từ lâu các nấm Hầu thủ H.erinaceum và H. laciniatum phân bố trên các cây thuộc nhóm gỗ sồi, dẻ (Lê Văn Liễu, 1977). Loài nấm gai không cuống H. cirrhatum mọc hoang dại ở nhiều nơi, (Trịnh Tam Kiệt, 1981). Theo Đỗ Tất Lợi nấm Hâu thủ còn được gọi là “ hầu đầu mô” hay “ thích vị khuẩn” hoặc âm dương khuẩn” có khả năng trị ung thư thực quản, dạ dày, vị môn. Hiện nay, nấm Hầu thủ đang được nhiều tác giả nghiên cứu, nuôi trồng và sản xuất thử nghiệm như Trịnh Tam Kiệt, Lê Xuấn Thám, Nghuyễn Thị Chính..vv. Sản lượng nấm Hầu thủ không nhiều và chủ yếu phục vụ cho công việc bào chế dược phẩm. Ngoài giá trị thực phẩm và dược phẩm quý báu của nấm Hầu thủ, việc nuôi trồng nấm Hầu thủ còn góp phầng lớn vào việc làm giảm ôi nhiễm môi trường. Sử dụng một cách hiệu quả một số loại phế thải công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp như: rơm, dạ, lõi ngô, bông phế thải, bã mía, mùn cưa, vỏ cà phê và các loại thân cây họ thân thảo…Chúng đều là cơ chất tốt để nuôi cho cây trồng. Việt Nam có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên , kinh tế và xã hội thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng nấm nói chung và nấm Hầu thủ nói riêng. Giá thành sản xuất nấm ở Việt Nam thường thấp hơn các nước khác trên thế giới. Các phụ chế nông, lâm nghiệp ở Việt Nam hàng năm sản xuất ra đã lên đến hàng trăm triệu tấn, song chủ yếu còn sử dụng theo cách cổ truyền chưa mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc trồng nấm nói chung và nấm Hầu thủ nói riêng không những góp phần sử dụng hợp lý các phụ chế phẩm nông, lâm nghiệp mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm, làm giầu cho đất nước. Ngoài ra hiện nay tại việt nam nấm hầu thủ vẫn là một loại nấm bị lanmgx quên. Để góp phần vào việc thúc đẩy phong trào trồng và tiêu thụ nấm Hầu thủ , tôi tiến hành xây dụng dự án “ NẤM HẦU THỦ”. 1.2.Mục tiêu, đối tượng, khu vực triển khai của dự án. 1.2.1 Mục tiêu của dự án  Làm chủ công nghệ nuôi trồng nấm Hầu thủ trên giá thể tổng hợp đạt chỉ tiêu sản lượng, chất lượng và cảm quan cao nhất .  Xây dựng mô hình kinh doanh, hợp tác chặt chẽ giữa các hộ gia đình và nhà thu mua phân phối nấm Hầu thủ.  Bước đầu đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi trồng nấm Hầu thủ trên quy mô hộ gia đình làm tiền đề cho quy mô công nghiệp.  Giải quyết công ăn việc làm cho nguồn nhân lực dư thừa ở nông thôn.  Giải quyết nguồn phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường 1.2.2 Đối tượng của dự án Đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án bao gồm các hộ nông dân tham gia dự án. Bước đầu có thu nhập và việc làm nâng cao đời sống vật chất. Đối tượng hưởng lợi gián tiếp của dự án bao gồm các nhà thu mua phân phối, các nhà hàng, các công ty dược có nguồn cung đảm bảo chất lượng, liên tục ổn định và rẻ. 1.2.3. Khu vực triển khai dự án. PHẦN II THỜI GIAN TRIỂN KHAI DỰ ÁN Giai đoạn 1: từ 11/2011 - 2/2012. Thực hiện trên quy mô 3 hộ gia đình. 9000 bịch / tháng. 600kg nấm/ tháng. Giai đoạn 2: từ 3/2012 - 6/2012. Thực hiện trên quy mô 10 hộ gia đình. Hoạt động riêng rẽ. 30000 bịch /tháng. 2 tấn nấm/ tháng. Giai đoạn 3: từ 6/2012 - 9/2012. Thực hiện trên quy mô trang trại. Hoạt động liên hoàn, tập trung, phân công lao động trên cùng một mặt bằng nhà xưởng. 30000 bịch /tháng . 2 tấn nấm/ tháng Phần III NỘI DUNG DỰ ÁN 3.1. Sơ lược về nấm hầu thủ 3.1.1.Sinh học nấm Hầu thủ 3.1.1.1. Phân loại Nấm Hầu thủ một loại nấm phân bố rộng rãi trên các vùng thuộc Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ. Nấm Hầu thủ có vị trí phân loại sau: +Giới nấm: Mycetalia +Lớp nấm đảm: Basidiomycetes +Bộ nấm lỗ: Aphyllorphales +Họ: Hydnaceae +Chi: Hericium. +Loài: Hericium erinaceum Theo hệ thống của W. Julich 1981, họ Hericiceae được đưa lên thành bộ Hericiales Julich, tách biệt hoàn toàn với họ Hydnaceae Chev. 1826. 3.1.1.2. Đặc điểm hình thái Sự tương đồng hình thái giữa các mẫu chuẩn nấm Hầu thủ (Hericium erinaceum) của Nhật Bản và Hoa kỳ là rất rõ rang, sự sai biệt do nhân tố địa lý hầu như không đáng kể. Ở Việt Nam, các mẫu từng được thu hái bởi một số tác giả đã từ lâu bị thất lạc, các ghi chép rất sơ sài, nói chung chúng được mô tả là có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc vàng. Mẫu Hầu thủ ở Nhật Bản có kích thước lớn, rộng 20-30 cm. Mẫu thu ở vùng San Francisco, Hoa Kỳ to hơn, tới 40-45 cm. Quả thể thường mọc thành búi chồng chất dày đặc đôi khi mọc từng quả riêng lẻ, hình tròn tua nấm dày đặc tỏa xuống trông như đầu con khỉ. Khi nấm già tua kéo dài thòng xuống trông như bờm sư tử. Nấm khi còn non màu trắng, trắng kem hoặc ngà vàng. Khi già nấm ngả màu vàng hoặc vàng nâu. Các tua nấm chính là tổ chức bào tầng dài từ 0,8-5 cm, đường kính tua khá đồng đều 1,8-3,3 mm. Trên bề mặt các tua thấy rõ sự phân bố dày đặc các đảm màu trắng, khá trong ( quan sát dưới kính hiển vi nổi X60). Trên kính hiển vi quang học phóng đại 200-400 lần thấy rõ các đảm đơn bào dài 26-36 µm, trên đầu tù với 4 gai nhọn mang các bào tử đản hình cầu hoặc gần cầu, đường kính cỡ 5,5-7,8 µm. Chính giữa các bào tử có một giọt nội chất hình cầu rất sáng . Sợi nấm có vách mỏng, có vách ngăn ngang và có khóa rất rõ. Đường kính sợi dinh dưỡng thường biến động 5-15 µm, đôi khi thấy các bó sợi lớn trên 20 µm. Trong nuôi cấy thuần khiết hẹ sợi nấm thường phát triển thành thể hình rễ và dễ sùi thể quả. Ảnh 1: Mẫu nấm Hầu thủ mọc tự nhiên trên thân cây 3.1.1.3. Chu trình sống của nấm Hầu thủ. Trong tự nhiên, nấm Hầu thủ mọc trên nhiều loại cây thân gỗ nhóm sồi dẻ, các loại cây lá rộng đang sống hoặc đã mục nát. Nấm Hầu thủ thích hợp dưới bong rợp, ánh sang khuếch tán nhẹ cường độ 200-350 lux, nhiệt độ thích hợp 18-25ºC, độ ẩm 80-90%, môi trường pH tình đến acid yếu. Nguồn giá thể chính mà nấm Hầu thủ sử dụng là cellulose. Nấm Hầu thủ phát triển tốt trong môi trường giầu cacbon, nitơ và muối khoáng. Chu trình sống của nấm Hầu thủ bắt đầu từ khi quả thể trưởng thành phóng thích báo tử đảm đơn bội vào không khí và được phát tán nhờ gió. Gặp điều kiện thuận lợi (độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng) bào tử đảm sẽ nẩy mầm và hình thành hệ sợi nấm sơ cấp đơn nhân. Khi hệ sợi đơn nhân phát triển, có sự tiếp hợp giữa hai sợi nấm đơn nhân tương hợp thành hệ sợi song nhân gọi là hệ sợi thứ cấp. Hệ sợi thứ cấp phát triển phân nhánh rất mạnh lan khắp giá thể. Hệ sợi thứ cấp chiếm hầu hết chu kỳ sống của nấm Hầu thủ. Ở giai đoạn sinh dưỡng này, hệ sợi nấm sẽ hấp thụ và tích lũy dinh dưỡng rồi bện kết lại thành cấu trúc bó phân nhánh rất mạnh từ đó hình thành những mấu nhỏ mầu trắng gọi là mầm quả thể. Khi gặp mooti trường thuận lợi, nhiệt độ thích hợp, dinh dưỡng dồi dào, mầm quả thể sẽ tăng kích thước rất nhanh, phần bề mặt quả thể bắt đầu xuất hiện tua nấm. Cùng với sự phát triển quả thể, lớp tua nấm cũng dài ra rủ xuống, tạo thành quả thể trưởng thành. Khi quả thể trưởng thành thì sự dung hợp của hai nhân xảy ra và sau đó sẽ giảm nhiễm và bốn nhân sẽ giảm nhiễm và bốn nhân sẽ di chuyển về bốn bào tử để hình thành lên 4 bào tử đơn nhân. Khi thành thục bào tử sẽ được phóng thích ra môi trường và bắt đầu hình thành một chu trình mới. Ảnh 2: Chu trình sống của nấm Hầu thủ 3.1.1.4. Giá trị thực phẩm của nấm Hầu thủ Thành phần dinh dưỡng của nấm Hầu thủ được thể hiện qua các bảng phân tích của nhóm giáo sư Mizuno, Đại học Shizuoka, Nhật Bản (1998). Các dẫn liệu kiểm tra sản phẩm nấm Hầu thủ ở Cát Lâm ( Trung Quốc) chứng tỏ nấm Hầu thủ là một loại nấm bổ dưỡng, có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải, cân đối về thành phần dinh dưỡng, giàu khoáng và vitamin (Bảng 1). Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của quả thể nấm ( % nấm khô). Thành phần dinh dưỡng P        Tro Protein Chất béo khô Chất sợi thô Chất sợi thực phẩm Glucide Nhiệt lượng Fe Ca Na K Mg Zn Nấm hầu thủ 8,87 29,30 4,68 7,13 50,02 335 Cal 856mg% 18 2 - 0,69mg% 1,89 0,01 Vitamin B1 Vitamin B2 Vitamin B6 Vitamin B12 Vitamin A Niacin Provitamin D Bảng 2: Thành phần và hàm lượng amino acid trong quả thể nấm. Thành phần các acid amin Lys His Val Arg Asp Ser Glu Gly Ala Thr Ile Leu Tyr Phe Trp Met Cys Pro Nấm Hầu thủ ở Cát Lâm Trung Quốc Amino acid tự do (mg%) 17,5 6,5 19,8 19,7 21,5 26,0 42,2 12,1 19,4 10,7 12,4 23,2 12,2 14,5 40,4 9,5 Ở nấm Hầu thủ các vitamin đặc biệt B1,B2 có hàm lượng khá cao, niacine, viatamin A ít, vitamin C chưa phát huy thấy. Provitamin D có hàm lượng đặc biệt rất cao trong nấm khô của Nhật Bản, có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 khi có ánh sáng hay làm khô. Nó giúp cho hấp thụ, chuyển hóa calcium, vì thế có khả năng phòng chống bệnh loãng xương hay bệnh yếu xương. Đáng lưu ý là trong quá trình thu hái chế biến, việc phơi khô nấm tươi sẽ làm tăng các thành phần phân tử lượng thấp, làm hương vị nấm ngon hơn, hợp với khẩu vị hơn so với nấm tươi. 3.1.1.5 : Giá trị dược học của các hoạt chất trong nấm Hầu thủ. 3.1.1.5.1. Hợp chất tăng thực bào Hella-cells. Trong nấm các Provitamin D tồn tại như một sản phẩm trao đổi chất, song một dẫn chứng trung gian của nó tách từ nấm Hầu thủ được thử nghiệm có những báo cáo cho thấy loại provitamin D có hiệu quả giết tế bào ung thư tử cung Hells-cells. Năm 1994, Mizuno đã dung dung dịch chiết quả thể nấm Hầu thủ (HE) để kiểm tra tác dụng tăng thực bào Hella 229 nhưng chưa thấy rõ hoạt tình (Bảng 3). Bảng 3: Tác dụng tăng thực bào Hella-cells của hoạt chất chiết bằng nước nóng từ nấm Hầu thủ ( mizuno, 1994). Tế bào thử nghiệm HELLA 299 Nồng độ HE (µg/ml) 0 100 200 Số tế bào còn lại sau cùng 2,00x105 2,00x105 1,95x105 Tỉ lệ tăng thực bào % 0 0 2,5 Khi kết tủa dung dịch chiết nấm bằng acetone hoặc methanol rồi chiết nhiều lần, sắc ký và kết tình, tác giả thu được 3 acid là YA-2, Hericenone A và Hericenone B. Bằng phương pháp trắc nghiệm hoạt tình thực bào hella-cells, tác giả cho thấy YA-2 mang thực tình hoạt bào rất rõ rệt. Hoạt chất này còn có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vòi nhụy hoa trà với nồng độ trên 125ppm 3.1.1.5.2. Thành phần điều hòa chức năng miễn dịch(BRM) Gần đây các nhà nghiên cứu đề xuất khái niệm các chất cảm ứng điều hòa sinh học. trong đó nhóm chất tương tự tìm thấy ở nấm Hầu thủ thể hiện khả năng điều hỏa miễn dịch của cơ thể. 3.1.1.5.3. Hoạt chất polysaccharide trong nấm Hầu thủ có khả năng chống ung thư. Các phân đoạn polysaccharide tách được từ nấm hầu thủ có hoạt tính chống ung thư rõ. Dù mới chỉ là các phân đoạn thô chúng cũng đã được thực nghiệm chứng minh rõ rành. Mizuno (1991, 1998) dung phương pháp trồng nấm trong bình (lên men hệ sợi) để thu sinh khối, chiết tuần tự trong nước nóng (100), dung dịch 1% ammonium oxalate, dung dịch NAOH 5% : 30ºC , thu được các phân đoạn FI, FII, FIII-2. Tiếp theo dùng các phương pháp sắc ký trao đổi ion, phương pháp lọc gel và sắc ký ái lực để tinh sạch, phân ra thành từng phân đoạn có phân tử lượng nhỏ; và tách được 16 loại polysaccharide. Khi thử nghiệm hoạt tính chống ung thư trên chuột cho thấy có năm loại polysaccharide có hoạt tính chống ung thư khá mạnh, với hiệu quả kéo dài thời gian sống (bảng 4). Bảng 4: hoạt tính kháng ung thư của các polysaccharide từ nấm Hầu thủ Tỷ lệ ức chế khối u (%) (ngày thứ 28) 0 Tỷ lệ chữa trị hoàn toàn (ngày thứ 28) 0/10 Tỷ lệ tăng ngày sống (ngày thứ 61) 100 Tỷ lệ tử vong (ngày thứ 81) 65,9 3/7 178 2/7 Fl0 a-C 73,0 4/7 186 1/7 Fl0 –b 63,8 2/7 170 3/7 Fll 1 67,9 1/7 175 1/7 Flll-2-b 75,9 3/7 175 0/7 Polysaccharide Đối chứng ( nước muối sinh lý) Fl0 a-α 10/10 *Số lượng tế nào ung thư 6x106/chuột, sau khi tiêm 24 giờ cho uống trong 10 ngày liều lượng: 10mg/kg/ngày. 3.1.1.5.4. Công dụng chất sợi của nấm Chất sợi của nấm Hầu thủ là chất con người ăn vào nhưng không tiêu hóa được. Sau đó bài tiết ra dưới dạng cao phân tử. Thành phần cơ bản chất sợi là: glucan, chitin, pectin, cellulose, hemicellulose, polyurenide,…chiếm 10-50% trong nấm khô. Các loại polysaccharide tạo thành chủ yếu bởi glucan hoặc chitin trong thành tế bào nấm cũng có tính chất chống ung thư. Ngoài ra chúng còn có tác dụng thu hút, hấp thụ các chất độc có khả năng tạo ung thư, hoặc thu hút cholesterol, cản trở sự hấp thụ vào hệ tuần hoàn, làm tăng tốc độ đào thải, do đó giúp cho việc phòng ngừa bệnh ung thư của cơ quan tiêu hóa. Thêm nữa, các thành tố làm tăng hương vị, khẩu vị của nấm Hầu thủ như là các dẫn xuất của adenosine, guanosine, adenine acid (5-AMP), guanine acid (5-GMP). Các dẫn xuất nucleocide có tác dụng kháng huyết tụ, có tác dụng đề phòng các bệnh co rút cơ bắp, tai biến mạch máu não, nghĩa là rất hiệu dụng cho người cao tuổi mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt là guanosine monophotphate có tác dụng tăng cường sinh dục lực. Ngoài ra còn có một số tài liệu đề cập đến lectin, các chất có hoạt tính điều hòa sinh trưởng…được tách chiết từ nấm Hầu thủ. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng nấm Hầu thủ chủ yếu có giá trị bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh và có hoạt tính dược lý chống sự phát sinh ung thư. 3.2. Công nghệ nuôi trồng nấm Hầu thủ. 3.2.1. Nuôi trồng nấm Hầu thủ trên giá thể tổng hợp. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Hầu thủ trên giá thể tổng hợp rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào các loại cơ chất mà kỹ thuật xử lý hoàn toàn khác nhau.Các cơ chất sử dụng thong thường là các phế thải công nghiệp, lâm nghiệp. nông nghiệp như: mùn cưa, bông phế thải, vỏ cà phê, bã mía, bột nghiền cây sắn, vỏ quả đậu…v..v. Hiện nay kỹ thuật này phát triển mạnh mẽ và được nhiều nước áp dụng thành công nghệ với quy mô lớn như công nghệ nuôi trồng trên giá thể là bông phế thải và mùn cưa ở Trung Quốc, Hàn quốc, Mỹ, Đài Loan, Việt Nam… Ưu điểm của các kỹ thuật này là tận dụng được nguồn cơ chất phế thải, dễ dàng bổ sung dinh dưỡng, chu kỳ nuôi trồng ngắn từ 2-4 tháng cho năng suất sinh học cao. Sơ đồ quy trình công nghệ: Nguyên liệu khô Chăm sóc, thu hái Tạo ẩm Ươm sợi Ủ Cấy giống Đảo trộn Bổ sung phụ gia Đóng bịch Hấp khử trùng 3.2.2. Các thông số kỹ thuật 3.2.2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu nuôi trồng nấm hầu thủ được lựa chọn là mùn cưa của các loại gỗ tạp mềm chưa qua xử lý hóa chất, không chứa tinh dầu và các loại gỗ có nhựa mủ trắng( gỗ cao su, bồ đề, mít, keo…). Mùn cưa chưa bị mục, sạch, không bị mốc. Ngoài mùn cưa các loại gỗ tạp ta có thể tận dụng bã mía, bông phế thải, cây sắn, vỏ quả đậu, rơm rạ… tùy vào điều kiện từng địa phương ta lựa chọn nguyên liệu cho thích hợp. 3.2.2.2. Tạo ẩm Dung dịch tạo ẩm là nước vôi 1-1.5%(lấy vôi tôi hòa vào nước). ta tưới đều nước vôi vào mùn cưa và đảo trộn, độ ẩm thích hợp được kiểm tra bằng cách lấy tay nắm một nắm mùn cưa nếu mùn cưa hơi vón cục là được, lúc này độ ẩm vào khoảng 65-70%. Tác dụng của việc tạo ẩm bằng nước vôi là tạo môi trường cho nấm phát triển, ngoài ra nước vôi giúp làm mềm nguyên liệu và khử trùng. 3.2.2.3. Ủ nguyên liệu Sau khi tạo ẩm nguyên liệu được tiến hành ủ đống. xung quanh đống ử được bọc nilon giũa đống ủ có cắm một cọc tre để thoát khí. Trong quá trình ủ đống hệ vi sinh vật có ích sẽ phát triển làm tăng nhiệt độ đống ủ góp phần ức chế nấm mốc và vsv có hại. đống ủ được ủ trong vòng 3 ngày sau đó ta tiến hành đỏa đống ủ.ta tiến hành đảo nguyên liệu từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên. Chú ý bổ sung ẩm cho nguyên liệu. ta tiến hành ủ thêm 2 ngày sau đó tiến hành giai đoạn tiếp theo. 3.2.2.4. Phối trộn phụ gia Phụ gia được bổ sung với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho hệ sợi nấm phát triển với đầy đủ các nguồn dinh dưỡng như nguôn nito, cacbon, muối khoáng… Các phụ gia được bổ sung theo tỉ lệ sau : cám ngô 10%, cám gạo 10%, vôi bột 1%, MgSO4 0.05%, KH2PO4 0.05%,( NH4)2SO4 0.5%. trộn đều các loại phụ gia và nguyên liệu. 3.2.2.5. Đóng bịch Nguyên liệu đã phối trộn phụ gia được đóng vào bịch với kích thước 15×25cm, trọng lượng khoảng 250g/ bịch. Ta tiến hành làm cổ nút, độn nút bông và bọc nút bông bằng báo. 3.2.2.6 Hấp khử trùng Đây là một giai đoạn rất quan trọng gần như quyết định độ thành bại của việc trồng nấm. các bịch nguyên liệu được tiến hành hấp khử trùng bằng hơi nước( hấp cách thủy). Hấp 2 lần ở 85-90 OC trong 4-5h, mỗi lần cách nhau 5giờ. các bịch dã hấp khử trùng được đưa vào phòng cấy và để nguội. 3.2.2.7. Cấy giống Phòng cấy giống được khử trùng bằng cồn. Giống được mua tại viện di truyền nông nghiệp, giống được giữ trên thóc. Trước khi cấy ta tiến hành bẻ giống bằng tay (không được nghiền nát giống). mỗi hạt giống được bẻ sao cho có kích thước bằng hạt ngô. Ta tiến hành tháo nút bông ở bịch nguyên liệu, lấy que cấy đã khử trùng tạo một ghiếng sâu tới giữa bịch và thả giống vào giữa ghiếng. tỉ lệ giống là 3%. Sau khi cấy giống xong ta đậy lại nút bông và các bịch được chuyển vào nhà nuôi. 3.2.2.8. Ươm sợi Nhà nuôi được thiết kế thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp, có mái che,diện tích tùy thuộc mặt bằng độ sáng khoảng 300lux. Nền rải ximang thuận tiện việc tưới nước và khử trùng. Trong phòng nuôi có bố trí các dàn để đặt bịch nấm. mỗi dàn 4-5 tầng, tầng nọ cách tầng kia 30 cm. chiều ngang 60 cm, chiều dài tùy thuộc nhà nuôi, dàn cách mặt đất 20cm để ttranhs nước bắn từ sàn lên bịch nấm. Các bịch được xếp lên sàn, bịch nọ các bịch kia 5cm để tạo độ thông thoáng. Trong quá trình nuôi sợi không cần ánh sáng, nhiệt độ phong nuôi là 25-29 OC, độ ẩm là 65-70%. Đặc biệt tránh các loại côn trùng và chuột phá hoại bịnh nấm. thời gian nuôi sợi kéo dài 25- 30 ngày. 3.2.2.9 Chăm sóc thu hái Sau khi nấm ăn kín bịch nấm ta tiến hành cho ánh sáng, tháo nút bông để quả thể nấm phất triển, nhiệt độ 25-29 oc, độ ẩm 85-95%, trong suốt khoảng thời gian 10 ngày tiếp theo ta không tưới nước. khi thấy quả thể nấm phát triển ta tiến hành tưới nước dang phun sương, lúc nào trên quả thể cũng có môthj lớp suxong mù là được. nền nhà nuôi luôn có nước. nấm phất triển 5-6 ngày quả thể hơi ngả vàng ta tiến hành thu quả thể. Dùng tay bứt quả thể lấy cả chân nấm đẻ tránh chân nấm bị thối. tiếp tục nuôi các bịch trong 10m ngày tiếp theo ( không tưới nước) khi quả thể ra đợt 2 ta tiến hành chăm sóc như đợt một. khi thu hoạch hai đợt ta tiến hành loại bỏ bịch nấm. Nấm sau khi thu hoạch có thể chế biến ngay, có thể sấy khô, hoặc đóng túi chân không để ở 10 OC trong vòng 5 ngày. 3.3. Luận chứng kinh tế kỹ thuật 3.3.1 Chi phí cơ bản 3.3.1.1. Thiết lập quy mô trang trại hộ gia đình -Mặt bằng : + Quy mô 3000bich/tháng: Diện tích 150m2 -Phòng cấy giống : 2 tủ cấy / 25m2 3.3.1.2. Thiết lập xưởng chế biến - Kho chứa nguyên vật liệu 30m2 - Xưởng ủ và chế biến 20m2 3.3.1.3. Nguyên vật liệu và nhiên liệu - Nguyên liệu + Giống nấm : 500d/bịch + Cơ chất (250g/bich) : 800d/bịch + Nước hóa chất 50d/bich + Túi nilon,cồn,bông,giấy,cổ nút: 100d/bịch - Nhiên liệu +Điện ,củi dốt 300d/bịch 3.3.2 Quản lý vận hành quy trình nuôi trồng sản xuất - Quy mô sản xuất 3000bich /tháng cần sản xuất 3 đợt mỗi đợt 300 bịch - Nhân lực 4 người(phải tập trung cho khâu đóng bịch khử trùng cấy giống trong một ngày). - Tạo ẩm và ủ trong 5 ngày - Đóng bịch hấp khử trùng cấy giống trong 1 ngày - Nuôi hệ sợi và theo dõi các chỉ số kỹ thuật trong 15-18 ngày - Nuôi quả thể, theo dõi các chỉ số kỹ thuật, chăm sóc thu hoạch trong 25 ngày - Chế biến 2 đợt nấm ra quả thể mỗi đợt 1 ngày cách nhau 12-13 ngày 3.3.3 Sản phẩm sau thu hoạch và phụ phẩm Quả thể nấm thu hoạch đật giá trị cảm quan. Không hỏng thối, màu hơi vàng hoặc trắng ngà. Trung bình đạt 60-75g/bịch. Bã nấm sau thu hoạch là nguồn phế thải ủ với phân chuồng hoặc nuôi giun quế. Vỏ nilon thu hồi làm chất dẻo tái chế. 3.3.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội 3.3.4.1 Hiệu quả kinh tế - Tính toán sơ bộ + Quy mô nuôi trồng: 3000 bịch /tháng + Năng suất đạt 65g/ bịch. Sản lượng đạt 200kg nấm/ tháng. + Giá bán 80.000 vnđ/kg. tổng thu 16.000.000 vnđ/tháng. + Chi phí chi một bịch nấm 900 đ/ bịch. Tổng chi phí 2.700.000vnđ/tháng. + Chi phí nhân công 1.500.000 × 4 = 6.000.000vnđ. + Khấu hao thiết bị nhà xưởng 2.000.000 vnđ/tháng. Như vậy tổng chi phí là 10.700.000 vnđ, do đó giá bán phải lớn hơn 53.500vnđ/kg mới có lãi. Với giá bán hiện nay trên thị trường là 80.000/kg mỗi tháng lãi 5.300.000vnđ(đã tính chi phí nhân công). - Thời điểm hòa vốn : Đầu tư thiết bị nhà xưởng ban đầu cho xưởng nấm công suất 3000bịch/tháng phải ≥ 12.000.000vnd, phải sau 2.1 tháng mới hòa vốn. 3.3.4.2. Hiệu quả xã hội - Cung cấp cho thị trường một sản phẩm có gí trị thực phẩm và dược phẩm cao phục vụ con người. - Giải quyết nguồn nhân lực trong quy mô hộ gia đình ở các vùng nông thôn, đặc biệt trong lúc nông nhàn, cải thiện đời sống nông thôn. - Giải quyết nguồn phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môt trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng